Núi Ấn sông Trà Chốn “sơn thủy hữu tình” ngay giữa lòng xứ Quảng
Nhắc đến Quảng Ngãi người ta thường nhớ đến hai biểu tượng thắng cảnh ở đây đó là “núi Ấn – sông Trà”. Hai cảnh đẹp này không chỉ ăn sâu vào lòng người dân xứ Quảng mà còn trở thành điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
1. Đôi nét về núi Ấn – sông Trà
Địa chỉ: Tịnh An, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
“Núi Ấn – sông Trà” là nói tới hai địa danh nổi tiếng: núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc. Đây là hai thắng cảnh có tính biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi và luôn đi đôi với nhau, tạo thành “cặp bài trùng” thú vị. Sự kết hợp tài tình của hai vẻ đẹp này đã cho ra đời một bức tranh sơn thủy hữu tình, có một không hai. Không ngoa khi nói rằng đây là “đệ nhất thắng cảnh” trong mười hai cảnh đẹp tại xứ Quảng.
Núi Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, là một ngọn đồi cao hơn 100m ở bờ Bắc sông Trà Khúc. Có dạng hình thang, đỉnh tròn sườn thoải. Nhìn từ xa trông giống như một cái ấn của vua ngày xưa nổi lên ở bờ sông. Vì vậy nên được gọi là “Thiên Ấn niêm hà”, tức ấn trời đóng trên sông, gọi gọn lại là Thiên Ấn.
Sông Trà Khúc hay còn gọi là sông Trà Giang. Đây là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, có chiều dài hơn 150km, bắt nguồn từ một ngọn núi tỉnh Kon Tum. Với địa thế bằng phẳng nên dòng chảy của sông khá êm đềm. Khung cảnh con sông lững lờ chảy dưới chân ngọn núi xanh ngắt. Tạo nên một vẻ đẹp thanh bình “có một không hai” ở xứ Quảng nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Cách di chuyển đến núi Ấn sông Trà?
Với những du khách ngoại tỉnh muốn di chuyển đến núi Ấn sông Trà thì đầu tiên chúng ta phải đến được TP. Quảng Ngãi. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng máy bay, ô tô, xe khách,… tùy vào khoảng cách xa hay gần và điều kiện tài chính mỗi người. Nếu bạn còn biết cách săn vé và các tip giảm giá thì sẽ không quá mắc cho một chuyến đi đầy thú vị đâu nhé!
Sau khi có mặt tại TP. Quảng Ngãi, chúng ta tiếp tục di chuyển đến núi Ấn sông Trà. Tại đây, bạn có thể thuê xe taxi, ô tô hoặc xe máy để dễ dàng thuận tiện di chuyển. Halo khuyến khích bạn nên di chuyển bằng xe máy vì trải nghiệm đường đi lên núi bằng xe máy sẽ rất tuyệt vời đó. Nếu bạn đi một nhóm khá đông người thì có thể tham khảo dịch vụ thuê xe du lịch giá rẻ. Hoặc tham gia chuyến tham quan trải nghiệm theo tour.
Khi đã đến được chân núi, bạn có thế đi lên đỉnh núi bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng thông thường có hai cách di chuyển chính là xe máy và ô tô. Con đường men lên đỉnh núi từ phía Nam, có dạng hình xoắn ốc. Tuy nhiên nó không hề gây trở ngại cho việc di chuyển của bạn đâu nên đừng quá lo lắng. Ngoài ra, ở đây còn có những bậc thang, đường tắt kè đá dành cho người đi bộ.
3. Nên đi vào thời điểm nào?
Quảng Ngãi có hai mùa đặc trưng rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng thường rơi vào khoảng đầu tháng 4 đến cuối tháng 8. Còn mùa mưa thì bắt đầu từ tháng 9 cho đến cuối tháng 3 năm sau. Ở vào thời điểm nào thì núi Ấn sông Trà cũng mang một vẻ đẹp riêng của nó. Vì vậy bạn có thể đến tham quan du lịch nơi đây vào bất cứ thời gian nào trong năm. Mỗi một thời điểm thì nơi đây lại mang một nét đặc trưng rất riêng để bạn khám phá.
Video đang HOT
Tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất để tham quan nên là vào mùa nắng. Lúc này đường để đi lên núi khô ráo, giúp cho bạn di chuyển và khám phá cảnh vật thuận lợi hơn. Mặc dù là vào mùa nắng nhưng khi lên tới đỉnh núi bạn sẽ cảm thấy vô cùng mát mẻ và thoáng đãng. Khung cảnh thiên nhiên phía bên dưới cũng rất xanh tươi, đảm bảo lúc lên hình sẽ rất đẹp.
4. Núi Ấn sông Trà có gì đặc biệt?
Khám phá vẻ đẹp trên đỉnh núi Thiên Ấn
Một hoạt động không bao giờ ngừng hot với dân trekking chính là đi bộ leo núi. Nhiều người lầm tưởng rằng đường đi lên đỉnh núi sẽ rất gập ghềnh, khó đi. Nhưng không hề, đường lên Thiên Ấn chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Đường đi được thiết kế vòng quanh sườn núi và được lót bê tông rất phẳng. Điểm đặc biệt là xung quanh hai bên đường còn bao bọc bởi dày đặc cỏ tranh, tạo nên một khung cảnh cực kỳ nên thơ. Cũng vì vậy mà người xưa thường có câu “Bao giờ núi Ấn hết tranh. Sông Trà hết nước, anh đành xa em”.
Khi đến được đỉnh núi, bạn sẽ phải bất ngờ trước “cảnh sắc trời ban” này. Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy cả một khung cảnh thiên nhiên vô cùng tráng lệ, hùng vĩ bậc nhất này. Bạn sẽ cảm nhận được thiên nhiên một cách gần gũi và chân thực hơn bao giờ hết. Phía dưới là tiếng thở của nước sông, bên trên là tiếng gầm của rừng núi. Một cảm giác tự do, khoan khoái chạy từ lồng ngực lan tỏa ra khắp cơ thể. Chắc chắn sẽ cho bạn một trải nghiệm không thể nào tuyệt vời hơn.
Bảo tháp chùa Thiên Ấn
Nhắc đến núi Ấn sông Trà thì không thể không nói đến một ngôi chùa nổi tiếng nằm bên sườn phía Đông. Đó chính là “bảo tháp” chùa Thiên Ấn. Đây là ngôi chùa cực kỳ linh thiêng trong tâm tưởng người dân xứ Quảng. Và cũng đã từng được chúa Nguyễn ban cho biển ngạch “Sắc tứ Thiên Ấn tự” vào đầu những năm 1700.
Chùa Thiên Ấn ẩn mình phía sau những hàng cổ thụ lớn nên không gian nơi đây rất thoáng đãng và mát mẻ. Ban đầu thì nơi này chỉ là một cái am nhỏ. Tuy nhiên càng về sau lại càng thu hút được nhiều tăng ni và Phật tử chọn làm nơi ghé lại. Từ đó trở thành địa điểm thu hút đông đảo du khách đến thăm viếng.
Cầu Trường Xuân
Một điểm check – in thú vị khi đến núi Ấn sông Trà mà bạn không thể bỏ lỡ chính là Cầu Trường Xuân. Đây là chiếc cầu sắt mà có lẽ người dân Quảng Ngãi nào cũng đã từng bước lên một lần. Thế nhưng chắc hẳn ít ai biết được rằng, đây cũng là một nơi giúp bạn “sống ảo đỉnh của chóp” luôn đấy.
Bạn có thể chụp hình với cầu bằng hai cách: ở trên cầu và phía dưới cầu. Ở mỗi góc chụp thì bạn sẽ lại có được những cảm nhận khác nhau. Nhưng ở góc chụp nào thì bạn cũng đều sẽ có được những tấm ảnh cực kỳ xịn sò đấy.
Mùa hoa cải vàng ven sông Trà
Cứ vào độ tháng Giêng âm lịch, những ruộng cải vàng ở các xã Tịnh An, Tịnh Long dọc ven bờ sông Trà lại thi nhau trổ bông. “Em nào em nấy” cũng thi nhau khoe sắc vàng rực trên nền trời xanh ngát. Tỏa hương thơm đồng nội, thân thuộc và gần gũi.
Đến đây, bạn sẽ tha hồ được thỏa sức tạo kiểu để có thể cho “ra lò” những bức hình ưng ý nhất. Lưu ý là bạn nên mặc các bộ đồ tông màu sáng để có thể làm bản thân trở nên nổi bật hơn.
Ngắm hoàng hôn trên sông
Khoảnh khắc tuyệt diệu trên sông Trà Khúc chắc có lẽ là thời khắc chuyển giao cuối ngày. Mặt trời nổi bật lên như một tinh cầu mang theo ánh lửa đang khuất dần sau ngọn núi Thiên Ấn. Một bên vùng trời sông Trà Khúc như đang khoác lên mình chiếc áo đỏ rực kiêu sa.
Bến ghe cô đơn
Bến ghe cô đơn ở xã Tịnh Long, TP. Quảng Ngãi hẳn sẽ là điểm đến khơi gợi ký ức về tuổi thơ của biết bao người con xứ Quảng. Ngày xưa, vào những ngày hè nắng như lửa đổ, trẻ em quanh xóm lại tụ tập lại rủ nhau tắm sông, đánh bi, đánh trận giả,… Chỉ mới nhắc đến tên thôi là biết bao kỷ niệm lại ùa về.
Đây cũng là địa điểm check in cực kỳ thú vị mà bạn nên ghé thử khi ở Quảng Ngãi. Không cần đi đâu xa để kiếm view đẹp, ngay tại đây bạn sẽ có được một bức tranh sơn thủy hữu tình nằm trọn trong khung hình.
5. Những điều cần lưu ý khi khám phá núi Ấn sông Trà
Các hoạt động khám phá và vui chơi giải trí tại núi Ấn sông Trà không quá “đồ sộ”. Vì vậy, bạn có thể tham quan gói gọn trong một ngày là đủ.
Nếu bạn có chuyến du lịch dài ngày tại Quảng Ngãi thì có thể tham quan thêm một số địa điểm du lịch không kém phần nổi tiếng khác. Kể đến như: biển Mỹ Khê, đảo Lý Sơn, biển Sa Huỳnh, thác trắng Minh Long,…
Một số nhà nghỉ Quảng Ngãi view đẹp giá rẻ ở trung tâm bạn có thể tham khảo như: Đại Thành Motel, Thanh Lịch Guesthouse, Phú Lộc Motel, Hân Riverside Villa,…
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...