Nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết
Theo HCDC, thống kê trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng đáng kể. Cụ thể, khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh nhân sốt xuất huyết phát ban đỏ.
Dịch có thể đạt đỉnh vào tháng 10, 11
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 56 ổ dịch sốt xuất huyết mới. Hiện, còn 171 ổ dịch đang hoạt động. Đặc biệt, ổ dịch tại thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 131 bệnh nhân sốt xuất huyết.
Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận trên 4.700 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,8 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), 5 ca tử vong. Tuýp virus Dengue lưu hành trên địa bàn thành phố được xác định là D1; D2 và D4.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cảnh báo, 2022 là năm chu kỳ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, các cơn bão có thể kéo dài trong tháng 10, 11, 12 gây lượng mưa lớn. Do đó, bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ kéo dài theo. Thậm chí, dịch bệnh có thể không chỉ đạt đỉnh vào tháng 10 như mọi năm, mà còn vào giữa tháng 10 và 11.
Tại TPHCM, tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận trên 62.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số ca sốt xuất huyết nặng là 1.360. Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 25 trường hợp, tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2021. Có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn.
Một số tỉnh phía Nam cũng ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh. An Giang là một trong những tỉnh từ đầu năm đến nay có ca mắc tăng cao so với cùng kỳ 2021. Từ đầu năm đến ngày 2/10, tỉnh ghi nhận 13.973 ca sốt xuất huyết, 3 ca tử vong. Tỉnh Đồng Tháp cũng ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 9.983, tăng 9.091 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021.
Triệu chứng dễ nhầm
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, sau giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 15 ngày, người mắc sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng sốt, rét run, đau đầu, nhức hốc mắt, đau vùng thắt lưng. Ngoài ra, tình trạng mệt nhiều cũng có thể xảy ra đột ngột.
Người bệnh đồng thời cảm thấy đau nhức ở chân và các khớp. Nguyên nhân được gọi là “sốt gãy xương”. Nhiệt độ tăng nhanh lên đến 40 độ C, nhịp tim chậm. Viêm kết mạc mí mắt và sưng phù nề mặt thoáng qua hoặc xuất hiện ban hồng nhạt (đặc biệt ở mặt). Các thuốc hạ sốt chỉ hạ được một thời gian ngắn rồi nhiệt độ cơ thể lại tăng.
“Sốt và các triệu chứng khác vẫn tồn tại 48 đến 96 giờ. Tiếp theo là giảm sốt nhanh kèm đổ mồ hôi nhiều. Sau đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe mạnh trong khoảng 24 giờ. Sau đó, sốt có thể xuất hiện trở lại, thường với nhiệt độ đỉnh thấp hơn lần đầu tiên. Đồng thời, phát ban dát sẩn nhạt màu xuất hiện từ thân mình lan tới đầu và mặt”, PGS Nga cho biết.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đau họng, gặp các triệu chứng tiêu hóa (như buồn nôn, nôn), xuất huyết. Một số bệnh nhân phát triển sốt xuất huyết dengue. Triệu chứng thần kinh không phổ biến, có thể bao gồm bệnh lý não và động kinh.
Các trường hợp sốt dengue nhẹ, thường thiếu biểu hiện hạch to, thuyên giảm trong 72 giờ. Với các trường hợp bệnh trầm trọng hơn, biểu hiện suy nhược có thể kéo dài vài tuần, nhưng hiếm khi tử vong. Miễn dịch đối với chủng gây bệnh thường kéo dài nhiều năm.
“Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh từng tuần. Vì thế, người dân cần hết sức chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này”, chuyên gia khuyến cáo.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), thống kê trên thế giới cho thấy, tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết đã tăng đáng kể, với khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Đối với người bệnh, các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng.
Các triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết có thể bị nhầm với bệnh khác gây sốt, đau nhức hoặc phát ban. Tuy nhiên, người mắc bệnh nặng có thể bị đe dọa tính mạng trong vài giờ và thường cần được chăm sóc tại bệnh viện.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 1/20 người mắc sốt xuất huyết sẽ tiến triển nặng và có thể sốc, xuất huyết hay thậm chí tử vong. Nếu từng mắc sốt xuất huyết trước đây, nhiều khả năng, người bệnh sẽ bị bệnh nặng.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng cao hơn. Do đó, việc theo dõi các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu cảnh báo này thường bắt đầu trong 24 – 48 giờ sau khi hết sốt.
CDC Mỹ khuyến cáo, mọi người cần đến bệnh viện ngay khi người có các dấu hiệu: Đau bụng; Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ); Chảy máu mũi hoặc nướu răng; Nôn ra máu hoặc có máu trong phân; Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hoặc dễ bị kích thích.
Nhiều tỉnh Tây Nguyên tăng vọt ca mắc sốt xuất huyết, thêm bệnh nhân tử vong
Nhiều tỉnh ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk... có số ca mắc sốt xuất huyết tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
Sốt xuất huyết lan rộng
Đến nay sốt xuất huyết đã lan rộng ra nhiều huyện/thành phố ở Lâm Đồng lẫn Đắk Lắk, kéo theo đó là nhiều ca bệnh có chuyển biến nặng. Các cơ sở y tế phải nỗ lực điều trị kịp thời để giảm tối đa tỉ lệ tử vong.
Thống kê của Sở Y tế Lâm Đồng, đến ngày 27/9 đã ghi nhận 2.967 ca, tăng đến 2.572 ca so với cùng kỳ 2021. Nhiều huyện tăng đột biến, điển hình như: Huyện Đạ Teh có 410 ca sốt xuất huyết, tăng 217 ca so với năm 2021; huyện Đức Trọng có 423 ca, tăng 406 ca so với năm 2021; TP. Bảo Lộc có 512 ca, tăng 456 so với năm 2021; huyện Di Linh có 540 ca, tăng 517 so với năm 2021...
Đến ngày 27/9, Lâm Đồng cũng đã ghi nhận một ca bệnh tử vong do sốt xuất huyết tại thôn 3, xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai.
Phun hóa chất, quyết liệt phòng, chống sốt xuất huyết.
Nhiều hộ dân ở xã Bảo Thuận (huyện Di Linh, Lâm Đồng) cho biết, năm ngoái số người mắc sốt xuất huyết không nhiều và diễn biến không phức tạp như hiện nay. Nhiều hộ dân cũng đã có ý thức chủ động diệt lăng quăng, nhất là trong thời điểm thời tiết có nhiều diễn biến bất thường.
Cũng như Lâm Đồng, số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến ở Đắk Lắk. Đến cuối tháng 9 đã ghi nhận trên 6.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch bệnh sốt xuất huyết xuất hiện tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, nhiều địa bàn ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết cao như: TP. Buôn Ma Thuột; Krông Pắc; Ea H'leo; Ea Kar; Krông Bông...
Thêm bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong, quyết liệt chống dịch
Theo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tại Đắk Lắk), bệnh viện vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong nâng tổng số bệnh nhân sốt xuất huyết đã tử vong ở Đắk Lắk lên 9 người.
Bệnh nhân thứ 9 là nữ, sinh năm 2001 (trú tại Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột). Ngày 24/9, bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, đau tức bụng... Ngày 30/9, các triệu chứng mệt mỏi tăng thêm nên bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột để điều trị.
Ngay sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết - suy đa cơ quan (suy gan, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa nặng, thiếu máu mạn mức độ nặng, theo dõi bệnh lý máu ác tính, sốt xuất huyết Dengue... Do bệnh cảnh quá nặng, bệnh nhân tử vong ngày 2/10.
Cần vệ sinh, triệt tiêu các môi trường dễ phát sinh muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.
Trước diễn biến của dịch bệnh, các địa phương đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp dập dịch. Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với các các thôn, buôn, tổ dân phố diệt lăng quăng, muỗi, đưa các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết đến tận hộ gia đình.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng đã chỉ đạo đến các địa phương, ban, ngành trong tỉnh này cần triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy. Đảm bảo tất cả các khu vực, hộ gia đình tại vùng có dịch sốt xuất huyết và nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát, xử lý các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi.
Các cơ sở khám, chữa bệnh ở Lâm Đồng, Đắk Lắk tăng cường việc theo dõi người bệnh sốt xuất huyết đang nằm điều trị nội trú kể cả trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các ca bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng.
Đồng thời duy trì hoạt động của "nhóm điều trị bệnh sốt xuất huyết" và "đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết" để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.
Bên cạnh đó, ngay từ các thôn/buôn... nhất là ở các điểm nóng phát huy mạnh mẽ vai trò của đội xung kích diệt lăng quăng.
Bác sĩ Võ Thanh Dũng - Trưởng Trạm y tế xã Yang Reh (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) chia sẻ: "Cùng với ngành y tế và các lực lượng khác thì từng hộ dân cũng phải nâng cao ý thức chủ động phòng dịch sốt xuất huyết. Với dịch bệnh này, việc vệ sinh nơi ở, quanh nơi sinh sống, triệt tiêu môi trường phát sinh muỗi gây bệnh là việc làm rất cần thiết, nhà nhà, người người cần thực hiện ngay".
Người đàn ông chảy máu ồ ạt, cảnh báo nguy hiểm khi chủ quan với sốt xuất huyết Các bác sĩ cho biết nhiều người quan niệm hết sốt là khỏi bệnh nhưng sự thực, sau giai đoạn sốt cao lại chính là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Th.BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, dịch sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp, số ca nhập...