Nửa mặt đường quốc lộ 91 sạt xuống sông Hậu
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chỉ đạo sớm hoàn thành tuyến tránh nhanh nhất, đồng thời khắc phục, hạn chế tình trạng sạt lở trước mùa mưa, lũ.
Chiều 1-8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cùng đoàn công tác đã trực tiếp đến khảo sát tình trạng quốc lộ (QL) 91 bị sạt lở nghiêm trọng.
Cần 25 tỉ xử lý sự cố sạt lở
Báo cáo tình hình sạt lở, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết tại vị trí sạt lở cách bờ 70 m có hố xoáy -25 m, có hiện tượng dốc đứng.
Giải pháp hiện thời là ổn định mái dốc, cao trình, sử dụng bao tải cát với định mức 23 bao/m2. Tổng lượng cát để xử lý tại vị trí sạt lở là 34.000 khối cát. Tổng chi phí xử lý sự cố sạt lở là 25 tỉ đồng, ứng ngân sách dự phòng 15 tỉ đồng.
“Nếu muốn xử lý căn cơ cần phải khảo sát đoạn sông khoảng 2.000 m, nạo vét bãi bồi, chỉnh trị dòng chảy của sông Hậu bằng ngân sách xã hội hóa” – ông Thư nói.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Nhật đánh giá cao nỗ lực của tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan đã có giải pháp xử lý kịp trước sự cố sạt lở.
“Giao ban quản lý dự án 7 bằng mọi cách phải hoàn thành tuyến tránh để thay thế tuyến QL91. Cục Quản lý đường bộ IV bố trí người túc trực 24/24 giờ tại vị trí sạt lở để phối hợp cùng ngành chức năng tỉnh An Giang nhanh chóng triển khai các giải pháp để khắc phục vị trí sạt lở” – Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chỉ đạo.
Theo ông Nhật, bằng mọi cách phải xử lý sớm nhất để trả lại tuyến QL91, ổn định cuộc sống của những hộ dân sinh sống trong khu vực sạt lở. Nghiên cứu tổng thể khu vực dự phòng để những năm tới tình trạng sạt lở không còn nguy hiểm như hiện nay.
Video đang HOT
Hiện trường vụ sạt lở trên tuyến quốc lộ 91. Ảnh: HD
Lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng phương tiện qua tuyến tránh. Ảnh: HD
Sợ “hà bá” ăn mất cả con đường
Theo ghi nhận của PV trưa 1-8, tình hình sạt lở trên QL91 diễn biến phức tạp và có chiều hướng lan rộng. Nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông, lực lượng CSGT túc trực tiến hành điều tiết tuyến đường tránh đoạn từ cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương đối với các phương tiện lưu thông hướng Long Xuyên – Châu Đốc và chiều ngược lại. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng tích cực thực hiện các công tác khắc phục, xử lý vị trí sạt lở.
Báo cáo tổng quan về tình hình sạt lở nghiêm trọng tại QL91, đoạn thuộc ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang, Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết vào lúc 7 giờ 30 ngày 27-7, người dân phát hiện tuyến QL91 (cách vị trí sạt lở năm 2010 khoảng 100 m) xuất hiện nhiều vết nứt. Vết nứt sâu vào khoảng 1/3 mặt đường nhựa, chiều dài khoảng 30 m, chiều rộng vết nứt khoảng 0,01 m, có dấu hiệu lan rộng và có nguy cơ sạt lở xuống sông Hậu. Đến chiều 31-7, chiều dài vết nứt đã lên đến 50 m, rộng 0,4 m, sụt lún xuống 0,4 m.
Vào 0 giờ 38 ngày 1-8, vết nứt QL91 đã bị sạt lở hoàn toàn xuống sông Hậu. Đến 5 giờ 30 cùng ngày, mặt nhựa đã bị sạt 1/2 đường với chiều rộng 27 m, dài 85 m, tăng về phía hạ lưu.
Chứng kiến vụ sạt lở này, nhiều người dân bùi ngùi nhớ lại vụ sạt lở QL91 xảy ra vào năm 2010. “Hồi đó nhà dân bị rớt xuống sông luôn, lần này thì người dân họ di dời kịp. Tình hình này chắc sẽ còn sụp nữa, không khéo hà bá ăn mất luôn cả con đường” – một người dân lo lắng nói.
26 hộ dân nằm trong vùng cảnh báo
Theo nhận định ngành chuyên môn, nguyên nhân ban đầu được xác định là do địa hình đáy sông Hậu có lạch sâu áp sát bờ, tác động dòng chảy đạp vào tạo hàm ếch và tác động của tải trọng phương tiện giao thông trên QL91 lớn nên gây sạt lở.
Ngay sau khi sạt lở xảy ra, UBND huyện Châu Phú (An Giang) đã khẩn cấp tích cực khắc phục vị trí sạt lở. Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú, qua khảo sát có 26 hộ dân nằm trong vùng cảnh báo. Huyện đã hỗ trợ 26/26 hộ dân di dời tài sản, vật dụng giá trị đến nơi an toàn. Đồng thời đã chủ động xây dựng phương án giải quyết cho các hộ dân khi có nhu cầu về chỗ ở.
HẢI DƯƠNG – CẨM GIANG
Theo PLO
Bất cập trạm BOT T2: Câu hỏi cho phương án mới
Phương án giữ nguyên vị trí trạm BOT T2 đến khi xong đường tránh TP.Long Xuyên có làm thay đổi thời gian thu phí?
Chiều ngày 11/7/2019, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật có buổi họp với các bên liên quan để đưa ra phương án giải quyết tình trạng bất cập tại BOT T2 (TP. Cần Thơ).
Theo đó, phía Bộ GTVT đưa ra 2 phương án. Một là, di dời vị trí trạm về gần ngã ba Lộ Tẻ (thuộc KCN Thốt Nốt, TP. Cần Thơ). Hai là, giữ nguyên vị trí trạm, tiếp tục xả trạm cho đến khi làm xong tuyến đường tránh TP. Long Xuyên - An Giang.
Bộ GTVT cho rằng, nếu tuyến đường tránh TP. Long Xuyên đi vào hoạt động thì các xe lưu thông từ TP. Cần Thơ đi An Giang và ngược lại không muốn qua trạm thu phí BOT T2 thì sẽ đi qua con đường này.
Nhiều người dân cho rằng trạm BOT T2 đang đặt sai vị trí.
Điều đó sẽ giải quyết được bất cập đi một quãng đường dài mấy trăm mét nhưng phải trả phí cho cả dự án.
Chia sẻ về 2 phương án mà Bộ GTVT mới đưa ra, ông Nguyễn Ngọc Xuân - Chủ tịch Hiệp hội Ô tô Vận tải An Giang cho rằng, cả 2 phương án này đều có những bất cập.
Với phương án thứ nhất có thể gây tốn kém, lãng phí bởi chi phí xây dựng trạm mới.
Còn với phương án thứ 2 có thể sẽ là cái cớ để nhà đầu tư BOT T2 tăng thời gian thu phí qua trạm để hoàn vốn.
Với phương án này, Bộ GTVT cũng không nói rõ sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian thu phí như thế nào nên ông Xuân đặt ra nhiều câu hỏi về việc thời gian thu phí sau đó như thế nào?
Nếu khi tuyến đường tránh TP. Long Xuyên thông xe mà tài xế vẫn có nhu cầu đi qua trạm BOT T2 lên cầu Vàm Cống để tới An Giang thì phải chịu phí bao nhiêu?
Từ đó, ông Xuân vẫn giữ nguyên quan điểm trước đó của mình là "đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu".
Trong khi đó, ông Trần Anh Thủ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang ủng hộ phương án thứ 2.
Theo tính toán của ông Thư, việc di dời trạm BOT T2 về ngã ba Lộ Tẻ mất khoảng 20 tỷ nhưng nhà đầu tư BOT lại báo cáo tới 38 tỷ đồng.
Ông Thư nói: "Tôi kiến nghị nên chọn phương án 2, bởi tuyến tránh TP Long Xuyên đang được thúc tiến độ đến tháng 1/2022 là làm xong".
Ngọc Phương
Theo Datviet
Kiến nghị khẩn trương làm tuyến tránh để 'cứu' quốc lộ 91 UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định xử lý khẩn cấp nguy cơ sạt lở quốc lộ 91 và gửi đề nghị về Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thi công đường tránh quốc lộ 91 để 'cứu' đường huyết mạch liên khu vực ĐBSCL. Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (hàng đầu, bên phải)...