Nửa đêm, chị hàng xóm đập cửa rầm rầm, vợ chồng tôi vội vàng ra mở thì chết lặng khi thấy trang phục ‘xuyên thấu’ của cô ấy
Chẳng ngờ sự bình yên đó lại bị cô hàng xóm phá vỡ, làm cuộc sống của chúng tôi bị rối tung lên.
Vợ chồng tôi ngày trước thuê nhà ở trung tâm thành phố để tiện đi làm. Nhưng tính của chúng tôi không thích ồn ào, xô bồ nên khi tích góp được kha khá thì tìm một căn nhà hai tầng ở khu ngoại ô. Trước nhà có một khoảng sân rộng, sau nhà có một vườn rau nho nhỏ. Tôi và chồng cực kì thích không gian yên tĩnh, thoải mái này, mặc dù phải đi làm xa hơn nhiều.
Chẳng ngờ sự bình yên đó lại bị cô hàng xóm phá vỡ, làm cuộc sống của chúng tôi bị rối tung lên. Chuyện là cô ấy mua nhà cạnh nhà vợ chồng tôi, dù không to nhưng cũng đầy đủ tiện nghi. Nhưng sẽ chẳng có gì nếu cô ấy không sống một mình. Và từ khi chuyển đến đây, ngày nào cô ấy cũng kiếm cớ sang nhà tôi ít nhất là 2 3 lần. Có lúc thì cô ấy xin gia vị nấu ăn, có khi thì nói qua ngắm hoa, ra sau nhà tôi làm vườn cho khuây khỏa.
Mới đầu tôi cũng chẳng để bụng gì, chỉ nghĩ hàng xóm láng giềng thân thiết cũng tốt, có qua có lại thì sau này cũng nhờ vả nhau được. Nhưng cô hàng xóm càng ngày càng quá đáng, khiến tôi cảm thấy khó chịu vô cùng. Cô ấy không dừng lại ở việc mượn đồ, mà còn nhiều lần “mượn chồng” của tôi.
Cô ấy nhờ chồng tôi sửa cái cửa, thay bóng đèn hư, xem giúp cái ống nước… Thậm chí, có hôm chồng tôi ở bên nhà cô hàng xóm cả một buổi chiều, tối mịt về thì con cũng đã đi ngủ. Thấy vợ ghen tuông, giận dỗi thì chồng tôi lại trách tôi không hiểu chuyện, không tin tưởng anh ấy. Nhưng tôi có linh cảm của phụ nữ, thấy chồng và hàng xóm thân thiết như thế hỏi sao tôi không hoang mang, lo lắng? Huống hồ, mỗi lần xuất hiện trước mặt chồng tôi cô ấy còn mặc quần áo gợi cảm thế kia.
Chưa hết, đến một hôm khi giữa đêm khuya vợ chồng tôi đang ngủ thì nghe tiếng đập cửa liên tục không ngừng. Chúng tôi tưởng có chuyện gì nghiêm trọng, vội vội vàng vàng chạy ra mở cửa. Ai dè đứng trước cửa nhà tôi là cô hàng xóm đang mặc mỗi chiếc áo sơ mi trắng mỏng dài qua gối, lộ cả nội y đỏ rực bên trong.
Video đang HOT
Cô ấy như không để mắt tới tôi, giở điệu bộ làm nũng nhờ chồng tôi sang nhà xem đường dây tự dưng cúp điện. Cô ấy còn lý lẽ vì sợ tối nên mới vội sang đây nhờ giúp đỡ.
Phải nói lúc đó tôi “tăng xông” thật sự, như muốn phát hỏa. Ai đời nửa đêm lại chạy sang nhà người khác mà còn mặc đồ kiểu như thế? Nhưng dù tôi giận không cho chồng đi thì anh ấy vẫn kiểu: “Thôi hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”. Chẳng ngăn được, tôi đành đi cùng chồng để “canh chừng”.
Tôi hậm hực không tả nổi, đã cố tìm nơi yên bình để ở mà giờ còn gặp cô hàng xóm thế này, tôi phải làm sao đây?
Nửa đêm, tôi chết lặng khi thấy con gái ngồi cười lớn rồi lại ôm mặt khóc nức nở trong phòng ngủ
Cầm cốc trà sữa vào cho con, tôi thấy con bé mỉm cười. Dần dần nụ cười mỉm đó phát ra thành tiếng, con bé bỗng nhiên ngồi cười lớn không ngừng trên bàn học.
Nhà chồng tôi không có bất kỳ con cháu nào học được qua cấp 3 nhưng có lẽ đó là lý do vì sao bố mẹ chồng tôi lại luôn muốn cải thiện cái danh xấu "ít học" của dòng họ bằng cách bắt ép cháu chắt học hành sao cho ra thành tích.
Xã hội ngày nay đã thay đổi, nhưng với ông bà nội của con gái tôi, một quan điểm cũ kỹ vẫn còn đó - đó là niềm tin sâu sắc vào việc học hành chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Tôi không phủ nhận tầm quan trọng của việc học. Tôi cũng luôn quan tâm và sát sao con cái chuyện học hành, thế nhưng với tôi học là để tốt cho con chứ không phải học để cho vừa lòng ông bà nội.
Từ khi mới bắt đầu biết đến con chữ, áp lực khủng khiếp đã được đặt lên đôi vai bé nhỏ của con gái tôi: Phải luôn đạt thành tích cao, phải luôn là đứa trẻ xuất sắc nhất. Thậm chí, con bé còn bị ép buộc phải thức trắng đêm để học, như một cách để đảm bảo rằng không có điều gì có thể ngăn cản con trên con đường tiến tới thành công.
Nhưng, thành công đích thực là gì? Liệu nó có đáng để chúng ta hy sinh niềm vui của tuổi thơ, sự trong trẻo của một trái tim bé bỏng và những giấc ngủ yên bình của một đứa trẻ? Đâu là ranh giới giữa việc nuôi dưỡng ước mơ và áp đặt một gánh nặng không tên?
Tôi nhớ lại những ngày tháng của con gái, khi cuộc sống không đầy rẫy những khóa học thêm, đèn thì sáng đến nửa đêm. Con bé dường như đã có quyền được mơ mộng, được chơi đùa, và quan trọng hơn hết, được là chính mình. Nhưng con gái tôi, cô bé mới chỉ 15 tuổi thôi mà.
Dần dần, từng đêm qua đi, tôi thấy rõ sự thay đổi trên khuôn mặt con. Những nụ cười vô tư ngày nào giờ đây trở nên hiếm hoi, thay vào đó là vẻ mệt mỏi và những quầng thâm dưới mắt. Các buổi sáng, thay vì lắng nghe tiếng chim hót líu lo, con phải lấy lại tinh thần để bước vào ngày học hành mới. Trong ánh mắt của con, tôi không còn nhìn thấy sự hào hứng hay lòng háo hức, chỉ còn là sự chán chường và mệt mỏi.
Hôm trước, dù là cuối tuần nhưng con bé vẫn không dám rời khỏi bàn học vì mục tiêu của ông bà nội là con bé phải đỗ vào trường cấp 3 top đầu thành phố. Tỉ lệ chọi những năm gần đây cao khủng khiếp, mặc dù tôi đã nói với con rằng không quan trọng phải học ở đâu nhưng chính tôi cũng thấp cổ bé họng trong nhà và con bé hiểu rằng nếu không đỗ được thì không chỉ nó bị chì chiết mà cả mẹ nó là tôi cũng không yên ổn được với ông bà.
Tôi không ngủ được, tỉnh giấc pha cho con bé cốc trà sữa nóng nó yêu thích. Cầm cốc trà sữa vào cho con, tôi thấy con bé mỉm cười. Dần dần nụ cười mỉm đó phát ra thành tiếng, con bé bỗng nhiên ngồi cười lớn không ngừng trên bàn học.
Trong bóng tối của đêm, nụ cười cứ vang lên rồi dần dần trở tiếng nấc nghẹn, khiến trái tim tôi như bị bóp chặt lại. Đó là con gái tôi, con bé vừa cười lớn rồi lại bật khóc thật to, cứ vừa cười rồi lại khóc rồi lại cố gắng ổn định cảm xúc của mình để tiếp tục việc học. Cảnh tượng ấy đã làm xáo trộn tất cả những suy tư trong tâm trí tôi, khiến tôi không thể nào ngồi yên.
Ông bà nội với tư tưởng cổ hủ của mình, luôn tin rằng chỉ có học tập mới là con đường duy nhất và quan trọng nhất. Họ không thấy, không hiểu rằng đứa cháu gái bé bỏng của họ đang từ từ mất đi tiếng cười của tuổi thơ, mất đi ánh sáng trong trái tim mà thay vào đó là sự lo âu và áp lực. Tôi tự hỏi, liệu họ có bao giờ nhìn thấy điều đó không, hay họ chỉ quá mải mê trong những ảo tưởng về một tương lai mà họ cho rằng sẽ tốt đẹp hơn?
Có lẽ, đây là lúc tôi cần phải lên tiếng, để bảo vệ con gái khỏi những áp lực không cần thiết này. Tôi cần phải lên tiếng để ông bà hiểu rằng, học hành không phải là tất cả, và thành công không chỉ đến từ những điểm số cao. Thành công thực sự nằm ở việc tìm thấy hạnh phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, nằm ở sức khỏe tinh thần và thể chất, và nằm ở việc được sống một cuộc sống cân đối, hài hòa.
Tôi sẽ không để con tiếp tục chìm đắm trong những trang sách mà quên mất cách để yêu, để cười, để khóc một cách vô tư. Tôi sẽ không để ánh sáng trong đôi mắt con dần tắt lịm chỉ vì niềm tin sai lầm rằng chỉ có học vấn mới là thước đo của thành công. Và tôi sẽ không bao giờ để con phải khóc giữa đêm vì những bài tập vô hồn.
Trong màn đêm tĩnh lặng, tôi ôm lấy con, lau đi những giọt nước mắt và hứa với con rằng từ giờ phút này, mọi thứ sẽ khác. Cuộc sống của con sẽ không chỉ là những kỳ thi và điểm số. Nó sẽ là những trò chơi, những cuốn sách cổ tích, những bài học về tình yêu, lòng trắc ẩn và niềm vui được khám phá thế giới xung quanh mình.
Và tôi biết rằng, con đường phía trước sẽ không dễ dàng. Sẽ có những tranh cãi, những cuộc đấu tranh về quan điểm giữa thế hệ cũ và mới. Nhưng tôi sẽ không từ bỏ, bởi vì tôi biết rằng tôi đang chiến đấu cho hạnh phúc thực sự của con gái mình, cho một tương lai mà ở đó, con có thể vừa học vừa cười, vừa sống vừa yêu, mà không phải hy sinh bất kỳ điều gì quý giá hơn cả.
Đi hưởng tuần trăng mật, nào ngờ khi chồng ngủ say, có người bất ngờ gõ cửa tôi run rẩy khi thấy mặt anh ta Chồng cũ cười nửa miệng, bắt tôi phải ra ngoài nói chuyện với anh ta. Anh ta còn hăm dọa mình đang ở gần đây, tốt nhất là tôi nên nghe lời. Tôi lạnh toát người, tái mặt khi nghe chồng cũ nói: Tôi vừa kết hôn cách đây vài ngày. Nhật, chồng của tôi, là người đàn ông ưu tú. Anh không...