Nửa cuối năm, VN-Index dự báo vượt đỉnh 675 điểm
Thị trường chứng khoán khởi động tuần mới bằng phiên tăng điểm nhẹ, tuy nhiên giới đầu tư không khỏi lo ngại khi khối ngoại có phiên bán ròng 207 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Một số CTCK nhận định, thị trường tháng 8 chưa thể khởi sắc ngay, nhưng nhịp điều chỉnh này có thể là bước khởi đầu cho pha tăng giá mạnh tiếp theo vào khoảng cuối quý III/2016.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng phòng phân tích CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng, dù thị trường giao dịch uể oải trong tháng 8 nhưng tính đến cuối năm, xu hướng tăng sẽ quay trở lại. Nguyên nhân đầu tiên tới từ các yếu tố vĩ mô. Theo đó, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm có dấu hiệu chững lại với mức tăng 5,52%, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2015 là 6,47%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội đề ra là 6,7%, trong 6 tháng cuối năm, tăng trưởng GDP phải đạt 7,6%.
Trong bối cảnh này, Chính phủ hoàn toàn có thể xem xét thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ và đẩy nhanh giải ngân vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm. Với việc chính sách kích cầu được đẩy mạnh, TTCK Việt Nam nhìn chung sẽ được hưởng những lợi ích trực tiếp và gián tiếp trong các tháng còn lại của năm 2016.
Thứ hai, định giá TTCK Việt Nam vẫn còn hấp dẫn. Với mức định giá PE vào loại trung bình thấp, đi kèm với tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết ở mức cao trong khu vực, không quá khi cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Đây sẽ là lực đẩy quan trọng giúp thị trường trụ vững và tiến lên các mức điểm cao hơn.
Mặc dù có cái nhìn tích cực trong dài hạn, ông Lâm vẫn lưu ý nhà đầu tư về triển vọng chưa lạc quan của thị trường trong ngắn hạn, đồng thời cảnh báo nhà đầu tư cần sẵn sàng tâm lý cho khả năng thị trường trì trệ trong tháng 8/2016. Tuy nhiên, khó có khả năng thị trường sẽ trải qua những cơn “bão lớn” như đã từng xảy ra trong năm 2014, 2015 trong giai đoạn tới. Thay vào đó, nhiều khả năng, sau một giai đoạn ngắn điều chỉnh và tích lũy, TTCK Việt Nam sẽ đón nhận một pha đi lên mạnh mẽ vào các tháng còn lại trong năm. Ông Lâm cho rằng, 675 điểm chưa phải là mức đỉnh của VN-Index năm 2016.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, ông Jun Hang Jin, chuyên gia phân tích Công ty TNHH Korea Investment and Securities nhận định, nửa cuối năm 2016, VN-Idex sẽ dao động trong biên độ hẹp trước khi bật tăng trở lại. Chỉ số này có thể chuyển động trong khoảng từ hơn 600 tới hơn 700 điểm, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh mốc 650 điểm.
Cơ sở để đưa ra nhận định này là dựa trên triển vọng lạc quan trong dài hạn của TTCK Việt Nam, khi nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực. Cụ thể, về triển vọng dài hạn, tăng trưởng GDP nửa đầu năm mặc dù bị suy giảm nhưng nhiều khả năng vẫn duy trì mức tăng cao trong dài hạn. Trong giai đoạn 2015 – 2020, tăng trưởng GDP có thể đạt 6,5 – 7%, đưa Việt nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.
Bên cạnh đó, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi, chính sách ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam… sẽ thu hút thêm vốn FDI. Với kỳ vọng đẩy mạnh mở cửa thị trường vốn, bộ máy Chính phủ mới sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách hỗ trợ kinh tế như các gói thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định tỷ giá…
Về động thái của nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn rút ra khỏi châu Âu do lo ngại bất ổn kinh tế sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) sẽ đổ vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Quy mô giải ngân của khối ngoại không quá lớn do lo ngại khả năng Mỹ sẽ tăng lãi suất và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể khiến TPP bị trì hoãn, tuy nhiên, dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong quy mô mua ròng của khối ngoại vào TTCK Việt Nam. Ông Jun Hang Jin chia sẻ, hiện các nhà đầu tư Hàn Quốc, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, khá quan tâm tới các cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc có kế hoạch mở room trong tương lai tại thị trường Việt Nam.
Mặc dù vậy, bên cạnh yếu tố tích cực, còn có những yếu tố tiêu cực sẽ tác động tới thị trường, đó là áp lực về mặt thị giá; áp lực lãi suất tăng trở lại và biến động từ nền kinh tế toàn cầu (Brexit; lo ngại Mỹ tăng lãi suất…).
Nhã An
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Chứng khoán Việt Nam năm 2016 sẽ có triển vọng"
Maybank Kim Eng, định chế tài chính có trụ sở tại Malaysia hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng, vừa dự báo tiềm năng của chứng khoán Việt Nam trong năm 2016.
Với tiêu đề "Báo cáo chiến lược 2016 - năm của thử thách", Maybank Kim Eng đã điểm lại những thành công của Việt Nam trong năm 2015. Đó là mức tăng GDP cao nhất trong 5 năm qua, tỷ lệ lạm phát tiếp tục duy trì mức rất thấp và dòng vốn FDI tăng lên mức kỷ lục từ trước đến nay. Thành công từ việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP và tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) khác cũng tạo ra dấu mốc đáng nhớ của Việt Nam.
Mặc dù có nhiều ẩn số từ bên ngoài sẽ ảnh hướng đến Việt Nam như quan ngại về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc đang tạo ra rủi ro đáng kể cho TTCK toàn cầu, FED có thể tăng lãi suất đồng đôla Mỹ thêm 1% trong năm 2016, giá dầu lao dốc...
Trong nước, Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá từ 2% đến 3% trong năm 2016 là khó tránh khỏi và nên xem đây là yếu tố tích cực hỗ trợ cán cân thương mại, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, định chế này dự đoán.
Tuy nhiên, Maybank Kim Eng cho rằng, sự ổn định và hội phục của nền kinh tế Việt Nam là một trong những lý do rõ ràng nhất để kỳ vọng vào một kết quả tích cực cho TTCK trong năm 2016. Trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế mới nổi khác tại châu Á đều được dự báo giảm tốc độ tăng trưởng GDP, Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt được tốc độ tăng trưởng cao từ 6,4% đến 6,6% trong năm nay.
Năm 2015, TTCK Việt Nam chỉ tăng 6,1%, khá khiêm tốn so với các năm trước nhưng vẫn được đánh giá là một năm "không tệ" nếu so sánh với những gì đã xảy ra tại các quốc gia còn lại trong khu vực.
Nguy cơ sụt giảm tăng trưởng từ nền kinh tế Trung Quốc kết hợp với động thái tăng lãi suất của FED và sự đi xuống liên tục của giá dầu đã khiến thị trường chứng khoán các quốc gia mới nổi hầu hết đều ghi nhận kết quả giảm điểm trong năm 2015.
Kết quả tăng/giảm TTCK các quốc gia trong khu vực năm 2015.
Định chế tài chính trên cũng không quên đưa ra một loạt các yếu tố hỗ trợ TTCK Việt Nam trong năm 2016 như: Chu kỳ thanh toán được rút ngắn, sự ra đời của chứng khoán phái sinh, chính sách nới room sở hữu nước ngoài, hành loạt các doanh nghiệp mới IPO, quy định về công bố thông tin nghiêm ngặt hơn và các quy định mới về giao dịch trong ngày là những điểm đáng mong chờ của năm 2016.
Một trong những lý do khác khiến đơn vị này "tin trưởng vào triển vọng tích cực" của thị trường trong năm 2016 đến từ các so sánh tương quan giữa TTCK Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.
PE (hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu) dự phòng 2016 của TTCK Việt Nam ở mức 12 lần - mức thấp nhất trong khu vực và đi kèm với đó là mức tăng trưởng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) dự kiến cho các doanh nghiệp niêm yết trong 2016 khoảng 12% - mức trung bình trong khu vực.
Ngoài ra, sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng là yếu tố được Maybank Kim Eng đặt kỳ vọng cao.
Vì vậy, Maybank Kim Eng đã khuyến nghị các nhà đầu tư 6 cổ phiếu đáng đầu tư nhất trong năm 2016 tại Việt Nam do được hưởng lợi từ việc gia nhập TPP và các hiệp định thương mại tự do. Những cổ phiếu này thuộc ngành xây dựng, dệt may, logistics, điện, hóa dầu, công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng.
Theo_Zing News
Thị trường tài chính 24h: Tín hiệu tốt từ cổ phiếu bất động sản TTCK Việt Nam khép lại tuần giao dịch với sắc đỏ bao trùm trên cả hai sàn, nhưng ngược dòng xu hướng, nhóm cổ phiếu bất động sản dường như đang phát đi tín hiệu tích cực, nhất là 2 mã ITA và KBC khi bất ngờ tăng kịch trần Chuyển động thị trường: - TTCK Việt Nam giảm: Không tăng mạnh nhưng...