Nực cười báo Trung Quốc tố bị Việt Nam, Nhật, Philippines bắt nạt
Một tờ báo của Trung Quốc hôm qua (23/5) đã khiến bất kỳ ai cũng phải nực cười khi cáo buộc rằng Philippines cùng với Việt Nam và Nhật Bản đang bắt nạt Trung Quốc. Tờ báo này cũng nói rằng, giải quyết tranh chấp qua tham vấn hòa bình có thể là “cách nghĩ khôn ngoan”.
Tàu Philippines ra tín hiệu hòa bình với tàu Trung Quốc
Trong bài xã luận được đăng tải trên tờ China Daily số ra ngày hôm qua, tờ báo này đã nói rằng, căng thẳng ở Châu Á-Thái Bình Dương đã “bước sang một bước ngoặt nguy hiểm” khi Trung Quốc đang bị “tấn công” bởi “những người bạn chí thân” của “một kẻ xúi bẩy bên ngoài”. Tờ China Daily không chỉ đích danh “kẻ xúi bẩy” đó là ai.
Tờ báo của Trung Quốc còn nói rằng, những lời nói và hành động của Tokyo, Manila và Hà Nội “không thống nhất với tuyên bố của họ về cam kết chung đối với hòa bình và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.
“Một cây cao thường phải đón gió và sự nổi lên của Trung Quốc đang khiến một số nước lo ngại và thậm chí là sợ. Và mặc dù cái cây đó khát khao sự yên bình nhưng gió vẫn không ngừng thổi. Xuất phát từ bản năng, những nước đó đang tiến tới bắt nạt Trung Quốc”, bài xã luận trên tờ China Daily đã viết như vậy.
Bài báo nực cười trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang vấp phải sự chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế vì những hành vi hung hăng, quyết liệt của họ trong các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ở khu vực Châu Á, trong đó có các cuộc tranh chấp với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với khoảng 90% Biển Đông, đến tận những khu vực sát bờ biển của các nước láng giềng. Đây là điều không thể chấp nhận được không chỉ đối với các nước có tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan mà còn với cả cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc cũng đang tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Không rõ tờ báo China Daily nói các nước Philippines, Việt Nam và Nhật Bản bắt nạt Trung Quốc như thế nào khi mà trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành động hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines ở bãi cạn Scarborough. Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền vào uy hiếp tàu thuyền Nhật Bản ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Gần đây, Trung Quốc có hành động leo thang chưa từng có khi ngang nhiên đưa giàn khoan và hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam. Tàu thuyền của Trung Quốc thường xuyên hung hăng đâm va, bắn súng vòi rồng vào tàu của Việt Nam. Nhiều tàu của Việt Nam đã bị hư hại và nhiều thủy thủy của Việt Nam bị thương.
Bất chấp những hành động trên, báo China Daily vẫn cáo buộc Philippines, Việt Nam và Nhật Bản đang “bắt nạt” Trung Quốc.
Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản tránh xa Biển Đông
Trung Quốc hôm qua (23/5) cảnh báo Nhật Bản hãy tránh xa cuộc tranh chấp giữa nước này với các nước láng giềng ở Biển Đông.
Trước đó, hôm 22/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ sự quan ngại về những căng thẳng gần đây trong khu vực mà ông này cho rằng do Trung Quốc “đốt nóng” lên bằng hành động “đơn phương thăm dò” sau khi Trung Quốc đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc cũng đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội của hàng loạt nước khác.
Video đang HOT
Phản ứng trước những phát biểu thẳng thắn trên của Thủ tướng Abe, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua đã nói tại một cuộc họp báo định kỳ rằng, “tuyên bố của Nhật Bản phớt lờ sự thực và làm rối beng tình hình. Đó là phát biểu mang động cơ chính trị nhằm can thiệp vào tình hình ở Biển Đông vì một mục đích bí mật”.
“Chúng tôi yêu cầu phía Nhật Bản có những hành động thực tế để bảo vệ hòa bình và sự ổn định khu vực”, ông Hồng Lỗi đã nói như vậy.
Trên thực tế, không chỉ Nhật Bản mà một loạt quốc gia như Philippines, Mỹ, Singapore, EU…. đều đã đồng loạt lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam.
Trong một diễn biến khác có liên quan, chỉ huy quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương hôm qua đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ về một sự tính toán sai lầm có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột rộng hơn ở Biển Đông. Đô đốc Samuel Locklear kêu gọi các nước ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình thiết lập một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc để ngăn không cho các cuộc tranh chấp biến thành xung đột vũ trang, đe dọa những nền kinh tế đang phát triển năng động trong khu vực.
Các nhà ngoại giao Đông Nam Á cáo buộc Trung Quốc đang cố tình trì hoãn khởi động tiến trình đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử trong lúc tiếp tục tìm cách củng cố quyền kiểm soát đối với những khu vực lãnh thổ tranh chấp.
“Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông đã được nói đến từ lâu và chúng tôi đã thảo luận về nó trong suốt 7 hay 8 năm qua. Chúng tôi cũng đang tự hỏi tạo sao lại có sự trì hoãn ở đây”, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Laura del Rosario phát biểu.
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao Malaysia khẳng định, Trung Quốc đang cố tình tìm cách trì hoãn tiến trình đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
“Trung Quốc đang chần chừ thậm chí trong việc nói về bộ quy tắc ứng xử. Bộ quy tắc đó giống như là một củ cà rốt được người ta để từ xa để nhử. Chúng ta đang phải đối diện với một siêu cường”, nguồn tin ngoại giao Malaysia nói.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hãng tin Nga xuyên tạc, vu khống Việt Nam: Độc giả dậy sóng phẫn nộ
Hàng ngàn bạn đọc gửi email, gọi điện đến TS bày tỏ phẫn nộ sau khi hãng thông tấn Nga đăng bài xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam.
Ngay sau khi TS đăng tải bài viết "Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam", hàng ngàn bạn đọc đã gửi email, gọi điện bày tỏ sự phẫn nộ trước việc làm của RIA Novosti.
Trong bài viết được RIA Novosti đăng tải, tác giả Kosyrev khẳng định một cách đầy võ đoán - Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga.
Bài báo của RIA Novosti bị chính những độc giả Nga chỉ trích gay gắt
Việc Trung Quốc sơ tán người dân sau những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được Kosyrev cho rằng "Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn ở Việt Nam".
Đó là một góc nhìn kỳ lạ, cố tình gây căng thẳng và ở một mức độ nào đó, đổ thêm dầu vào lửa.
Kosyrev đã xuyên tạc sự thật khi viết dàn khoan là nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Chiều 22/5, ông Evgeny Belov - tùy viên báo chí Đại sứ quán Nga tại Việt Nam - cho biết ông đã báo cáo cho đại sứ Andrey G. Kovtun về bài báo bình luận của RIA-Novosti. Sau khi xem xét nội dung, đại sứ cho biết mọi thông tin và bình luận trong bài báo thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, hoàn toàn không phải là quan điểm chính thức của lãnh đạo nước Nga.
Kosyrev có một đoạn nhấn mạnh đóng khung rất đáng phê phán: "Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 - thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam - không phải Trung Quốc"
Đọc giả Hoàng Thu Hương bày tỏ bức xúc: Thật là vớ vẩn khi viết: "Việt Nam là một phần của Trung Quốc" , và quần đảo Hoàng Sa "bờ biển của Trung Quốc".
Việt Nam đã nhiều lần bị Trung Quốc xâm chiếm, thậm chí trong quá khứ xa xôi bị Trung Quốc cai trị gần một ngàn năm, nhưng không bao giờ Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Và Quần đảo Hoàng Sa cũng không thuộc Trung Quốc - chỉ có Trung Quốc cố gắng bằng mọi cách để biến chúng thành của riêng mình thôi. Các luận cứ trong bài báo của Dmitry Kosyrev là không đúng sự thật. Tôi mong rằng tác giả nghiên cứu lịch sử Việt Nam không phải với góc nhìn Trung Quốc, mà từ một quan điểm khách quan hơn.
Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Ngoài ra, Việt Nam hoàn toàn không phải là Ukraine của Trung Quốc! Đó là một sự xuyên tạc lịch sử của tác giả.
Đáng tiếc, RIA Novosti, Dmitry Kosirev - là những cái tên uy tín, nhưng việc xuất bản bài viết nói trên khiến cho RIA Novosti làm xấu đi hình ảnh của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới".
Độc giả Nguyen Nhu Man thì viết: "Ít ra, không thể viết rằng các hòn đảo đang tranh chấp lại thuộc hoàn toàn về một bên như thế. Tôi muốn nhắc cho tác giả, rằng Philippines và Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giải quyết vấn đề về các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc luôn từ chối. Còn sự phủ nhận khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc của tác giả thì hoàn toàn phi lô gic.
Rất nhiều độc giả khác cho rằng bài báo đã làm cho họ thất vọng, đặc biệt với sự "khách quan" của Dmitry Kosyrev.
Độc giả Nam Eto Ya thì viết: "Việt Nam và Trung Quốc không phải là Ukraine và Nga thời kỳ Liên Xô. Cho đến năm 1974 Quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam, không có tranh cấp gì. Trung Quốc đã chiếm quần đảo này trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Đó là lịch sử!".
Độc giả Svetlana Potapova thì viết: "Đây là một sự khiêu khích khủng khiếp chứ không phải bài báo"!
Còn độc giả Nguyễn Đình Hiển thì thất vọng với RIA Novosti: "RIA là một hãng tin nghiêm túc, vậy mà lại cho phép mình mắc những lỗi sơ đẳng và ngu ngốc như vậy!".
Xem bản lược dịch bài báo mang những luận điệu sai trái trên RIA Novosti:RIA_Novosti.doc .
Phản bội niềm tin
Trả lời phỏng vấn TS, nhà báo Phan Việt Hùng, Thư ký tòa soạn tạp chí Bạch Dương (Hội hữu nghị Việt Nga), cho biết: "Tôi đã đọc ngay khi bài báo sai trái của RIA Novosti được đăng tải. Tôi rất tiếc khi một nhà Đông phương học có tiếng của Nga lại viết ra những luận điệu sai trái như vậy".
Nhà báo Phan Việt Hùng cho biết thêm, ngay trên trang điện tử của RIA Novosti, rất nhiều độc giả Nga đã vào viết ý kiến phản bài báo xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam.
Ông Nguyễn Đăng Phát, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Lomonosov, Matxcơva cho rằng bài báo của Dmitri Kosyrev là sai trái, không hợp thời, ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận Nga cũng như mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Nga hiện nay.
Theo ông Phát, thi thoảng trên các trang mạng Nga có xuất hiện những bài viết sai lầm, không khách quan về Việt Nam.
"Tuy nhiên, bài viết của Dmitri Kosyrev trên một hãng tin nhà nước Nga và thời điểm xảy ra nhiều vấn đề nóng như Ukraine, Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông khiến nhiều độc giả Việt Nam phản ứng", ông Phát nói.
Ông Phát còn nói việc khiến ông phẫn nộ nhất là nhà bình luận Nga cho rằng vụ căng thẳng trên Biển Đông liên quan việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là lỗi hoàn toàn do Việt Nam.
Ông Phát nói bài báo khiến ông từ chỗ ngạc nhiên, khó hiểu đã nổi giận, hết sức công phẫn trước những nhận xét định kiến, cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật của nhà báo Nga này.
Ngoài những ý kiến chỉ trích mạnh mẽ bài báo phiến diện của RIA Novosti, nhiều bạn đọc lên tiếng ủng hộ bức thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi Tổng giám đốc Tổ hợp truyền thông "Nước Nga ngày nay".
Bạn đọc Hoàng Trân viết: "Ngòi bút thép Việt đã tôi luyện tại Liên Xô. Từng câu từng chữ của chú thật khó để ai đó có thể sửa dù chỉ một từ. Đấy mới là khí phách của văn sĩ Việt Nam".
Bạn đọc Việt thì cho rằng "Một bức thư ngỏ thực sự chân thành nhưng sâu sắc và thâm thúy của một trí thức đã từng học tập, công tác tại Nga. Tôi tin rằng với uy tín, vốn kiến thức và trình độ của mình ông sẽ thuyết phục và khuất phục được những người "lá mặt, lá trái" đứng về phía chính nghĩa Việt Nam".
Theo bạn đọc Hoàng Nông, bức thư của cựu Phó Tổng giám đốc VTV đã "nói hộ tôi, và tôi chắc là hộ rất nhiều người Việt Nam, nhất là những người đã từng yêu mến nước Nga, những người từng đặt tên con mình là Nga".
Bạn đọc Kiều Minh Thăng chia sẻ: "Cám ơn Nhà báo Trần Đăng Tuấn, ông đã làm mãn nguyện và đã giảm bớt nỗi đau trong trái tim những người Việt Nam yêu nuóc Nga, (mà đa số người Việt Nam đều suy nghĩ: nước Nga là niềm tự hào, là người anh em rất được quý trọng, mọi người Việt Nam đều biết ơn người Nga về những gì họ đã dành cho người Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại)".
Phương Mai - Tùng Đinh
Theo_VTC
Nghị sỹ Nga nói về vai trò của Nga trong tranh chấp Biển Đông Ông Levchenko A.G, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam, Duma Quốc gia Nga trả lời phỏng vấn về dư luận Nga với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. - Thưa ông Levchenko, ông đánh giá thế nào về hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông? Ông Levchenko A. G.: Hành động của Trung Quốc...