‘Núi đôi’ tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?
Có lẽ bạn không rõ nhưng “ núi đôi” săn chắc hay chảy xệ, nhũ hoa màu hồng nhạt hay nâu sẫm cho biết nhiều điều về sức khỏe.
Kích thước tăng
Kích thước ngực tăng thường do cân nặng thay đổi (vì ngoài mô tuyến, ngực còn được cấu tạo từ phần lớn là tế bào mỡ), mang thai (do các ống dẫn sữa lên để cho con bú), thuốc tránh thai, thay đổi nội tiết tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Bạn không cần lo lắng gì về hiện tượng này mà chỉ cần mua áo ngực mới phù hợp hơn.
Kích thước giảm
Hiện tượng này có thể do cân nặng hoặc nồng độ estrogen giảm, có thể là do sắp mãn kinh hoặc ngưng dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, nếu ngực nhỏ không phải do những nguyên nhân trên và có hiện tượng rụng tóc, mụn và mọc lông mặt, hãy tiến hành xét nghiệm Hội chứng Buồng trứng đa nang (PCOS). Đây là hội chứng do nồng độ hormone testosterone và DHEA cao. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhận thấy uống cà phê là một nguyên nhân khác làm giảm kích thước ngực.
Ngực rộng
Khuôn ngực rộng là do yếu tố ADN. Mặc dù, một số nghiên cứu cho rằng khuôn ngực càng rộng thì nguy cơ mắc ung thư vú càng cao nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng.
Hình dáng, màu sắc “núi đôi” tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn.
Hình dáng thay đổi
ADN định hình dáng ngực nhưng nó cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Hình dạng và vẻ ngoài của “núi đôi” phụ thuộc vào tuổi tác và quá trình sinh nở, cho con bú. Sau giai đoạn cho con bú và khi có tuổi, dây chằng sẽ giãn ra, các mô liên kết bị phá vỡ và da mất đi độ đàn hồi khiến ngực có thể bị chảy xệ. Phụ nữ nên dùng áo ngực tốt, tập các bài thể dục như chống đẩy và tập trung vào phần ngực để giúp “núi đôi” săn chắc hơn.
Xuất hiện chỗ u lồi
Trong kỳ kinh nguyệt, ngực có thể xuất hiện những chỗ u lồi do thay đổi nội tiết tố. Ở phụ nữ có kinh nguyệt, những thay đổi lành tính này là bình thường. Các khối u xuất hiện quanh vùng ngực dưới nách, trên núm vú có thể gây đau đớn, đặc biệt là trước kỳ kinh nguyệt nhưng không đáng lo ngại nếu đối xứng. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy khám bác sĩ để được tư vấn.
Mô ngực dày
Video đang HOT
Nếu bạn nằm trong số một nửa phụ nữ có mô ngực dày thì việc phát hiện khối u bằng phương pháp nhũ ảnh sẽ khó hơn. Nguyên nhân, mô ngực dày và khối u đều có màu trắng khi chụp X-quang. Phụ nữ có mô ngực dày nên khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn bằng chụp cộng hưởng từ hoặc siêu âm.
Ngực đau nhức
Có nhiều nguyên nhân khiến ngực đau nhức và phần lớn đều lành tính. Đau hai bên ngực là thường là do nội tiết tố hoặc hấp thu quá nhiều caffeine. Các tác nhân khác gồm có thay đổi do tiền kinh nguyệt, áo ngực không phù hợp, chấn thương nhẹ ở lồng ngực (do va chạm hoặc các bài tập cường độ mạnh) và thậm chí là do mang giỏ xách quá nặng trên vai trong thời gian dài.
Đau ngực cũng có thể là do thiếu hụt sắt – nhân tố quy định hormone tuyến giáp. Trong nghiên cứu năm 2004, một nửa số phụ nữ giảm được cơn đau ngực sau khi bổ sung 6 mg sắt vào chế độ ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu có triệu chứng đau một bên ngực, vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư.
Núm vú ngược
Hiện tượng núm vú ngược cũng khá phổ biến và bình thường. Nhưng nếu nhũ hoa bỗng nhiên lõm vào trong, hãy đi khám bác sĩ ngay vì ung thư là một nguyên nhân gây co rút núm vú.
Phụ nữ mô ngực dày chụp nhũ ảnh khó hơn.
Trong một số trường hợp, núm vú có chất dịch có thể là dấu hiệu của ung thư, nhưng có nhiều nguyên nhân khác gây ra hiện tượng này. Nhũ hoa có thể tiết dịch sau khi kích thích tình dục, hoặc là do vấn đề nội tiết tố nếu tiết dịch ở cả hai bên. Các nguyên nhân khác như nồng độ prolactin có trong thuốc uống, tuyến giáp hoạt động kém, giãn ống tuyến vú hoặc trường hợp tệ nhất là do khối u tuyến yên. Một loại u lành tính là mụn cóc gây chảy dịch có máu ở núi đôi. “Núi đôi” có thể tiết dịch khi bạn mang thai và ngực bắt đầu sản xuất sữa. Lưu ý, bạn nên tiến hành kiểm tra nếu dịch “núi đôi” có máu và chỉ ở một bên ngực, xuất hiện cùng với thay đổi ở da và nghi ngờ ung thư vú.
Thay đổi màu sắc
Một số bệnh ung thư vú có thể khiến “núi đôi” có sự thay đổi về màu sắc. Nhưng phần lớn thay đổi màu sắc của ngực có thể là dấu hiệu của việc mang thai (quầng vú rộng ra và tối màu). Nhũ hoa có thể tối màu hơn hoặc phồng hơn khi bạn già đi.
Theo Trần Trâm/Báo Người Lao Động
Tự khám "vòng 1" phát hiện bệnh nguy hiểm
Bệnh "vòng 1" phát hiện càng sớm càng dễ điều trị, dự phòng cũng sẽ tốt hơn. Làm thế nào để sớm phát hiện bệnh vòng 1
Ảnh minh họa: Internet
Việc tự khám vòng 1 tại nhà theo định kỳ đã cho thấy rất quan trọng, nhất là phụ nữ trung niên. Có tài liệu cho thấy, khoảng 90% mảng cứng vòng 1chẳng phải do bác sĩ, nhân viên y tế hoặc thông qua chụp X-quang kiểm tra vòng 1 được phát hiện, mà là do người phụ nữ tự khám vòng 1 định kỳ hàng tháng phát hiện ra.
Tự khám "vòng 1" nên lúc nào?
Với phụ nữ đã có gia đình, từ 7 - 10 ngày sau khi bắt đầu hành kinh vòng 1 mềm nhão nhất, tổ chức vòng 1 hơi mỏng, các diễn biến bệnh dễ được phát hiện ra, cho nên phụ nữ trước khi hết kinh tốt nhất hàng tháng sau khi hành kinh 1 tuần thì tự khám vòng 1. Với phụ nữ sau khi mãn kinh hoặc do phẫu thuật, dùng thuốc tạo ra hết kinh, có thể hàng tháng chọn một ngày nào đó cố định để tự khám vòng 1.
Ngoài việc tự kiểm tra định kỳ hàng tháng ra, bình thường cũng cần chú ý quan sát hình dáng, màu sắc "núi đôi" của mình, thường 2 - 3 ngày quan sát một lần, trước khi ngủ hoặc lúc tắm tiến hành tự khám vòng 1.
Phương pháp là dùng lòng bàn tay trái đặt lên ngực phải, sau đó dùng động tác xoay ổn định, lần lượt từ xung quanh bầu ngực, vùng nách, vùng trên dưới xương đòn bằng động tác vòng tròn, không được dùng tay bóp bầu ngực, để tránh ngộ nhận những tuyến thể thành mảng cứng. Khi kiểm tra ngực trái thì dùng tay phải, có vậy mới phát hiện bệnh sớm mà trị lành.
Tự khám "vòng 1" như thế nào?
Những bước tự kiểm tra:
Bước 1: cởi bỏ áo, đứng thẳng trước gương, hai tay xuôi xuống tự nhiên, so sánh hai bên bầu ngực lớn nhỏ phải chăng tương đồng, hình dáng phải chăng khác thường, đầu vú hai bên phải chăng "cùng nằm trên một đường thẳng", đầu vú phải chăng đổi hướng, khi bóp nhẹ núm vú có dịch tiết hay không, biểu bì núm vú; quầng vú có cải thiện chăng.
Bước 2: hai tay giơ cao qua đầu hoặc đôi tay đan chéo đặt sau ót, kiểm tra xem da bầu ngực có chăng bị teo, lõm.
Bước 3: nằm thẳng, kê một gối vào vai trái, tay trái đặt dưới cổ, năm ngón của tay phải khép lại, theo hình vòng tròn, từ bên trong bầu ngực trái hướng lên đầu vú trái, sờ tỉ mĩ xem bầu ngực phải chăng có mảng cứng. Rồi kiểm tra bầu ngực bên còn lại cũng theo phương pháp này.
Những mẹo tự kiểm tra:
Khi kiểm tra thoa lên xà phòng hoặc dầu nhờn, giúp tăng độ nhạy cảm của ngón tay.
Bóp bầu ngực với lực vừa phải, mới khám phá được mảng cứng ở chỗ sâu hơn.
Điều quan trọng là "tay nghề điêu luyện".
Khi vòng 1 mắc bệnh, đầu vú sẽ xuất hiện teo; lồi; lõm; bóp bầu ngực, đầu vú sẽ có dịch máu hoặc dịch tiết màu đỏ sậm; nâu; vàng nhạt; biểu bì của núm vú, quầng vú ửng đỏ; tróc da; lở loét, bầu ngực hai bên lớn nhỏ cũng sẽ khác nhau.
Sau cùng nên dùng các ngón tay của bên đối xứng để kiểm tra hạch lympho ở nách và xương đòn, kiểm tra xem phải chăng có nổi hạch lympho... Nếu phát hiện khác thường, nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời, không nên lơ là, để tránh nguy cơ tiềm ẩn của sự phát sinh, phát triển ung thư vú.
Làm thế nào để chẩn đoán khối u ở "vòng 1" là lành tính?
Nếu như, bạn đã có một chẩn đoán là khối u lành tính rồi. Thế mà, khi tự khám vòng 1 định kỳ vào tháng rồi, bạn phát hiện thêm một khối u nữa, bạn vẫn cho đó là lành tính ư?
Cách làm đúng: mỗi khi phát hiện một khối u mới, nên nhờ bác sĩ chẩn đoán, tuyệt không tự chẩn đoán. Bác sĩ sẽ dùng phương pháp sinh thiết hoặc dùng kim chọc dịch làm xét nghiệm, để kiểm tra xem đây phải chăng là khối u lành tính.
Thời điểm nào tốt nhất để chẩn đoán bệnh của "vòng 1"?
Trong chu kỳ kinh nguyệt, do chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố có liên quan, vòng 1 sẽ xảy ra một số tăng sinh và biến hóa mang tính sinh lý, làm cho mô vú bị phù nề, sung huyết ở những mức độ khác nhau, những thay đổi này có thể "gây nhiễu" cho bác sĩ khi thăm khám về vị trí, kích cỡ, hình dạng... của khối u, theo đó ảnh hưởng chẩn đoán chính xác đối với những khối u.
Vậy, thời điểm nào thích hợp nhất cho chẩn đoán? Thường khoảng 10 ngày trước khi có kinh là thời điểm tốt nhất để kiểm tra vòng 1, thời điểm này ảnh hưởng của estrogen với vòng 1 ít nhất, vòng 1 đang trong trạng thái tương đối yên tĩnh, những diễn biến bệnh hoặc bất thường của vòng 1 dễ được phát hiện hơn.
Phụ nữ lớn tuổi sau khi mãn kinh, estrogen trong cơ thể giảm xuống, chịu ảnh hưởng của nội tiết tố cũng ít hơn, do vậy có thể chọn thời điểm thăm khám tùy ý. Điều cần nhắc nhở bạn rằng, ung thư vú hay bộc phát vào giai đoạn độ tuổi 45 - 55, nếu như tự khám hoặc trong định kỳ khám sức khỏe đã phát hiện diễn biến bệnh ở vòng 1, nên sớm điều trị kịp thời, cũng như tái khám theo lời dặn của bác sĩ.
Một số người bệnh với bệnh vòng 1 lành tính sau khi hóa giải, trong thời gian dài không tái khám theo định kỳ, chờ đến khi bệnh lành tính vốn có diễn biến thành ác tính, muốn trị lành bệnh đã quá khó rồi.
Vì vậy, cố gắng chẩn đoán sớm đã trở thành một nguyên tắc quan trọng, hơn nữa chọn thời điểm chẩn đoán tốt nhất là khâu quan trọng để nâng cao hiệu suất "chẩn đoán chính xác".
Theo Sức khỏe & Đời sống
Lo lắng vì 'núi đôi' không có núm Em 20 tuổi, bắt đầu dậy thì năm 13 tuổi nhưng đến giờ "núi đôi" của em vẫn không có núm ti. Em đọc nhiều bài báo về vấn đề này và hầu hết đều nói rằng đến khi lấy chồng và mang bầu thì nó sẽ có. Tuy nhiên, em thấy giờ nó vẫn không hề có một biểu hiện nào của...