Nửa năm nếm trải 14 loại thiên tai, cả nước thiệt hại 870 tỷ đồng
Từ đầu năm 2018 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 14 loại hình thiên tai, gây thiệt hại vê kinh tê ước tính trên 868 tỷ đồng. Đáng chú ý là đợt mưa lũ, lũ quét kéo dài từ ngày 23 đến ngày 26/6/2018 ở khu vực miền núi phía Bắc đã làm 23 người chết, 10 người mất tích, thiệt hại về vật chất gần 500 tỷ đồng.
Chiều nay (9/7) tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm PCTT những tháng cuối năm với 11 tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và rút kinh nghiệm phòng chống đợt lũ quét cuối tháng 6 năm 2018. Nhận định chung đưa ra, thiên tai ngày càng diễn biến bất thường và khốc liệt đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác ứng phó trước, trong và sau thiên tai.
Toàn cảnh hội nghị…
Từ đầu năm 2018 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 14 loại hình thiên tai, gây thiệt hại vê kinh tê ước tính trên 868 tỷ đồng. Đáng chú ý là đợt mưa lũ, lũ quét kéo dài từ ngày 23 đến ngày 26/6/2018 ở khu vực miền núi phía Bắc làm 23 người chết, 10 người mất tích, thiệt hại về vật chất gần 500 tỷ đồng.
Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía Bắc là sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương đến địa phương trong cảnh báo, dự báo, tổ chức ứng phó, xử lý và khắc phục. Thực tế đặt ra cho thấy, trong tổ chức thực hiện cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và người dân trong chủ động ứng phó thiên tai; Nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành và năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tăng cường trang thiết bị cảnh báo mưa, thông tin liên lạc cho trưởng thôn, trưởng bản và người dân. Đồng thời chủ động đánh giá trước những rủi ro về thiên tai nhất là đánh giá nơi ở an toàn cho người dân và trang bị kỹ năng cho người dân vùng thường xuyên chịu thiên tai,
Ông Lê Trọng Quảng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm của bản Sáng Tùng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu – một bản của người Mông, nơi người dân có kỹ năng tự phát hiện nguy cơ và tự tổ chức di dời khỏi khu vực nguy hiểm khi các lực lượng cứu hộ chưa tiếp cận được.
“Tới đây nhà nước làm sao trang bị cho người dân kỹ năng sống chung với mưa, lũ. Ngoài hệ thống chỉ huy phòng chống bão, lũ các cấp, chúng tôi cho rằng trong cộng đồng, vào những lúc như này nên có Tổ chuyên trách hoặc xung kích để cảnh báo cho cộng đồng và chủ động giúp cộng đồng xử lý những tình huống cấp bách tại chỗ khi các lực lượng khác chưa cơ động đến được” – ông Quảng đề xuất.
Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm xu thế diễn biến thiên tai còn phức tạp. Dự báo, Việt Nam sẽ đón từ 8 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Trong đó, có khoảng 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTT nêu rõ, diễn biến thiên tai vừa qua cho thấy tính khốc liệt ngày càng gia tăng của các loại hình thời tiết cực đoan. Đây là những biểu hiện dị thường của thời tiết cộng với tác động của biến đổi khí hậu gây tổn thất nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Thiên tai hiện nay không chừa một vùng nào, từ nông thôn đến thành thị, từng miền biển đến vùng miền núi.
Phải chủ động nhận dạng và nâng cao tính chủ động trong ứng phó và tái thiết sau thiên tai. Theo đó, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nguồn lực để nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo. Các thành viên Ban chỉ đạo và địa phương rà soát các phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, tăng cường năng lực cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu đánh giá để nhận định từ đó chuyển nhận thức, rà soát lại hành động và phương án phòng chống thiên tai trong những tháng cuối năm. Yêu cầu bối cảnh này phải hết sức cảnh giác, những tổn thương về cơ sở hạ tầng, sản xuất về kinh tế thời gian qua bây giờ thiên tai xảy ra chỗ nào là rất nguy hiểm. Tinh thần phải cảnh giác cao nhất, ý thức trách nhiệm chủ động đối với từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Không thể chủ quan lơ là trong ứng phó thiên tai.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Một bộ phận chính quyền, người dân vẫn "thờ ơ" với công tác phòng, chống thiên tai
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cho rằng, một số bộ phận chính quyền, người dân nhận thức còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác phòng, chống thiên tai...
Ngày 29/3 tới đây, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai toàn quốc. Hội nghị này do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Trước thềm diễn ra sự kiện trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có những chia sẻ về những nội dung liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
Công tác phòng, chống thiên tai còn nhiều hạn chế
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 3 trong năm 2017. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong thời gian gần đây, thiên tai trên thế giới và ở nước ta diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, công tác phòng, chống thiên tai đã đạt được nhiều kết quả, đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai đã từng bước được được bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động phòng chống thiên tai; tổ chức bộ máy được kiện toàn với sự thành lập cơ quan chuyên trách là Tổng cục Phòng, chống thiên tai ở Trung ương đã phát huy vai trò tham mưu giúp Ban Chỉ đạo, Bộ NN&PTNT, Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng chống thiên tai; hệ thống công trình phòng chống thiên tai nhất là các công trình đê điều, hồ đập, thủy lợi, khu trú tránh bão đã được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nên đã nâng cao năng lực ứng phó trong phòng chống thiên tai; công tác chỉ đạo, chỉ huy, tham mưu ứng phó, khắc phục hậu quả đã được quan tâm thích đáng nhất là các đợt thiên tai lớn, đã có các giải pháp nhanh chóng, kịp thời chính xác...
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế do sự thiếu bền vững của quá trình phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu đảm bảo an toàn ngày càng cao của đất nước với quy mô ngày càng lớn cả về dân số và giá trị nền kinh tế. Một số bộ phận chính quyền, người dân nhận thức còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác này; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn hạn chế, năng lực ứng phó của lực lượng phòng chống thiên tai với một số tình huống thiên tai lớn còn bất cập, lúng túng; nhân lực còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, chủ yếu làm kiêm nhiệm nhất là ở cấp huyện, xã; chưa có dòng ngân sách riêng cho công tác phòng chống thiên tai; việc lồng ghép công tác phòng chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được đề cập trong các chương trình đề án, dự án,...
11 giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác phòng, chống thiên tai
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, môi trường, các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước, tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm đã có, trong thời gian tới cần tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp chính như sau:
Kiện toàn tổ chức, phân công cụ thể thành viên Ban Chỉ đạo, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; xây dựng quy chế làm việc, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công; có kiểm điểm đánh giá việc thực thi nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp gắn với xây dựng giải pháp, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Luật phòng, chống thiên tai; tổ chức triển khai các Luật Thuỷ lợi, Luật Quy hoạch, Luật Khí tượng thuỷ văn và các văn bản hướng dẫn. Điều chỉnh, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai để phù hợp với tình hình với.
Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn trước thiên tai; chính sách kiểm soát an toàn thiên tai, khắc phục, tái thiết và tiếp nhận, phân bổ hàng cứu trợ sau thiên tai;
Xây dựng chính sách thúc đẩy xã hội hoá công tác phòng, chống thiên tai, trong đó tập trung vào khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp tham gia công tác PCTT, cung cấp dịch vụ công, bảo hiểm rủi ro thiên tai, nghiên cứu khoa học, xây dựng công trình phòng, chống thiên tai. Đẩy mạnh thành lập và hoạt động quỹ phòng, chống thiên tai, trong đó hình thành Quỹ phòng chống thiên tai ở Trung ương;
Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, hướng dẫn kỹ năng để tự ứng phó trong các tình huống, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai gây ra.
Cầu Ngòi Thia ở thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) bị gãy sập trong trận mưa lũ lịch sử diễn ra hồi tháng 10/2017. (Ảnh: Trần Thanh).
Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, tập trung triển khai các chương trình, dự án như xử lý cấp bách sự cố công trình đê điều, hồ chứa, sạt lở, thí điểm cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, di dân vùng thiên tai, nâng cao năng lực khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão, xây dựng trung tâm điều hành phòng, chống thiên tai quốc gia,...
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Văn phòng thường trực các cấp; đảm bảo kết nối trực tuyến từ cơ quan phòng chống thiên tai Trung ương đến các tỉnh để chỉ đạo điều hành hiệu quả.
Xây dựng chương trình tổng thể phòng chống thiên tai các khu vực: miền núi phía Bắc (tập trung chính vào nâng cao năng lực ứng phó với lũ quét, sạt lở đất); miền Trung, Tây Nguyên (Nâng cao năng lực ứng phó với bão mạnh, siêu bão, đặc biệt với khu vực ít xảy ra bão) và triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp tục nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo truyền tin thiên tai tới nhân dân; tăng mật độ hệ thống quan trắc tự động và thực hiện xã hội hoá; tăng cường hệ thống truyền tin về thiên tai tại cơ sở; xây dựng cơ chế đảm bảo sự tham gia của các nhà mạng viễn thông trong truyền tin thiên tai.
Tăng cường hợp tác quốc tế và áp dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Năm 2017 - năm kỷ lục của thiên tai Thiên tai năm 2017 đã làm 386 người chết và mất tích (tập trung tại khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung), 654 người bị thương; hơn 8.000 nhà bị đổ, sập; Tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng. Các chuyên gia về khí tượng thủy văn nhận xét, 2017 là năm của những kỷ lục về thiên...