Nửa đêm, chồng đi nghe cuộc gọi tư vấn từ ‘tổng đài’, tôi lặng người khi lén nghe hết toàn bộ cuộc nói chuyện
Anh lấm la lấm lét, không nói được lời nào. Có lẽ sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là quá tin tưởng vào tình yêu của anh để rồi bị phản bội đau đớn như thế này.
Cưới nhau hơn 3 năm, vợ chồng anh có với nhau 2 cậu con trai đáng yêu và ngoan ngoãn. Người khác nhìn vào thường nói anh có phúc, cưới được người vợ vừa hiền vừa đảm đang. Nhưng đâu ai biết lòng tham của đàn ông vô tận đến dường nào. Anh không muốn hưởng thụ cuộc sống gia đình bình dị như thế này mà còn muốn tìm cảm giác lạ bên ngoài.
Từ ngày sinh đứa con trai thứ hai, chị không còn thời gian dành cho mình nữa. Suốt ngày chị cứ đầu tắt mặt tối, hết lo quần áo cho chồng đi làm rồi lại cơm nước cho con. Những việc lặt vặt trong nhà đã chiếm trọn thời gian của chị.
Giờ đây nhìn lại, chị đúng là bà mẹ bỉm sữa chính hiệu, đầu tóc lúc nào cũng bới cao, ăn mặc lôi thôi, da mặt sần sùi thấy rõ. Khoảng thời gian có đứa con đầu lòng, chị không thảm hại như bây giờ. Vì lúc đó anh còn biết quan tâm đến vợ con và sẵn sàng giúp đỡ chị trong việc nhà.
Từ ngày đứa con thứ hai ra đời, anh cứ bận công tác suốt. Anh nói giờ có hai đứa con rồi phải làm việc gấp đôi mới mong dư dả. Người ta thường nói ” phụ nữ nên đi làm để được hạnh phúc và có tiếng nói trong nhà đình”, chị không đi làm thì đành phải nghe theo những gì anh nói và sự sắp đặt của anh.
Anh ngày càng đạo mạo, bảnh bao, còn chị ngày càng kém sắc. Cả hai đứng cạnh nhau có sự chênh lệch rất lớn. Cũng vì vậy mà anh không bao giờ cho chị tham gia những buổi tiệc gặp mặt bạn bè. Có lẽ anh sợ mất mặt và xấu hổ.
Tự nhìn bản thân mình, chị còn thấy chán nữa huống chi là chồng. Mỗi ngày, anh đi làm về, ăn vội chén cơm, không tâm sự gì với vợ rồi lên phòng cầm điện thoại suốt. Lâu lâu anh lại nghe điện thoại rồi cười như được mùa, khiến lòng chị vô cùng bất an.
Chị gặng hỏi thì anh nói là số tổng đài tư vấn. Anh vừa nói vừa đưa cho chị xem. Đúng là dãy số của tổng đài, chị cảm thấy hơi có lỗi vì đã nghi ngờ anh. Nhưng thấy mặt chồng lúc nào cũng tươi tắn, lại hay cười một mình, trong lòng chị không tránh khỏi những hoài nghi. Không có chứng cứ gì, chị không thể đôi co với anh được. Chị sợ sẽ làm mối quan hệ vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên đành im lặng.
Buổi tối hôm đó, anh đi làm về khá muộn, không nói không rằng đi thẳng lên phòng và còn không ăn cơm. Chị lo lắng chồng đói nên nấu mỳ cho anh. Bưng tô mỳ lên phòng, thấy anh đang tắm, chị nhẹ nhàng đặt xuống rồi tính đi ra ngoài.
Video đang HOT
Bỗng điện thoại của anh reo lên, là số tổng đài. Chị thầm nghĩ nửa đêm nửa hôm ai mà gọi tư vấn giờ này. Chần chừ một hồi lâu, chị bắt máy, đầu dây bên kia là giọng một cô gái ỏng ẹo.
- Anh về nhà chưa? Mới xa anh có vài phút mà em nhớ anh quá. Chúng ta hẹn nhau ở nhà nghỉ đi anh.
Chị lặng người, chiếc điện thoại trên tay rơi xuống đất. Đúng lúc anh cũng đi ra, mặt anh tái xanh liền chạy lại nhặt điện thoại lên rồi ấp úng nói.
- Sao em lại nghe điện thoại của anh hả?
Chị cười cay đắng.
- Số điện thoại tư vấn của anh đó hả? Sao tôi không biết là có thêm dịch vụ phục vụ ở nhà nghỉ nữa vậy?
Anh lấm la lấm lét, không nói được lời nào. Chị nhìn anh cười khinh bỉ rồi bưng tô mỳ xuống bếp đổ sạch. Có lẽ sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là quá tin tưởng vào tình yêu của anh để rồi bị phản bội đau đớn như thế này.
Sau sự việc hôm đó, chị đưa hai đứa con trai về nhà ngoại một thời gian để tinh thần ổn định lại. Chị quyết định khóa hết tài khoản, không cho anh chi tiêu bất cứ thứ gì. Chỉ có cách này anh mới không còn khả năng chi trả cho mỗi lần qua lại với ả nhân tình kia.
Sớm muộn gì ả ta cũng rời xa anh khi anh không còn một xu dính túi. Đúng như những gì chị dự đoán, vài tuần sau, anh sang nhà đón mẹ con chị về. Anh nói là chỉ ham của lạ chứ không có ý định bỏ vợ con.
Anh còn xin chị cho anh cơ hội làm lại từ đầu. Chị vô cùng hả dạ khi cho anh một bài học nhớ đời. Tuy cả hai đã trở về cuộc sống như trước nhưng lòng tin của chị đã vơi dần. Chị hứa với lòng sẽ không bao giờ tin tưởng anh nữa.
Nghe lén cuộc nói chuyện của con dâu trong bếp, tôi rơm rớm nước mắt xúc động vì không ngờ mình lại có đứa cháu tuyệt vời như thế!
Cháu nội tôi đúng là một đứa trẻ ngoan, tinh tế nhạy cảm.
Mấy hôm trước có kết quả thông báo điểm chuẩn của các trường, tôi liền gọi điện cho con gái và con trai để hỏi xem hai đứa cháu tôi có trúng tuyển không. Kết quả khiến tôi vui đến nỗi cười không khép được miệng, cháu tôi một đứa đỗ trường Y, một đứa đỗ Ngoại ngữ, không uổng 12 năm đèn sách vất vả. Khi nghe được tin vui này, tôi vội vã cầm điện thoại chạy ra ngoài khoe với hàng xóm, rủ họ cùng chung vui với mình, hàng xóm cũng hết lời chúc mừng khen ngợi, còn nói rất lâu rồi mới thấy tôi vui vẻ như vậy.
Nghe lời chúc phúc của hàng xóm, tôi nheo mắt lại, mỉm cười vui vẻ hưởng ứng họ: "Cám ơn lời chúc của mọi người. Khi có thông báo nhập học, tôi sẽ khao tất cả một bữa thật hoành tráng!".
Sau khi trò chuyện với hàng xóm, tôi vội vã đến ngân hàng rút tiền để làm quà cho lũ trẻ. Tôi còn đi mua hai cái lì xì màu đỏ thật to để nhét tiền vào đó, coi như chút may mắn tôi dành cho hai đứa cháu của mình trước khi bước vào hành trình mới. Tôi chỉ là một bà lão gần đất xa trời, cả cuộc đời tôi gắn liền với nông thôn đồng ruộng, không có lương hưu hàng tháng như những người khác. Thu nhập chính của gia đình tôi đến từ vài mẫu ruộng cho thuê và tiền tiêu vặt mà con cái biếu tôi ngày lễ Tết. Giờ đây hai đứa cháu tôi đỗ đạt cao như vậy, với tư cách là người lớn trong nhà, tôi đến ngân hàng rút 10 triệu tiền mặt, chia đều vào hai chiếc lì xì đỏ, mỗi chiếc 5 triệu.
Khi về đến nhà, tôi gọi điện cho con trai, con gái và bảo chúng cuối tuần đưa các cháu về nhà tôi. Tôi sẽ đích thân đưa những phong bao lì xì màu đỏ tận tay hai đứa cháu giỏi giang của mình.
Sáng sớm cuối tuần, tôi đạp xe ra chợ gần đó để mua hải sản mà bọn trẻ thích ăn. Vì tôi sống một mình nên ăn uống cũng đơn giản, bình thường một bữa tôi chỉ ăn hết đâu đó 30 nghìn. Nhưng ngày hôm đó, để các con vui vẻ và no bụng, tôi đã chi tổng cộng gần 2 triệu, bao gồm cả đồ uống. Hai triệu đó tương đương với chi phí ăn uống của tôi trong một tháng, nhưng giờ tiêu nhiều như vậy tôi lại chẳng có cảm giác xót tiền, ngược lại còn thấy vui vẻ vô cùng.
Tôi hẹn con cháu lúc 12 giờ trưa nên vừa đi chợ về là tôi hối hả bắt tay vào nấu nướng, đang dở tay thì con gái và con rể đến, còn mang theo rất nhiều đồ ăn. Lần nào về nhà chúng cũng gói cho tôi rất nhiều đồ, ở nhà có việc gì cần sức đàn ông là con rể tôi sẽ nhiệt tình giúp đỡ. Thấy con hiếu thảo như vậy, mỗi lần ngồi nói chuyện với hàng xóm, tôi luôn khen ngợi con rể.
Chẳng mấy chốc cơm canh đã sẵn sàng. Tôi gọi điện thoại cho con trai hỏi bao giờ thì nhà nó mới đến:
"Con gần về đến nhà rồi, khoảng 20 phút nữa mẹ nhé!".
Ảnh minh họa
Mỗi lần gia đình con trai đến nhà tôi ăn cơm, vợ chồng chúng luôn là người đến muộn nhất. Kể cả đến sớm hơn chút thì chúng cũng chẳng chịu xắn tay áo giúp tôi làm gì, chỉ ngồi ghế sô pha nghịch điện thoại, chờ cơm nước xong xuôi thì ngồi xuống ăn. Tôi đã nhắc nhở bao nhiêu lần mà chúng vẫn chứng nào tật nấy nên cũng đành chịu. Khoảng 20 phút sau, gia đình con trai tôi cuối cùng cũng tới nơi. Chúng tôi ngồi vào bàn ăn, cụng ly với nhau để ăn mừng hai đứa cháu của cả nhà đạt điểm cao, đỗ vào trường đại học chúng thích.
Ăn uống xong, tôi lấy phong bao lì xì đã chuẩn bị từ trước nhét vào tay cháu ngoại và cháu nội: "Bà đã già rồi, không để dành được nhiều, hôm nay bà cũng không giấu gì, bà tặng mỗi đứa 5 triệu, bà chúc hai đứa khởi đầu hành trình mới thuận lợi, học hành suôn sẻ, thế là bà vui rồi!".
"Con cảm ơn bà nội, con xin nhận tấm lòng của bà, nhưng con không thể nhận phong bao lì xì này".
"Vâng, bà ngoại ơi, bà đã già rồi, chúng con phải hiếu thảo với bà mới đúng. Chúng con không thể lấy tiền của bà được!".
Hai đứa cháu tôi rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện, chúng nhất quyết không chịu nhận lì xì, tôi phải nói mãi chúng mới cầm lấy.
Sau bữa cơm, cháu ngoại và con gái tôi dọn mâm, còn cháu nội thì lôi mẹ nó vào bếp rửa bát. Lúc đi ngang qua phòng bếp, tôi nghe loáng thoáng tiếng con dâu lầm bầm:
"Bà nội con hay thật đấy, cho cả hai đứa cháu bằng nhau, đáng lẽ cháu nội phải được nhiều hơn chứ!".
Cháu nội tôi quay sang nói:
"Mẹ đừng có nói thế. Con cũng nói thật với mẹ, con không đồng ý với việc lần nào về nhà bà ăn cơm, gia đình mình cũng đến muộn nhất, chẳng giúp được gì cho bà cả. Mẹ cũng đừng có mặt nặng mày nhẹ với bà nội và cô út, cả nhà đều vui vẻ, chỉ có mỗi mẹ cứ cau có khó chịu, con cũng không vui đâu. Mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ mà con không biết gì, con không tán thành thái độ của bố mẹ với bà nội như vậy. Số tiền hôm nay bà cho con sẽ tự giữ, sau này nếu bà có việc gì, con sẽ lấy số tiền đó ra lo cho bà, mẹ đừng đòi con đưa cho mẹ. Với cả, sau này nếu có về nhà bà ăn cơm thì nhà mình đừng về muộn như thế nữa, nếu bố mẹ không thích thì con tự về trước một mình".
"Ơ hay, mày ăn nói với mẹ như thế hả...".
Nghe đến đó thì tôi quay đi. Mắt tôi rơm rớm, lòng tự thấy may mắn thay cho vợ chồng con trai tôi, chúng sống như vậy mà nuôi được đứa con quá tốt. Cháu nội tôi đúng là một đứa trẻ ngoan, tinh tế nhạy cảm. Ngẫm lại mới thấy, quả nhiên ngoài việc học hành, nhân phẩm và cách làm người còn quan trọng hơn thế.
Phát hiện chồng ngoại tình vì một cuộc gọi lúc nửa đêm, tôi âm thầm làm một việc đã mang anh về trả lại cho các con Khoảng mấy tháng sau đó, tôi biết chồng tôi không còn qua lại với người phụ nữ kia nữa. Đến một hôm, chồng ôm tôi ngủ, lúc này tôi biết mình đã thắng. Tối đó, tôi nằm cạnh chồng đọc báo, anh thì ngồi xem TV. Tôi bỗng nghe tiếng tin nhắn từ điện thoại của chồng. Tôi vội liếc mắt qua xem...