Nửa đêm con sốt, vợ gọi chồng dậy nhờ pha thuốc thì bị cả họ lên án “không phải đạo với chồng”
Bà mẹ trẻ cảm thấy sững sờ vì hành động của mình bị mọi người phán xét, thậm chí là trách móc thậm tệ.
Chăm một đứa trẻ quả thực không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là với những người lần đầu trở thành bố, mẹ. Nhiều bà mẹ thừa nhận khoảnh khắc họ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức nhất là khi con bị ốm, suốt cả đêm dài mẹ không thể nào chợp mắt vì con khó chịu, khóc quấy đòi bế bồng.
Những lúc này, giá như có một lời động viên, một sự trợ giúp từ người thân thì hẳn các mẹ sẽ bớt cô đơn. Thế nhưng cũng có không ít những ông chồng vô tâm, mặc kệ vì nghĩ rằng “cô ấy là mẹ mà, tự làm được mọi việc nên không sao đâu” khiến không ít chị em rơi vào tình cảnh buồn chán, tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt.
Mới đây, chị Hạ Trang (28 tuổi, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ câu chuyện của bản thân khiến nhiều mẹ bỉm sữa đồng cảm: “Hồi mới sinh Bon, con sốt khó chịu đòi mẹ phải bế suốt cả đêm mới nín khóc. Đến tầm nửa đêm, con sốt cao mà không chịu nằm nên mình đành phải gọi chồng dậy nhờ pha thuốc hạ sốt. Thế nhưng gọi mãi anh chẳng tỉnh và mình đã hét rất to “Dậy ngay, ngủ gì mà say như chết thế, con ốm không biết à”.
Chắc do hét to quá nên mẹ chồng mình từ phòng đối diện chạy sang. Thấy con trai đang lóng ngóng ngồi dậy, bà mắng lại “Có một mình thằng Bon biết ốm à, mỗi thế thôi mà sao phải gào cho cả xóm nghe thế, vừa bế con vừa pha thuốc là chuyện bình thường. Cả ngày thằng Tú đã đi làm mệt rồi, đêm ngủ cũng không yên. Nó đi kiếm tiền chứ có ngồi chơi đâu mà khó chịu”.
Sau hôm ý, bà tự quyết định, chồng mình phải ra ngủ riêng để tròn giấc mai còn đi làm, còn bà sẽ ngủ với hai mẹ con. Nhưng mình không đồng ý. Chuyện mình hét chồng nửa đêm dậy pha thuốc bị mẹ chồng kể hết cho họ hàng, thế là mọi người bắt đầu nói xấu sau lưng, bảo mình là không phải đạo với chồng, là vợ mà chèn ép chồng”.
Bé Bon, con trai chị Trang.
Chia sẻ thêm về câu chuyện của mình, chị Trang cho biết vì hiểu chồng đi làm vất vả nên mọi việc trong nhà bà mẹ trẻ đều cố gắng đảm đương, tuy nhiên, khi cần sự trợ giúp thì cũng mong chồng hãy thông cảm và hiểu cho vợ.
“Sau hôm đó, chỉ cần vợ nói nhẹ thôi là chồng mình bật dậy hỏi luôn “con sốt hả vợ, lấy thuốc cho con uống hay như nào”. Chỉ một câu nói thế thôi là mình đã cảm thấy mọi thứ ổn hơn nhiều rồi. Làm mẹ có rất nhiều khó khăn phải đương đầu, thế nhưng nếu có người để dựa vào những lúc mệt mỏi thì thật tốt biết bao”, chị Trang tâm sự.
Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Dưới phần bình luận, rất nhiều người đồng quan điểm và chia sẻ với bà mẹ 1 con. Những lời phán xét hay lên án đối với một bà mẹ đang vất vả chăm con là điều khó chấp nhận. Thay vào đó, nếu không giúp đỡ được thì nên đưa ra những lời động viên. Như thế, người mẹ sẽ cảm kích hơn rất nhiều.
- Hồi ấy mình phải ở nhà chăm con vì không có ai trông giúp, mình muốn đợi con tầm hơn 1 tuổi mới cho đi lớp để con cứng cáp hơn. Thế là đồng nghĩa với danh phận ở nhà ăn bám chồng. Câu đó chạm vào lòng tự ái ghê gớm. Nhưng thương con, mình chấp nhận, thấy anh đi làm sớm tối cũng không dám nhờ vả nhiều. Bây giờ mình đã đi làm, mọi chuyện đã tốt hơn, thế nhưng có lẽ cảm giác giữa đêm ngồi ôm con thật nhẹ nhàng để chồng không tỉnh giấc là cảm giác cô đơn nhất trên đời mà mình từng trải qua.
- Nói thật là mình không cần chồng phải phụ giúp, nhưng ít nhất là thấu hiểu và có lời động viên. Chứ đã phó mặc mọi việc cho vợ rồi lại còn trách móc, phán xét này nọ thì tủi thân lắm. Thế nên trước khi có con, 2 vợ chồng cần phải chuẩn bị sẵn tinh thần, thêm một thành viên mới là sẽ vất vả và mệt mỏi gấp đôi.
Chồng chê mâm cơm khó nuốt dù chỉ đưa vợ 200.000 đồng đi chợ mỗi tuần, câu nói sau cùng khiến tất cả lắc đầu
Với số tiền sinh hoạt phí ít ỏi chồng đưa, cô vợ trẻ vẫn cố gắng nhẫn nhịn, chuẩn bị bữa cơm khá tươm tất cho gia đình. Thế nhưng, phản ứng của anh chồng cùng câu nói cuối cùng khiến cô vô cùng bức xúc.
Đi chợ, nấu ăn là việc thường ngày nhưng thực tế lại không hoàn toàn đơn giản. Ngày nào cũng phải nghĩ hôm nay ăn gì để không bị trùng món, lại đúng sở thích của từng người trong gia đình luôn làm chị em phải đau đầu.
Đó là chưa kể thời buổi vật giá leo thang, với gia đình có điều kiện còn thoải mái, nhưng đối với chị em nào tài chính eo hẹp, phải tính toán để có một bữa ăn vừa tươm tất, lại phù hợp với túi tiền của mình là vô cùng nan giải.
Chi tiêu sao cho khéo léo là bài toán khó với nhiều gia đình nhưng không phải người chồng nào cũng hiểu được điều này.
Đã có không ít chị em buồn phiền than thở vợ chồng lục đục vì vấn đề cân đối chi tiêu gia đình, rồi bị chồng trách móc "mỗi chuyện cơm nước làm cũng không xong".
Mới đây, chị Hương Nguyễn, một bà mẹ bỉm sữa đến từ Ninh Bình đã lên mạng bức xúc chia sẻ tình cảnh éo le của mình, mong "500 chị em" vào góp ý.
Con bị ốm, chị Hương Nguyễn không thể đi làm. Éo le thay, chồng chị chỉ đưa vợ 200.000 đồng để đi chợ trong một tuần
Theo đó, chị Hương và chồng kết hôn được 3 năm, hiện cô con gái đầu lòng gần 2 tuổi. Con bị mắc một căn bệnh bẩm sinh nên chị Hương Nguyễn không thể đi làm mà chỉ ở nhà chăm con, kinh tế phụ thuộc vào chồng.
"Con mình bị bại não, từ bé đã ốm đau nên bao nhiêu tiền đều lo chạy chữa cho con, mình cũng không thể đi làm kiếm tiền được mà dành toàn thời gian ở nhà chăm con.
Chồng đã không cảm thông, thương vợ con mà ngược lại còn quá vô tâm. Mấy tháng nay anh ta chỉ đưa vợ con 200 nghìn đồng/tuần, mình co kéo lắm mới đủ đi chợ, ăn uống đạm bạc qua ngày.
Các cao nhân ở đây chỉ giúp mình làm sao để đi chợ đủ một tuần với số tiền này. Ấy thế mà anh ta còn chê vợ không biết chăm sóc gia đình.
Trong khi đó từ khi mình sinh bé đến giờ nhiều hôm chồng đi chơi đến nửa đêm, 3-4 giờ sáng mới về, cả tuần trời không để ý gì đến con cái, chỉ chăm chăm nhậu nhẹt với anh em bạn bè suốt ngày.
Nhưng hễ về nhà là chê vợ "có mỗi bữa cơm lo không xong" hay "nấu thế này ai ăn được" rồi kiếm cớ bỏ đi" - Bà mẹ bỉm sữa bức xúc.
Chồng chị Hương nhiều lần chê vợ "có bữa cơm cho chồng lo không xong"
Sau khi chị vợ đăng tải dòng trạng thái chia sẻ trong một nhóm kín, các chị em được phen thi nhau vào nhận xét về mâm cơm của chị.
Phần lớn đều không hài lòng với thái độ người chồng và cho rằng mâm cơm chị vợ nấu tuy đạm bạc, nhưng với số tiền 200 nghìn đồng chồng đưa mỗi tuần, chị Hương thực sự đã rất đảm, khéo co kéo, tiết kiệm để nấu được những mâm cơm tươm tất như vậy.
Chưa dừng lại ở đó, dân tình còn bức xúc hơn khi đọc được dòng tin nhắn chồng chị Hương tuyên bố: "Đưa 200 nghìn đây tao nấu cho ăn được một tuần, không phải nghĩ" , sau khi chị trách móc chồng chuyện tiền nong.
Thực tế, việc ăn uống phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và thu nhập của mỗi gia đình. Ăn ngon, ăn nhiều ai cũng thích nhưng với số tiền ít ỏi chồng đưa mỗi tháng, lại còn kén chọn, chê bai quả thực khiến chị Hương phải lắc đầu ngao ngán.
Chứng kiến tình cảnh éo le của bà mẹ bỉm sữa, nhiều chị em khuyên chị Hương nên để chồng tự lo ăn uống cho gia đình theo đúng lời tuyên bố chắc nịch của anh ta.
Nếu không thì đành chấp nhận "tiền nào của nấy" chứ không thể nào "kén cá chọn canh" một cách vô lý.
"200 nghìn mà làm như 2 triệu, đọc mà tức giùm bạn luôn! Chồng thế này bỏ đi cho nhẹ người, thế mới biết phụ nữ mà phụ thuộc kinh tế, sướng khổ trông cậy vào chồng thì khổ thế nào";
"Để chồng đi chợ xem với số tiền đó anh ta ăn được mấy bữa, không thì mua muối về ăn cơm chứ nấu như bạn là quá giỏi rồi".
Nhiều chị em để lại bình luận bức xúc
Về phía người trong cuộc, chị Hương Nguyễn tâm sự dù chồng quá vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình nhưng vì con nhỏ lại đau ốm, bản thân không thể đi làm kiếm tiền, 3 năm qua chị phải nhẫn nhịn chịu đựng để có một chỗ dựa cho hai mẹ con.
Đến nay, khi chồng chỉ đưa vợ 200 nghìn đồng/tuần tiền đi chợ, lại trách móc vợ "không nấu được bát cơm nên hồn", chị cảm thấy như "giọt nước làm tràn ly":
"Hiện tại, mẹ con mình đã về nhà ngoại ở, mình quyết định ly thân vì không thể chấp nhận được cách anh ta đối xử với vợ con như vậy. Không biết anh ta có suy nghĩ lại không chứ tình cảnh này thì thật bó tay".
Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu "rớt nước mắt", nhìn mâm cơm càng chua chát Hội chị em nhìn vào ai nấy đều cảm thấy xót xa thay cho bà mẹ bỉm sữa vì mâm cơm đúng chuẩn "cơm thừa canh cặn" này. Thông thường, chị em phụ nữ trong thời kỳ ở cữ sẽ được các thành viên trong gia đình tận tình chăm sóc, đặc biệt là chuẩn bị những bữa cơm ngon lành, đủ chất...