Nửa tấn mỹ phẩm của công ty diễn viên Phi Thanh Vân sẽ bị tiêu hủy
Đại diện Công ty Phi Thanh Vân đồng ý tiêu hủy số mỹ phẩm vi phạm, xin cấp phép quảng cáo và hoàn tất giấy phép xưởng sản xuất mới.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM ngày 5/1 cho biết đại diện Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Phi Thanh Vân đã đến làm việc, ký biên bản xử lý các vi phạm hành chính. Theo đó, công ty sẽ tiêu hủy những mỹ phẩm vi phạm, hoàn thiện tính pháp lý của nhà xưởng và thay đổi bao bì, diện mạo mới của sản phẩm theo quy định pháp luật. Dự kiến thanh tra Sở Y tế sẽ tái thẩm định địa điểm sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty trong vài tuần tới
Thanh tra Sở Y tế TP HCM ngày 2/1 đình chỉ sản xuất công ty mỹ phẩm của diễn viên Phi Thanh Vân, niêm phong 556 kg bột bán thành phẩm, hơn 872 lít sữa tắm, yêu cầu giải trình về việc thay đổi văn phòng đại diện, xưởng sản xuất và các vấn đề liên quan giấy phép.
Công ty có 3 hành vi vi phạm gồm không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi lưu thông trên thị trường; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện; sản xuất mỹ phẩm không thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản.
Biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc tiêu hủy mỹ phẩm không công bố, tháo gỡ hoặc xóa quảng cáo.
Video đang HOT
Mỹ phẩm được quảng cáo trên website công ty Phi Thanh Vân.
Trao đổi với VnExpress.net, diễn viên Phi Thanh Vân cho biết do nhà xưởng cũ không đủ điều kiện sản xuất theo quy định của Sở Y tế nên đã xây mới tại huyện Bình Chánh và đang xin giấy phép. Công ty đã xin giấy phép quảng cáo truyền hình, mạng xã hội… nhưng chưa xin quảng cáo bằng tờ rơi nên sẽ bổ sung.
Thông tư số 6/2011/TT/BYT ngày 25/1/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm đối với việc thay đổi nhà sản xuất hoặc đóng gói (địa chỉ) phải thực hiện công bố mới sản phẩm mỹ phẩm. Luật quảng cáo quy định quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.
Theo Lê Phương (VNE)
Tiêu hủy hơn 30 xe "độ" lâm tặc dùng để chở gỗ lậu trốn kiểm lâm
32 xe máy "độ" mà lâm tặc thường dùng để vận chuyển gỗ lậu vừa bị lực lượng chức năng tại huyện miền núi An Lão (Bình Định) tiêu hủy.
Chiều nay (1.12), ông Đoàn Văn Tá - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm An Lão (Bình Định) cho biết, đơn vị vừa tiến hành tiêu hủy 32 xe máy "độ" của lâm tặc sử dụng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại địa phương. Phương tiện tiêu hủy 32 chiếc xe máy "độ" là chiếc xe cẩu chuyên múc đất, có tải trọng lớn.
"Những chiếc xe máy "độ" đa số là xe máy cũ, không mang, cánh được cán nát tại chỗ. Sau đó, sẽ được bán hóa giá với hình thức sắt phế liệu. Đây là các loại phương tiện mà lâm tặc thường sử dụng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép từ trong rừng vận chuyển ra ngoài", ông Tá thông tin.
32 xe máy "độ" của lâm tặc đã bị tiêu hủy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lâm tặc sử dụng xe máy "độ" rất phổ biến để luồn rừng, qua mắt các chốt chặn của kiểm lâm. Phương tiện này có đặc điểm rất cơ động, dễ luồn lách trong rừng sâu. Do các lâm tặc chọn mua lại các loại xe máy cũ (nhãn hiệu Trung Quốc) rồi thuê thợ sửa xe máy "độ" thêm máy móc, các phụ kiện nên xe trọc lóc không vỏ, trông giống như con "bọ ngựa" có càng. Tuy vậy, xe có tải trọng lớn, di chuyển được trên mọi loại địa hình, có thể chở được từ 0,5 - 1m3 gỗ xẻ hộp. Khi vận chuyển gỗ, nếu bị lực lượng kiểm lâm phát hiện, lâm tặc dễ dàng vứt xe tháo chạy.
32 xe máy được tiêu hủy là một trong những phương tiện mà Hạt Kiểm lâm huyện An Lão đã thu giữ được qua các đợt truy quét từ năm 2016 đến nay. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm huyện đang thu giữ 2 xe tải và hàng chục chiếc xe máy "độ chế" tương tự dùng cho việc phá rừng.
Hiện trường 60,9ha rừng bị tàn phá tại xã An Hưng (huyện An Lão) báo chí phản ánh hồi tháng 9.2017.
Thời gian qua, Dân Việt từng có loạt bài phản ánh, huyện An Lão (Bình Định) là một trong những địa phương "nóng" về việc quản lý lỏng lẻo để xảy ra tình trạng lâm tặc phá rừng. Năm 2016, tại huyện này có đến 162 vụ với 170ha rừng bị lâm tặc "xóa sổ". Trong 7 tháng đầu năm 2017, có đến 5 chủ tịch UBND xã bị kiểm điểm, thế nhưng sau đó tình trạng phá rừng vẫn tái diễn.
Theo Danviet
Hà Nội: Dự án công viên cây xanh ở Hà Đông thành tụ điểm ăn nhậu Mặc dù đã kiểm điểm 12 cán bộ, công chức, xử phạt 12 nhà đầu tư với số tiền nộp phạt hơn 1,1 tỷ đồng nhưng hiện nay những sai phạm của các đơn vị tại Khu Công viên thể thao cây xanh Hà Đông (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tái diễn... Theo ghi nhận của phóng viên tại Dự án Khu Công...