Nửa tỷ máy Android có nguy cơ nhiễm mã độc đánh cắp mọi dữ liệu
Khoảng 500 triệu thiết bị chạy hệ điều hành của Google bị ảnh hưởng bởi phần mềm có thể bí mật ghi lại tất cả hoạt động trên đó.
Theo hãng bảo mật Skycure, một hình thức tấn công mới có thể ảnh hưởng tới nửa tỷ điện thoại, máy tính bảng Android bằng cách khai thác lỗ hổng “accessibility clickjacking”. Đây là phương pháp tấn công khiến người dùng tưởng mình đang dùng các phần mềm vô hại, nhưng thực chất thông qua những cái chạm tay lên màn hình cảm ứng, thông tin đã bí mật bị gửi về cho hacker.
Nửa tỷ thiết bị Android chạy bản 2.2 đến 4.4 có nguy cơ tấn công “clickjacking”.Ảnh minh họa.
“Clickjacking” có thể cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu riêng tư bao gồm văn bản, các thông tin nhạy cảm, kiểm soát hệ điều hành hoặc ứng dụng mà không cần sự chấp thuận, thậm chí là người dùng không hay biết. Các chia sẻ riêng tư, công việc, email hay tin nhắn SMS… trên smartphone đều có thể rơi vào tay kẻ tấn công.
Video đang HOT
Khi accessibility được kích hoạt, hacker còn có thể thay đổi quyền quản trị cấp cao nhất (admin), thậm chí là cho phép thiết bị lập admin mới. Điều này đồng nghĩa với việc tin tặc có khả năng vô hiệu hóa bảo mật hay xóa dữ liệu từ xa.
65% thiết bị chạy phiên bản Android 2.2 đến 4.4 có nguy cơ bị tấn công theo phương pháp này. Trong khi đó, nếu nâng cấp lên phiên bản Android 5.0 Lollipop thì mối nguy hiểm được loại bỏ.
Do đó, Skycure khuyến cáo người dùng nên nâng cấp hệ điều hành càng sớm càng tốt. Đừng bấm vào bất kỳ thông tin nào, trừ khi bạn biết nó có tác dụng gì và tại sao nó xuất hiện. Không sử dụng các phần mềm không rõ nguồn gốc do bên thứ ba cung cấp. Hãy mở Settings, tìm mục Accessibility và chắc chắn không kích hoạt Services, hay các tính năng không rõ ràng.
Đình Nam
Theo VNE
Những ứng dụng iPhone cần xoá để tránh bị đánh cắp dữ liệu
Angry Birds 2, WeChat, DataMonitor... và hàng loạt ứng dụng đến từ Trung Quốc vừa bị tháo khỏi App Store vì có hành vi thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.
Sau khi phát hiện lỗi bảo mật trong bộ công cụ lập trình Xcode trôi nổi trên Internet vào tháng 9/2015, Apple đã gỡ bỏ hoàn toàn 300 ứng dụng bị ảnh hưởng ra khỏi iTunes Store trong tuần qua vì những ứng dụng này vẫn có hành vi lén theo dõi dữ liệu cá nhân của người dùng.
Hơn 300 ứng dụng bị loại bỏ khỏi App Store vì chứa mã độc. Ảnh: Getty.
Theo báo cáo từ MyFox Boston, tất cả những ứng dụng bị loại bỏ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, và chúng hiển thị những mẫu quảng cáo từ công ty Youmi, và chính công ty này âm thầm thu thập dữ liệu cá nhân như địa chỉ email, số serial thiết bị... Mặc dù những ứng dụng này đã được Apple loại ra khỏi kho phần mềm, nhưng trong iPhone, iPad của người dùng có thể vẫn còn những công cụ có hại này.
Dưới đây là danh sách những ứng dụng người dùng cần xoá để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, theo MyFox Boston. Trong số này, có những cái tên rất quen thuộc như Angry Bird 2, WeChat, DataMonitor...
Air2, AmHexinForPad, Angry Birds 2, baba, BiaoQingBao, CamCard, CamScanner, CamScanner Lite, CamScanner Pro, Card Safe, China Unicom Mobile Office, ChinaUnicom3.x, CITIC Bank move card space, CSMBP-AppStore, CuteCUT, DataMonitor, Didi Chuxing, Eyes Wide, FlappyCircle, Flush, Freedom Battle, Golfsense, Golfsensehd, Guaji_gangtai en, Guitar Master, High German map, Himalayan, Hot stock market, I called MT, I called MT 2, IFlyTek input, IHexin, immtdchs, InstaFollower, installer, iOBD2, iVMS-4500, Jane book, jin, Lazy weekend, Lifesmart, Mara Mara, Marital bed, Medicine to force, Mercury, Micro Channel, Microblogging camera, MobileTicket, MoreLikers2, MSL070, MSL108, Musical.ly, NetEase, nice dev, OPlayer, OPlayer Lite, PDFReader, PDFReader Free, Perfect365, Pocket billing, PocketScanner, Poor tour, Quick asked the doctor, Quick Save, QYER, Railway 12306, SaveSnap, SegmentFault, snapgrab copy, Stocks open class, SuperJewelsQuest2, Telephone attribution assistant, The driver drops, The Kitchen, Three new board, ting, TinyDeal.com, Wallpapers10000, Watercress reading, WeChat, WeLoop, WhiteTile, WinZip, WinZip Sector, WinZip Standard.
Theo những báo cáo bảo mật trước đó, hầu hết các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc chứa mã độc lén thu thập thông tin cá nhân có thể xuất phát từ việc các lập trình viên nước này đã sử dụng một bộ công cụ Xcode được phát tán trôi nổi trên Internet mà không tải bản chính thức từ trang chủ Apple. Bản Xcode này đã bị hacker chèn mã độc và các ứng dụng được tạo từ công cụ này đều có những đoạn mã thu thập dữ liệu cá nhân, vi phạm điều khoản của Apple và có hại với người dùng.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Hacker đánh cắp dữ liệu từ lỗ hổng trên iOS Lỗi này khiến tin tặc có thể đánh cắp được các thông tin cá nhân của người dùng. Hacker đang lợi dụng lỗ hổng trên iOS để cài đặt các phềm mềm độc hại, chúng giả dạng những ứng dụng phổ biến nhằm ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng. Theo báo cáo mới đây của công ty an ninh mạng...