Nữ y tá Italy trong bức ảnh biểu tượng chống dịch Covid-19 lên tiếng
Hình ảnh nữ y tá gục trên bàn phím được chia sẻ rộng rãi trở thành biểu tượng của các nhân viên y tế Italy trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.
Bức ảnh đó là của Elena Pagliarini, một y tá ở khu vực phía bắc của Lombardy, nơi dịch bệnh bùng phát nặng nhất tại Italy.
Lombardy vốn trung tâm kinh tế của Italy, được trang bị một trong những hệ thống y tế tốt nhất thế giới.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, những nhân viên tại đây – như Pagliarini – đã bị đặt vào tình trạng căng thẳng rất lớn.
Bức ảnh của nữ y tá người Italy Elena Pagliarini gục mặt trên bàn phím (ở trên) được chia sẻ nhanh chóng. Ảnh: Twitter.
“Một mặt, tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy bức ảnh của mình ở khắp mọi nơi. Tôi cảm thấy xấu hổ khi thể hiện sự yếu đuối của mình”, Pagliarini nói với báo Corriere della Sera.
“Nhưng sau đó tôi rất vui vì nhận được những tin nhắn tốt đẹp từ những người đồng cảm với câu chuyện của tôi”, cô nói.
“Tôi thực sự không cảm thấy mệt mỏi về thể chất. Tôi có thể làm việc liên tục trong 24 giờ nếu cần thiết nhưng tôi sẽ không che giấu sự thật rằng hiện tại tôi đang lo lắng vì tôi đang chiến đấu với kẻ thù mà tôi nắm rõ”, cô nói thêm.
Theo AFP, xa hơn về phía nam ở Tuscany, hệ thống y tế cũng bắt đầu cảm thấy áp lực.
Một y tá ở thị trấn Tuscan của Grossetto, Alessia Bonari, đã đăng lên Instagram bức ảnh về những vết hằn trên khuôn mặt của cô sau một ngày dài đeo khẩu trang y tế.
Cô nói rằng việc mặc đồ bảo hộ nghĩa là cô không thể uống nước hoặc đi vệ sinh trong suốt 6 giờ.
Y tá Alessia Bonari đăng tải lên Instagram bức ảnh của cô với những vết hằn trên mặt vì đeo thiết bị bảo hộ.
Bệnh viện San Giovanni Bosco ở thành phố phía bắc Turin tuần này đã cử đội ngũ chăm sóc sức khỏe tâm thần tới giúp nhân viên của mình chống lại sự căng thẳng của tình hình hiện tại, đặc biệt những người làm việc trong các khoa cấp cứu và chăm sóc đặc biệt.
Hôm 12/3, truyền thông Italy đưa tin rằng chỉ riêng ở thị trấn Bergamo, khoảng 50 bác sĩ đã cho kết quả dương tính với virus này.
Xa hơn về phía nam trong một bệnh viện ở vùng Puglia, truyền thông địa phương cho biết 76 nhân viên đã phải đi kiểm dịch sau khi tiếp xúc với những bệnh nhân có kết quả dương tính với virus.
Video đang HOT
Sáu người trong số họ đã phải nhập viện, với một người cần được chăm sóc đặc biệt.
Theo Reuters, số ca tử vong vì nhiễm virus corona ở Italy đã lên đến 1.441 trường hợp tính đến ngày 14/3, tăng gần 14% so với một ngày trước đó.
Tổng số ca nhiễm tăng vọt từ 17.660 lên 21.157 trong vòng một ngày. Trong khi đó, có thêm 527 bệnh nhân được xác nhận đã hồi phục. Số ca bệnh nặng cần điều trị tích cực đã tăng từ 1.328 lên 1.518 người.
Số ca nhiễm trên toàn cầu hiện lên tới 156.098, với 5.819 ca tử vong. Theo cập nhật từ Đại học Johns Hopkins, tới nay có 72.621 bệnh nhân đã hồi phục.
Theo Zing
Mẹ Việt ở Úc đi đẻ 0 đồng, cảm động với câu nói của bác sĩ khi bé chào đời
Trái ngược với hoàn toàn lần sinh thường bé đầu, lần sinh thứ 2 ở dưới nước của chị Hà Trang diễn ra thuận lợi, dễ dàng, không đau nhiều, thậm chí chồng và mẹ chị cũng phải thốt lên "đẻ cũng như không đẻ".
Sinh sống ở Úc đã 7 năm nay, chị Hà Trang (32 tuổi) vẫn luôn hài lòng về mọi dịch vụ ở xứ sở chuột túi Kangaroo này. Đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sản phụ khi sinh 2 bé Subi và Subo giúp chị được trải qua 2 phương pháp sinh thường lẫn sinh dưới nước.
Tổ ấm nhỏ của chị Hà Trang.
Lần đầu sinh thường mất 2 tuần để đi lại bình thường
Chị Hà Trang hiện đang là giáo viên mầm non ở Sydney, Úc và có tổ ấm nhỏ hạnh phúc với ông xã cùng 2 chàng nhóc Subi (6 tuổi), Subo (2 tuổi).
Chia sẻ về nước Úc, chị Hà Trang cho biết, chị khá hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây, đặc biệt chăm sóc sản phụ.
Trang bộc bạch, lần mang bầu bé Subi chị khá lo vì ở nơi xứ lạ. Tuy nhiên, Úc là một đất nước có hệ thống y tế tuyệt vời nên chị không gặp phải bỡ ngỡ gì. Các bác sĩ, y tá đều rất tận tình mỗi lần chị đến khám. Thậm chí, bác sĩ còn chủ động hẹn lịch lần khám sau cho chị, cũng như giải thích cặn kẽ các chỉ số, giải đáp tỉ mỉ những thắc mắc và thông báo, dặn dò cẩn thận cho chị những bước cần làm trong từng giai đoạn thai kỳ.
May mắn chị mang bầu khá thuận lợi. Sau 3 tháng đầu chỉ gặp chút khó khăn về việc sợ mùi thức ăn và buồn ngủ, chị sinh hoạt bình thường, vận động và làm việc nhà đến tận ngày đi sinh. Không những vậy, chị còn một mình sang Trung Quốc hoàn thành nốt chương trình học thạc sĩ mà không có chồng ở bên chăm sóc giai đoạn bầu bí.
"Ông xã ở Úc, còn mình ở Trung Quốc. Nên người lo lắng nhiều nhất lại là bố Subi, vì không được ở bên chăm sóc vợ", chị Trang cười.
Chị Trang tăng 10kg khi mang bầu Subi.
Chị Trang cho biết, vì tìm hiểu chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe từ sớm nên cả thai kỳ chị chỉ tăng lên 10kg. Chị ăn theo nhu cầu, không ăn theo các cụ ngày xưa vẫn nói "Ăn cho hai người, phải ăn gấp đôi, gấp ba". Đồng thời, chị tăng cường rau xanh, hoa quả, nước ép củ quả và các loại hạt cũng như tránh ăn đường, các loại sản phẩm được tạo bọt hóa học.
"Vốn là người không thích ăn cơm, nên mình ăn ít cơm lắm. Mình cũng gần như thay tinh bột xấu (cơm gạo trắng, bánh mỳ trắng,...) bằng tinh bột tốt (cơm gạo lứt, bánh mỳ đen,...). Hai lần bầu mình đều lên 10kg", chị Trang chia sẻ chế độ dinh dưỡng của mình.
Chị Trang sinh Subi ở tuần thứ 38 bằng phương pháp sinh thường. Mặc dù trước đó đã có ý định sinh con dưới nước nhưng do chia sẻ mong muốn được sinh con dưới nước với bác sĩ hơi muộn trong khi cơn gò đã xuất hiện với tần số liên tiếp nên chị phải sinh thường. Bé Subi chào đời nặng 3,185kg.
"Subi chào đời khóc rất to và lâu. Mình bị tổn thương nhiều nên sau sinh phải mất khoảng 1 tuần đầu dùng thuốc giảm đau và 2 tuần sau sinh mới đi lại bình thường", chị Trang chia sẻ cảm giác sinh thường của mình.
Hình ảnh chị khi sinh thường bé Subi.
Subi chào đời nặng 3,185kg
Lần 2 quyết đi sinh dưới nước, ai cũng kêu đẻ như không
Sau khi sinh Subi, 4 năm sau tổ ấm nhỏ của chị Trang mới chào đón thành viên nhí thứ 2 Subo vào năm 2018. Đến bây giờ chị vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc vô bờ bến của 2 vợ chồng khi nhận tín hiệu có con. Dẫu hơi bất ngờ chút nhưng chị luôn sẵn sàng để được làm mẹ lần 2.
Lần này, có kinh nghiệm lần đầu nên chị khá thoải mái và tự tin. Chị áp dụng chăm sóc thai kỳ của Subi vào Subo nên không gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, cả thai kỳ chị vẫn tăng 10kg đúng chuẩn cân nặng. Tuy nhiên rút kinh nghiệm từ lần mang thai Subi, lần này chị quyết tâm để được trải nghiệm cảm giác sinh con dưới nước.
Được biết, chị Trang sinh bé Subo ở tuần thứ 40 bằng phương pháp sinh con dưới nước. Bé chào đời nặng 3,29kg.
Chị Trang lựa chọn sinh con dưới nước lần 2.
Chị Trang tâm sự, đến bây giờ sinh con dưới nước là sự lựa chọn sáng suốt chị đã được trải nghiệm. Phương pháp sinh này không chỉ giúp quá trình chuyển dạ, sinh con bớt đau đớn hơn nhiều mà sau sinh còn giúp chị có thể đi lại bình thường ngay lập tức. Bản thân chị, ông xã và mẹ cũng rất ngạc nhiên vì "đẻ mà như không đẻ".
"Phòng sinh dưới nước thực tế giống như một phòng tắm lớn, trong đó có bồn tắm. Y tá đã chuẩn bị sẵn nước ấm trong bồn để sẵn sàng cho các ca sinh nở dưới nước. Mình chọn phương pháp giảm đau bằng hít khí gas nên bác sĩ sẽ nối dây dẫn khí từ phòng ra đến bồn tắm. Nhưng hít đôi lần mình không dùng nữa, sinh tự nhiên hoàn toàn.
Trong lúc ngâm mình trong bồn thì khoảng 5-10 phút y tá đỡ đẻ sẽ vào kiểm tra một lần. Cho đến khi thấy dấu hiệu là lúc gần sinh rồi, y tá sẽ túc trực bên mình và hướng dẫn cách thở để em bé ra dễ dàng nhất", chị Trang nhớ lại.
Lý giải về điều mình cảm thấy sáng suốt khi lựa chọn sinh con dưới nước, chị Trang cho biết, ở dưới nước cho chị cảm giác nổi khiến cơ thể cảm thấy rất nhẹ nhàng và giúp chị rặn đẻ nhanh hơn nhờ vào lực nâng của nước.
Hơn nữa, môi trường nước là lỏng, cùng với độ ấm của nước giúp chị xoa dịu những cơn đau, làm giảm bớt sự đau đớn của những cơn co thắt dạ con. Đồng thời, trong môi trường này, cơ thể sẽ tiết ra endorphin - một loại hormone giảm đau hiệu quả. Điều này khiến những tổn thương cho cơ thể giảm xuống tối đa. Chính vì thế, chị chỉ dùng phương pháp giảm đau nhẹ nhất - hít gas 2 lần, sau đó không cần dùng nữa và sinh hoàn toàn tự nhiên.
Chưa kể, môi trường nước giúp chị giảm rủi ro rách cổ tử cung, âm đạo hơn nhiều lần so với sinh thường. Khi sinh xong bé Subo, chị chỉ phải khâu 4 mũi. Vì là tổn thương ít, nên gần như chị không trải qua giai đoạn đau đớn phục hồi sau sinh. Khác hoàn toàn sau sinh Subi mất 2 tuần mới đi lại bình thường được, ngay sau sinh Subo, chị đã đi lại bình thường được, việc tiểu tiện và đại tiện cũng bình thường như trước khi đi sinh.
Việc sinh con dưới nước của chị luôn có bác sĩ theo dõi sát sao.
Subo chào đời không khóc to mà nằm im trên bụng mẹ.
Không những vậy, chị thấy việc sinh con dưới nước rất tốt cho em bé bởi chào đời trong nước giúp con có cảm giác tương đồng với dịch ối, giúp thích nghi tốt hơn. Vì vậy Subo chào đời không khóc to, chỉ í lên một tiếng rồi khoan khoái nằm im trên ngực mẹ. Ngoài ra, môi trường trong nước cũng giúp trẻ không chịu áp lực của âm thanh, ánh sáng - những thứ không có trong môi trường bụng mẹ ngay khi vừa sinh ra.
"Mỗi người dân ở đây đều có bảo hiểm y tế cộng đồng. Mình sinh ở bệnh viện công hoàn toàn miễn phí. Bác sĩ và y tá nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, trách nhiệm lắm. Họ ra vào đo chỉ số liên tục trong lúc mình chờ đến thời điểm lên bàn sinh. Họ thủ thỉ động viên khi mình muốn lả đi với từng cơn gò. Hai lần đi sinh, là hai trải nghiệm khác nhau với hai kiểu sinh khác nhau, nhưng ấn tượng về sự tận tình của y bác sĩ trong mình thì y hệt nhau", chị Trang thổ lộ.
Chế độ ăn khi đi sinh của chị.
Dẫu trải qua 2 lần sinh khác nhau và có những cảm nhận, trải nghiệm khác nhau nhưng chị Trang vẫn luôn hài lòng về dịch vụ ở Úc. Cả 2 lần trong lúc đang sinh, bác sĩ đã không ngừng động viên "Trang, chị đang làm rất tốt rồi. Cố gắng thở đều một chút, em bé sắp ra rồi" giúp chị vượt qua đau đớn. Khi đón con chào đời, câu đầu tiên của bác sĩ nói " Ôi, xinh xắn quá. Chị đã làm rất tốt Trang à!" cũng khiến chị cảm động.
Rồi khi những ngày đầu chị chưa có sữa, y tá còn kỳ cạch giữa đêm lấy xi lanh nặn sữa, hút từng giọt sữa nhỏ để chị con ăn, vừa nặn, vừa nói: "Tôi biết chị đau lắm, nhưng mình cùng cố gắng nhé!".
Không những vậy, một tuần đầu sau khi rời viện về nhà, ngày nào cũng có y tá đến nhà kiểm tra tình hình chị và bé, hướng dẫn chị cách cho bú, tư vấn những thắc mắc, khó khăn chị đang gặp phải và rất quan tâm đến tinh thần của chị sau sinh. Chỉ những lời động viên, việc làm đơn giản vậy thôi nhưng đối với chị đó là món quà vô giá sẽ mang theo suốt cuộc đời.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Cuộc sống của người Italy khi bị phong tỏa Rachael Martin, cây viết tự do tại Milan, chia sẻ những thay đổi cuộc sống của cô và cộng đồng khi lệnh phong tỏa được ban bố tại Italy vì Covid-19. Covid-19 đến, cả Italy 'im lặng' như tờ Ngày thứ Sáu (21/2), ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Italy được phát hiện ở Codogno, Lombardy. Chiều thứ Bảy (22/2), hơn 50 ca...