Nửa triệu người dùng Android bị lừa tải ứng dụng có chứa phần mềm gián điệp ‘Joker’
Chuyên gia Aleksejs Kuprins của CSIS Research cho biết, có tổng số 24 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp Joker và hiện đã được tải về 472.000 lượt trên các thiết bị Android.
Theo báo cáo của hãng bảo mật Check Point, họ vừa phát hiện ra một phần mềm gián điệp có tên Joker núp bóng bên trong 24 ứng dụng nổi bật trên kho ứng dụng Play Store của Google.
Nửa triệu thiết bị Android hiện đang nhiễm phần mềm gián điệp ‘Joker’
Có tổng số 24 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp Joker và hiện đã được tải về 472.000 lượt trên các thiết bị Android.
Chuyên gia Aleksejs Kuprins của CSIS Research cho biết, có tổng số 24 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp Joker và hiện đã được tải về 472.000 lượt trên Google Play.
Phần mềm gián điệp mang tên Joker đã được cảnh báo hồi tháng 6 qua, và khi nó tiêm nhiễm vào điện thoại của nạn nhân, nó có thể truy cập vào tin nhắn, danh bạ và thông tin khác của thiết bị. Bên cạnh đó, nó còn âm thầm đăng ký cách dịch vụ trả tiền hàng tháng ở các trang web hay ứng dụng nào đó. Nếu người dùng không để ý tài khoản của mình thì vô cùng nguy hiểm.
Aleksejs Kuprins cho biết, các ứng dụng bị tiêm nhiễm phần mềm gián điệp Joker hiện có mặt trên 37 quốc gia tập trung ở châu Âu và châu Á.
Hiện 24 ứng dụng độc hại nói trên đã bị gỡ bỏ khỏi Google Play Store. Tuy nhiên, nếu smartphone của bạn vẫn còn những ứng dụng dưới đây, hãy gỡ bỏ nó ngay lập tức:
1. Mini Camera
2. Certain Wallpaper
3. Reward Clean
4. Age Face
Video đang HOT
5. Altar Message
6. Soby Camera
7. Declare Message
8. Display Camera
9. Rapid Face Scanner
10. Leaf Face Scanner
11. Board Picture
12. Cute Camera
13. Dazzle Wallpaper
14. Spark Wallpaper
15. Climate SMS
16. Great VPN
17. Humour Camera
18. Print Plant Scan
19. Advocate Wallpaper
20. HERITAGE HAMPI AIR PACKAGE
21. Ignite Clean
22. Antivirus Security
23. Collate Face Scanner
24. Beach Camera
Những điều cần lưu ý khi tải ứng dụng lạ trên Google Play Store
Ứng dụng giả mạo, nhiễm mã độc,… không là vấn đề mới của hệ điều hành Android.
Ứng dụng giả mạo, nhiễm mã độc,… không là vấn đề mới của hệ điều hành Android. Trên thực tế, tình trạng ứng dụng độc hại xuất hiện trên Play Store đã tồn tại trong nhiều năm.
Mặc dù Google đã giới thiệu tính năng Google Play Protect, giúp bảo vệ người dùng khỏi những ứng dụng độc hại, nhưng vẫn sẽ có một tỷ lệ nhất định ứng dụng chứa mã độc tồn tại được trên Play Store. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên biết những cách để tự bảo vệ điện thoại của mình trước ứng dụng giả mạo:
- Luôn nhìn kỹ kết quả tìm kiếm, tên của ứng dụng và nhà phát triển.
- Nếu cảm thấy không an toàn, bạn đừng nên tải về ứng dụng mà hãy hỏi bạn bè xem tính năng bạn cần có trong một ứng dụng nào khác mà họ đã dùng hay không.
Theo GameK
8 triệu người dùng Android bị lừa tải xuống 85 phần mềm quảng cáo từ Google Play
Hàng chục ứng dụng phần mềm quảng cáo Android được ngụy trang thành ứng dụng chụp ảnh và chỉnh sửa ảnh đã bị phát hiện khi chứa nhiều quảng cáo, chiếm màn hình của người dùng như một phần của kế hoạch kiếm tiền lừa đảo.
Công ty bảo mật Trend Micro cho biết họ đã tìm thấy 85 ứng dụng riêng lẻ được tải xuống hơn tám triệu lần từ Google Play. Tất cả những ứng dụng này đã bị xóa khỏi cửa hàng ứng dụng.
Thông thường, các ứng dụng phần mềm quảng cáo sẽ không chạy trên thiết bị của người dùng, mà sẽ âm thầm tạo ra các lượt nhấp vào quảng cáo trong nền để tạo doanh thu quảng cáo. Nhưng những ứng dụng này đặc biệt "trơ tráo và lén lút", một nhà nghiên cứu nhận định.
Ecular Xu, một kỹ sư ứng phó với mối đe dọa di động tại Trend Micro nói rằng: "Ngoài việc hiển thị các quảng cáo khó chịu, chúng còn sử dụng các kỹ thuật độc đáo để trốn tránh sự phát hiện thông qua hành vi của người dùng và các kích hoạt dựa trên thời gian".
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các ứng dụng sẽ giữ một bản ghi khi chúng được cài đặt và ngồi im trong khoảng nửa giờ. "Sau đó, ứng dụng sẽ ẩn biểu tượng và tạo một lối tắt trên màn hình chính của người dùng", công ty bảo mật cho biết. "Điều đó đã giúp bảo vệ ứng dụng khỏi bị xóa nếu người dùng quyết định kéo và thả biểu tượng tắt đó đến phần 'gỡ cài đặt' trên màn hình".
"Những quảng cáo này được hiển thị trên toàn màn hình và người dùng bị buộc phải xem toàn bộ thời lượng của quảng cáo trước khi có thể đóng hoặc quay lại chính ứng dụng", ông Xu chia sẻ.
Khi ứng dụng được mở, nó sẽ hiển thị quảng cáo trên màn hình chính của điện thoại. Các nhà nghiên cứu cho biết mã này cũng kiểm tra để đảm bảo rằng nó không hiển thị cùng một quảng cáo quá thường xuyên.
Tồi tệ hơn, quảng cáo có thể được cấu hình từ xa bởi kẻ lừa đảo, cho phép quảng cáo được hiển thị thường xuyên hơn khoảng thời gian năm phút mặc định.
Trend Micro cung cấp một danh sách các ứng dụng, bao gồm Super Selfie Camera, Cos Camera, Pop Camera và One Stroke Line Puzzle. Tất cả đều có hơn một triệu lượt tải xuống.
Người dùng sắp cài đặt ứng dụng hầu hết đã đánh giá chúng thực sự rất "tệ", nhiều trong số đó chỉ nhận được về một sao vì bị phàn nàn có quá nhiều quảng cáo bật lên. Google thường không bình luận về việc xóa ứng dụng nhưng thừa nhận việc họ xóa chúng khỏi Google Play.
Theo FPT Shop
Kaspersky thêm tính năng cảnh báo phần mềm gián điệp trên Android Kaspersky Internet Security cho Android vừa được cập nhật tính năng Privacy Alert, giúp cảnh báo người dùng khi phát hiện thông tin cá nhân của họ đang bị theo dõi ngầm bởi phần mềm gián điệp. Những phần mềm gián điệp chạy ngầm trong các ứng dụng thương mại hợp pháp mà người dùng không nhận thấy, vì vậy Privacy Alert trong...