Nửa đêm, người dân đổ xô đi xếp hàng xin lương
Rất đông người dân và du khách xếp hàng để vào xin túi lương trong lễ phát lương tại đền Trần Thương (Hà Nam) sau 23 giờ đêm.
Tối 10/2 tức 14 tháng Giêng, hàng vạn người dân đã đổ về đền Trần Thương (Lý Nhân, Hà Nam) để tham dự lễ phát lương. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Dù sau giờ Tý (23 giờ đêm) lễ phát lương mới diễn ra nhưng từ trước đó, người dân đã đổ về các điểm phát lương của đền để xếp hàng.
Khác với cảnh tượng chen lấn, tranh cướp xảy ra tại nhiều lễ hội, người xin lương tại đền Trần Thương xếp hàng rất trật tự và theo hàng lối.
Gần 23 giờ 30 phút tối 10/2, lễ phát lương tại đền Trần Thương chính thức diễn ra. Người dân nối tiếp nhau đến 37 cửa nhận lương theo thứ tự xếp hàng.
Video đang HOT
Sự góp mặt của đông đảo lực lượng công an cũng khiến cho tình hình an ninh trật đảm bảo hơn, không có hiện tượng tranh cướp.
Từng lượt người dân xếp hàng đi theo khung sắt mà Ban tổ chức đã cố định trước mỗi cửa phát lương. Mỗi người được nhận tối đa 2 túi lương.
Mọi người chuẩn bị tiền cầm trước ra tay để thả vào hòm công đức.
Nhiều em nhỏ cũng theo gia đình đến xếp hàng để nhận được túi lương với mong muốn sẽ gặp được may mắn trong năm mới.
Cô Đinh Thị Ngà (Phủ Lý, Hà Nam) cho biết, đây là năm thứ 4 cô đến xin lương đền Trần Thương với mong muốn làm ăn may mắn, con cái học hành giỏi giang.
Sau khi xin được túi lương, người dân lại đổ xô vào trong đền để dâng hương, làm lễ.
Thời điểm hơn 1 giờ sáng ngày 11/2, vẫn còn rất đông người đến xin lương và làm lễ tại đền Trần Thương.
Người dân và du khách có thể xin lương cả đêm và trong ngày 11/2 (tức 15 tháng Giêng). Dự kiến đợt này, lễ hội sẽ phát cho du khách 150.000 túi lương vào gồm một tờ giấy dạng như tem in dấu và 5 loại nông sản địa phương gồm hạt thóc tẻ, thóc nếp, ngô, đỗ tương, đỗ đỏ.
Theo Danviet
TP.HCM: Khởi động xây dựng BX Miền Đông mới rộng 16ha
Rộng 16ha với kinh phí đầu tư 4.000 tỷ đồng, công trình xây dựng bến xe Miền Đông mới thay thế cho bến xe hiện hữu ở khu vực nội đô, góp phần giải tỏa kẹt xe, ùn tắc.
Phối cảnh bến xe Miền Đông mới
Ngày 10.2, gói thầu số 1 xây dựng bến xe Miền Đông tại quận 9, cửa ngõ phía đông TP.HCM, được khởi động.
Ông Lê Văn Pha, Phó tổng giám đốc Samco - chủ đầu tư bến xe Miền Đông mới cho biết, hiện tại các đơn vị thi công đã triển khai phần thử tải tĩnh cọc, khởi động gói thầu số 1 dự án bến xe miền Đông mới.
Bến xe Miền Đông hiện hữu ở quận Bình Thạnh
Theo ông Pha, công trình bến xe Miền Đông mới được thực hiện theo chủ trương của thành phố về giải quyết ùn tắc giao thông, làm đầu mối giao thông cho các phương tiện trên diện lớn.
"Đây là công trình lớn, trong quá trình thủ tục đầu tư phức tạp. Thành ủy, UBND TP đã chỉ đạo các sở, ngành tạo điều kiện, hỗ trợ rất nhiều để công trình có đủ điều kiện để thực hiện các gói thầu diễn ra theo đúng trình tự, đảm bảo cuối năm 2017 sẽ thi công gói thầu số 1 dự án đầu tư xây dựng bến xe Miền Đông mới", ông Pha nói.
Tại buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải cuối năm ngoái, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư triển khai ngay dự án và sớm hoàn thành.
Cả hai hướng ra và vào bến xe Miền Đông hiện hữu thường xuyên xảy ra kẹt xe, ùn tắc giao thông
Theo quy hoạch, bến xe Miền Đông có tổng kinh phí đầu tư khoảng 4000 tỷ đồng trên diện tích rộng 16ha. Trong đó, 12,3ha nằm trên địa bàn quận 9, TP.HCM, phần còn lại 3,7ha thuộc huyện Dĩ An, Bình Dương.
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000 m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Bến xe mới bao gồm trung tâm thương mại, khu phức hợp mua sắm, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn. Đồng thời kết nối với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Hành khách từ các tỉnh đến bến xe có thể lựa chọn các loại phương tiện công cộng, metro để vào trung tâm thành phố hoặc về các quận huyện vùng ven; cũng như có thể đi các tỉnh lân cận....
VN có gần 8000 lễ hội: Có nên gộp lại để giảm thói rong chơi vô lối? Có ý kiến cho rằng, nên gộp các lễ hội vào một khoảng thời gian nhất định, không nên để dàn trải vài tháng. Cảnh cướp giò hoa tre hỗn loạn trước cửa đền tại lễ hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: Hồng Phú Không thể gộp các lễ hội này vào một khoảng thời gian nhất định Tại buổi giao lưu...