Nữ y tá từng nhiễm virus Ebola sinh đôi bé trai
Nữ y tá Pauline Cafferkey (Anh) nhiễm virus Ebola vào năm 2014, sinh an toàn hai bé trai tại Scotland hôm 11/6.
Năm 2014, khi đại dịch Ebola hoành hành ở Tây Phi, Pauline Cafferkey, y tá Cafferkey từ Glasgow (Scotland) cũng bị nhiễm bệnh khi tới Sierra Leone cùng tổ chức Save the Children để hỗ trợ người dân địa phương. Trải qua nhiều tuần cách ly, Cafferkey may mắn hồi phục song vẫn phải thường xuyên vào viện để kiểm tra.
Cuối năm 2018, Cafferkey mang thai một cặp song sinh nam. Đối với bệnh nhân Ebola, việc mang thai vô cùng nguy hiểm. Nhiều trường hợp có nguy cơ sinh non hoặc virus Ebola sẽ truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ.
Nữ y tá Pauline Cafferkey. Ảnh: CNN.
Cafferkey được theo dõi tại Bệnh viện London’s Royal (Anh). Dù có lúc sức khỏe suy giảm trầm trọng, nữ y tá vẫn vượt qua và hạ sinh hai con trai ngày 11/6. Hiện ba mẹ con đều ổn định. Câu chuyện của Cafferkey thắp lên hy vọng cho những người phụ nữ nhiễm Ebola mà vẫn muốn sinh nở.
“Tôi muốn cảm ơn đội ngũ y tế đã giúp đỡ tôi từ năm 2014 đến khi sinh nở”, Cafferkey nói. “Điều này cho thấy sự sống vẫn tồn tại sau Ebola và những người từng nhiễm bệnh vẫn có tương lai phía trước”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đại dịch Ebola năm 2014 đã làm chết hơn 11.000 người. Ngày nay, Ebola vẫn bùng phát ở Congo và vừa lan sang Uganda.
Đăng Như
Theo CNN/VNE
Trẻ sinh non: Nguyên nhân do đâu?
Sinh ra một em bé đủ ngày đủ tháng luôn là một niềm ao ước của cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có những em bé chào đời khi chưa đủ 37 tuần hoặc không đúng với ngày dự sinh. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ sinh non? Trẻ có gặp biến chứng gì không?
Thế nào được coi là trẻ sinh non?
Trẻ được gọi là sinh non khi ra đời sớm hơn 3 tuần trước ngày dự sinh. Hay nói cách khác, trẻ chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Tùy thuộc vào thời gian có thể chia ra như sau:
Video đang HOT
- Sinh non từ tuần thứ 34 đến tuần thứ 36
- Sinh non từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 34
- Sinh non trước 32 tuần
- Sinh non trước 25 tuần
Trẻ sinh non do những nguyên nhân nào?
Sảy thai hoặc phá thai nhiều lần cũng là nguy cơ dẫn đến sinh non - Ảnh minh họa: Internet
Những nguyên nhân cụ thể khiến trẻ sinh non hiện tại chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, bà bầu có nguy cơ sinh non cao hơn trong những trường hợp sau:
- Có tiền sử sinh non
- Mang thai sinh đôi, sinh ba
- Khoảng cách giữa các lần mang thai ít hơn 6 tháng
- Có những vấn đề tại tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai
- Thụ thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là đường sinh dục dưới. Hoặc mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường.
- Bị thiếu cân hoặc thừa cân trong quá trình mang thai
- Sảy thai hoặc phá thai nhiều lần
- Sang chấn tâm lý hoặc stress trong cuộc sống
Trẻ sinh non có thể gặp những biến chứng nào?
Mặc dù không phải tất cả trẻ sinh non đều gặp phải các biến chứng nhưng việc sinh ra sớm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe.
Trẻ sinh non, đặc biệt những trẻ sinh ra rất sớm thường gặp những vấn đề y tế phức tạp. Em bé của bạn được sinh ra càng sớm thì biến chứng càng cao.
Một số biến chứng có thể xảy ra ngay sau khi sinh và có những biến chứng phát triển trong giai đoạn sau của trẻ.
Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet
Trong những tuần đầu tiên, trẻ sẽ phải đối diện với những biến chứng bao gồm:
Vấn đề về hô hấp
Do trẻ sinh non có phổi chưa hoàn thiện hoàn toàn nên sẽ gây ra khó thở. Nếu phổi của trẻ thiếu chất surfactant, trẻ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp vì phổi không thể nở rộng và hít thở bình thường.
Ngoài ra, một số trẻ sinh non có thể bị ngừng thở kéo dài.
Vấn đề về tim mạch
Các vấn đề về tim phổ biến nhất mà trẻ sinh non gặp phải chính là còn ống động mạch và huyết áp thấp.
Mặc dù khiếm khuyết này thường tự đóng lại nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch khác như suy tim.
Vấn đề về kiểm soát nhiệt độ
Trẻ sinh non có thể mất nhiệt nhanh chóng do trẻ không có mỡ cơ thể được dự trữ như trẻ sinh đủ tháng, khiến trẻ không thể tạo ra đủ nhiệt để chống lại những gì đã mất qua da.
Nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp sẽ gây ra chứng hạ thân nhiệt. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về hô hấp và hạ đường máu.
Hơn nữa, một trẻ sinh non có thể sử dụng hết năng lượng thu được từ thức ăn chỉ để giữ ấm. Đó là lí do vì sao trẻ sinh non cần nằm trong lồng ấp, thứ giúp chúng duy trì nhiệt độ cơ thể mà không cần sự trợ giúp.
Vấn đề về máu
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề về máu như thiếu máu và vàng da sơ sinh. Tất cả trẻ sơ sinh đều trải qua sự giảm số lượng hồng cầu trong những tháng đầu đời, tuy nhiên sự suy giảm này có thể lớn hơn ở trẻ sinh non.
Vàng da sơ sinh xảy ra do máu của trẻ chứa nhiều bilirubin và thường phổ biến hơn ở trẻ sinh non.
Bác sĩ Mai Ánh Điệp
Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
Theo phunusuckhoe
Người phụ nữ sinh 69 đứa con bí ẩn trong lịch sử y khoa Trong 40 năm bà Valentina sinh 27 lần, trong đó 16 lần sinh đôi, 7 lần sinh ba và 4 lần sinh tư, tổng cộng 69 đứa trẻ. Bà Valentina Vassilyeva sống ở Nga thế kỷ 18, là người phụ nữ được ghi nhận sinh con nhiều nhất thế giới. Bà là vợ cả của ông Feodor Vassilyev, một nông dân. Ngoài bà,...