Nửa năm trồng nho, ông hí hửng bế cháu đi hái quả thì “đứng hình” khi trên cây chỉ có đúng 1 trái
Mùa hè năm nay chỉ có 1 trái nho chịu ra quả, liệu ông và cháu có đủ kiên nhẫn để chờ những chùm nho tươi ngon vào mùa hè năm sau không? Hi vọng, người ông không bực quá mà nhổ luôn cả gốc cây.
Chuyện trồng trọt giữa tưởng tượng và thực tế cách xa nhau trời vực thời gian qua bỗng trở thành câu chuyện đời sống bi hài được dân tình tích cực chia sẻ trên các group, nhóm hội Facebook. Sau câu chuyện mẹ Việt ở Hàn khiến con bị cô giáo cho 1 điểm trong môn học trồng cây vì chăm cà chua hai tháng chỉ ra đúng 1 quả, thì mới đây dân tình lại cười ra nước mắt trước một màn “quê độ” khác. Lần này, người bị hại chính là một người ông 66 tuổi.
Cuối tuần qua, nhân dịp con gái bế cháu sang nhà thăm ông ngoại. Người ông đã giới thiệu rằng mình có trồng cây nho đã được nửa năm rồi. Nghĩ cây đã cho trái, ông bèn bế cháu cưng ra vườn “thu hoạch” thì “đứng hình” khi nhìn thấy thành quả lao động của mình trong suốt 6 tháng qua chỉ đổi lại bằng… 1 trái nho.
Quả nho duy nhất trên cây trồng được 6 tháng khiến 2 ông cháu ngỡ ngàng nhìn nhau.
1 trái nho lẻ loi trên thân cây.
Ông: “Thôi mình chờ thêm cháu nhé”.
Chứng kiến câu chuyện này, H.T (sống tại TP.HCM) cảm thấy vừa buồn cười vừa thương cho bố mình. Cô bạn đã đăng tải bức ảnh cây nho chỉ có duy nhất 1 trái nho lên MXH khiến mọi người cũng bất ngờ theo. Được biết, bố của H.T mua cây nho này ở cửa hàng cây giống trong thành phố. Nho là giống quả chùm, thế mà ra được đúng 1 quả cũng tài tình ghê!
Theo trí thức trẻ
U70 chỉ có 1,2 công vườn mà mỗi năm "bỏ ống" 250 triệu đồng
Đến ấp Phú Tân, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hỏi chuyện lão nông Đặng Văn Dễ (72 tuổi) ai cũng biết và bày tỏ sự khâm phục với cách làm giàu và tình yêu với nông nghiệp của ông. Ông Dễ chỉ có 1,2 công đất (1.200m2) mà mỗi năm làm ra 250 triệu đồng.
Bỏ cột cho thanh long leo giàn
Ở cái tuổi "thấp thập cổ lai hi" nhưng chưa khi nào lão nông Phạm Văn Dễ cho phép mình được nghỉ ngơi. Ông Dễ cho biết, tuy tuổi cao nhưng ông rất mê các công việc liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt. "Nhà chỉ có 1,2 công đất vườn (1.200m2), tôi cứ tính toán xem nên trồng cây gì và nuôi con gì hiệu quả nhất, chắc ăn nhất, vừa có lời nhiều nhưng cũng ít rủi ro về giá cả, thời tiết"- ông Dễ kể.
Ông Đặng Văn Dễ bên vườn thanh long trồng giàn. A.T
Rồi ông quyết tâm "lên đường" đi tham quan, tìm hiểu và học tập các mô hình làm ăn hiệu quả ở nơi khác. Năm 2016, ông Dễ quyết định đốn bỏ cây tạp và đưa cây thanh long tím hồng về trồng trên diện tích 1.000m2 đất của gia đình mình.
Điều lạ là cách trồng thanh long của ông Dễ lại không hề giống ai. Thay bằng việc làm cột trụ cho thanh long leo như những mô hình khác, ông bắc giàn để tăng diện tích leo cho cây. Ông Dễ lý giải: "Mình ít đất nên áp dụng phương thức này, tính ra sẽ tăng được số dây trồng gấp 2 lần so với cùng diện tích trồng trụ, không phải tốn nhiều trụ đỡ, vừa tăng sản lượng, vừa giảm chi phí phun tưới, chi phí chăm sóc mà chất lượng luôn đảm bảo".
Để tăng thêm thu nhập, ông cho thanh long ra trái quanh năm mùa thuận lẫn mùa nghịch. Cách làm này đã khiến vườn thanh long của ông Dễ cho năng suất trên 2 tấn mỗi năm, chất lượng trái thơm ngon, vỏ mỏng, màu sắc đẹp. Với giá bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, trừ chi phí ông còn lãi trên 60.000.000 đồng mỗi năm. Ông Dễ ước tính sản lượng năm 2018 sẽ tăng thêm khoảng 30% vì cây đang sung sức và cho rất nhiều trái.
Trang trại nuôi cút của ông Dễ. A.T
Ông Dễ "đa năng"
Không cho đất nghỉ, trên diện tích 200m2 còn lại, ông Dễ bắt tay vào đầu tư nuôi chim cút bán lấy thịt. Ông Dễ tìm mua trứng cút vừa nở về chăm sóc theo biện pháp riêng của mình để vừa tránh được nhiều loại dịch bệnh trên gia cầm, vừa làm đàn cút tăng trọng nhanh, chất lượng an toàn thực phẩm đảm bảo. Bình quân mỗi lứa ông nuôi 5.000 - 6.000 con, sau 35 - 40 ngày ông xuất bán cho thương lái tại TP.Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long...
Như vậy, mỗi năm ông xuất bán được từ 6 - 7 lần chim cút. Bình quân mỗi ký cút thịt có khoảng 7 - 8 con, với giá bán từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, trừ hết chi phí ông còn lãi trên 25.000.000 đồng/mỗi đợt xuất bán. Nếu tính cả năm ông có lãi xấp xỉ 170.000.000 đồng. Riêng nguồn phân cút sẵn có ông pha trộn với phân dơi, phân bò, rơm mục để bón cho vườn thanh long tím hồng của mình vừa nâng cao chất lượng trái, vừa giảm chi phí đầu tư.
Ông Dễ kể thêm: "Nuôi cút tuy khó nhưng dễ, cái chính là phải chăm sóc chu đáo; phát hiện sớm các triệu chứng gây dịch bệnh; thức ăn công nghiệp phù hợp với độ tăng trưởng; giữ ấm chúng trong mùa mưa và mùa đông".
Bà Lê Thị Thu Chức - Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh nhận xét : "Ông Dễ tuy cao tuổi nhưng cách nghĩ, cách làm rất sáng tạo, năng động, nắm bắt tốt nhu cầu thương trường nên thu nhập gia đinh cao, ổn định dù diện tích đất không nhiều".
Chưa dừng lại ở đó, ông Dễ còn nhận cung cấp thịt cút làm sẵn cho nhiều quán ăn, nhà hàng quanh vùng. Ông còn mua thêm máy đánh lông để tăng năng xuất chế biến thịt chim. Hiện nay ông cung cấp từ 70 -100 con cút mỗi ngày và thu về mỗi năm trên 80.000.000 đồng tiền lãi.
Theo Danviet
"Nông trại trên cao" với bạt ngàn rau sạch và quả ngọt bà cất công trồng để đảm bảo sức khỏe cho cháu yêu Yêu cháu, yêu gia đình, lại có thời gian rảnh rỗi, chị Lan (Hà Nội) đã tạo nên một "nông trại trên cao" với đủ rau sạch, quả ngọt trên sân thượng ai ngắm cũng mê. Khoảng sân thượng của chị Lan khiến nhiều người bất ngờ ngay từ lần đầu ngắm nhìn bởi sự khéo léo và đảm đang của chị. Không...