Nữ y tá đãng trí
Cô vừa lấy máu rồi mà!
- Cái cô Nancy ấy đãng trí hết chỗ nói. Lúc nào cũng làm ngược lại lời người khác. – một bác sĩ bực dọc nói – Hồi tuần trước, tôi dặn cô ấy tiêm cho bệnh nhân 2mg giảm đau mỗi 10 giờ. Vậy mà cô ta cứ cách 2 giờ lại tiêm 10mg thuốc, hại bệnh nhân gần như tê liệt.
Bác sĩ kia cũng hậm hực kể:
- Như thế đã là gì! Hồi đầu tuần này, tôi kêu cô ấy cách 24 giờ cho bệnh nhân uống một viên thuốc xổ. Kết quả cô ta lại nhớ thành uống 24 viên một giờ, hôm đó tôi mà không đến kịp thì bệnh nhân gặp họa rồi.
Đang nói thì cả hai người nghe tiếng hét thất thanh từ phòng bệnh ông Smith, một bác sĩ vỗ trán rên:
Video đang HOT
- Chết thật, quên mất vừa nãy tôi dặn Nancy cách 36 giờ lấy máu ông Smith một lần để xét nghiệm .
- !!!
Theo webtruyen.com
Điểm danh những bệnh vặt giao mùa và cách phòng tránh
Lúc giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không thích ứng kịp, đây là cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp phát triển mạnh.
Các bệnh vặt trẻ thường gặp thời điểm giao mùa
Cảm cúm: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Phòng tránh: Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện cúm. Cần lưu nhớ lịch tiêm chủng đầy đủ đúng lịch cho bé và ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng.
Sốt phát ban: Bé mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Sốt phát ban gây ra bởi virus sởi hay còn gọi là ban đỏ, hoặc ban đào khi bé nhiễm virus rubella.
Phòng tránh: Cần cho bé tiêm phòng sởi và rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa... nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công. Đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt...
Phòng tránh: Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội - Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Đặc biệt, trong 3 tháng đầu sau sinh, mắt trẻ rất dễ bị viêm, ghèn vì tiếp xúc với dịch ối và phần sinh dục dưới của mẹ nên cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh đơn liều, vô trùng, tránh lây nhiễm chéo"
Viêm tai: Viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông cao hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai. Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
Viêm đường hô hấp: Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp. Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Phòng tránh: Mẹ nên vệ sinh đường hô hấp trên như tai, mũi, họng, miệng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý chuyên biệt, đơn liều và vô trùng đồng thời tăng cường đề kháng cho trẻ bằng nhiều cách như tiêm chủng đầy đủ và cho bé bú sữa mẹ.
Theo eva.vn
Bệnh tay chân miệng: Chủng virus EV 71 có thể gây chết người Bệnh tay chân miệng do tác nhân Enterovirus 71 (EV71) thật sự nguy hiểm vì bệnh thường gây ra biến chứng nặng ảnh hưởng đến thần kinh và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em. Bệnh này hiện không có thuốc đặc trị còn vắc-Xin EV71... thì vẫn còn chờ tiếp tục nghiên cứu. Bệnh tay, chân và miệng (TCM) đã...