Nữ y tá chia sẻ cảm xúc của những bệnh nhân sắp giã từ cuộc đời
Viễn cảnh cái chết có thể rất đáng sợ khi một người có thể đối mặt với nỗi lo lắng về điều chưa biết hoặc những cơn đau đớn không thể chịu đựng nổi.
Nữ y tá Julie McFadden, 39 tuổi, chuyên chăm sóc những người bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Cô rất buồn khi phải chứng kiến nhiều bệnh nhân ra đi mãi mãi.
“Sợ chết là cảm giác bình thường. Một số bệnh nhân đã tâm sự nỗi sợ của họ với tôi”, nữ y tá sống ở California (Mỹ) kể.
Theo The Sun, Julie cho biết phản ứng của mỗi bệnh nhân là khác nhau nhưng một số thường hình dung ra những người đã mất. Dù vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh nhân lại thấy bạn bè, người thân và thậm chí cả vật nuôi đã qua đời.
“Một khi điều này xảy ra, mọi người không còn sợ hãi nữa“, Julie giải thích.
“Chúng ta không nói nhiều về hiện tượng này nhưng điều đó thực sự phổ biến. Hơn một nửa số người mà tôi từng chăm sóc đã trải qua. Đôi khi bệnh nhân nói rằng một người thân yêu đến trong giấc mơ hoặc cả khi họ đang tỉnh táo“, cô nói.
Video đang HOT
Julie chăm sóc cho các bệnh nhân đủ lứa tuổi chỉ còn rất ít thời gian để sống. Cô cho biết khả năng trên thường xảy ra khoảng một tháng trước khi ai đó qua đời.
“Rất nhiều lần những người đã trải qua điều này sẽ nói: ‘Tôi biết điều này nghe có vẻ điên rồ’. Họ rất ý thức về những gì đang xảy ra”, cô nói thêm.
(Ảnh minh họa: Yale)
Julie đã chia sẻ lời giải thích trên mạng xã hội, nơi cô chia sẻ với mọi người về cái chết. Đoạn video đã thu hút được gần 100.000 lượt xem. Nhiều người cũng chia sẻ, các thành viên trong gia đình họ từng trải qua điều đó.
Một người nói: “Bố tôi nhìn thấy anh chị em của mình, mẹ tôi nhìn thấy chị gái và nghe được tiếng bố tôi, bà tôi thấy con trai của bà, người đã mất trước đó”. Người khác nhớ lại: “Vài ngày trước khi qua đời, bà tôi nói với một y tá rằng cha của bà đang đợi bà. Điều này khiến gia đình tôi cảm thấy được an ủi“.
Trong khi đó, những người khác nói, chia sẻ của nữ y tá người Mỹ đã mang lại cho họ sự thoải mái và giúp họ giảm bớt nỗi sợ hãi về cái chết. Một người tâm sự: “Đây là lý do số một khiến tôi không còn sợ. Tôi muốn gặp lại tất cả. Có vẻ như thật yên bình”.
ECMO 'di động' cứu bệnh nhân ngưng tim, ngưng tuần hoàn
Tận dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) trong cấp cứu bệnh nhân ngưng tim, ngưng tuần hoàn, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đã và đang dịch chuyển dần hệ thống ECMO ra ngoài phạm vi khu vực hồi sức tích cực và cả ngoại viện, để tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân ngưng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân.
ECMO (trao đổi ô xy qua màng ngoài cơ thể, hay còn gọi là tim phổi nhân tạo) là phương pháp y khoa kỹ thuật cao hỗ trợ sự tuần hoàn và hô hấp khi tim hoặc phổi đều đột ngột ngưng hoạt động (do nhiễm vi rút, bệnh lý...). Kỹ thuật ECMO có thể thay thế tim hoặc phổi hoạt động trong một thời gian ngắn để duy trì sự sống của não bộ, hệ thần kinh, trong khi chờ tim, phổi được cấp cứu, điều trị để có thể hoạt động trở lại. Hiện tại, ECMO "di động" của Bệnh viện (BV) Đà Nẵng, bao gồm đội ngũ nhân lực 24/7 và máy ECMO lưu động, đã tăng cơ hội cứu sống những bệnh nhân (BN) ngưng tim, ngưng tuần hoàn, giành giật thời gian cấp cứu BN ngay cả khi BN chưa được đưa về đến BV...
Mới đây, đường dây nóng của BV Đà Nẵng nhận thông tin BN H.T.T (45 tuổi, quê Quảng Nam) chuyển đến trong tình trạng được nhồi ép tim liên tục, do ngưng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân, nghi do viêm cơ tim, tổn thương đa phủ tạng với hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, ê kíp bác sĩ (BS) sẵn sàng thực hiện kỹ thuật ECMO tại khu vực cấp cứu cho BN.
Với ECMO "di động", bệnh nhân được trao đổi ô xy màng ngoài cơ thể cho đến khi về đến Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh D.X
Suốt hơn 1 tháng, BN được điều trị tích cực bằng thuốc an thần, thở máy qua nội khí quản, lọc máu liên tục... trong tình trạng phức tạp, nhiều biến chứng, rối loạn đông máu nặng, tổn thương đa cơ quan với nhiều nguy cơ tử vong. Hiện tại, BN đã được cứu sống và hồi phục ngoạn mục mà không có di chứng kèm theo.
Trong thời gian tới, BV Đà Nẵng sẽ tăng cường thực hiện kỹ thuật ECMO ngoài BV và tại những BV lân cận trong các trường hợp khẩn cấp.
BS Hà Sơn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng
BS Hà Sơn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cho biết trường hợp BN T. là ca bệnh đặc biệt được cứu sống, như một kỳ tích đối với người bệnh cũng như những BS tham gia điều trị. "Bình thường kỹ thuật ECMO được tiến hành tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, tình trạng rất khẩn cấp, bắt buộc phải di chuyển cả ê kíp ECMO "di động" đến khu vực cấp cứu, kịp thời giữ lại sự sống cho BN", BS Bình nói. "Trong thời gian tới, BV Đà Nẵng sẽ tăng cường thực hiện kỹ thuật ECMO ngoài BV và tại những BV lân cận trong các trường hợp khẩn cấp", BS Bình nhấn mạnh.
TS-BS Lê Đức Nhân, Giám đốc BV Đà Nẵng, cho biết ê kíp ECMO "di động" sẽ ngay lập tức lên đường tiếp cận BN khi có tín hiệu "cấp cứu" từ mạng lưới cấp cứu tuyến dưới. Trên xe cấp cứu có ê kíp ECMO "di động" trang bị đầy đủ hệ thống máy thở di động, phương tiện hồi sinh tim phổi, tạo nhịp tạm thời qua da, ê kíp phẫu thuật và chạy máy ECMO ngay trên xe.
Ngay khi BN lên xe sẽ được các BS thiết lập đường truyền mạch máu, kết nối thực hiện ECMO tại chỗ. Theo BS Nhân, nỗ lực này duy trì khi chuyển BN về BV vẫn duy trì được tuần hoàn, đủ thời gian để cứu sống BN, giảm thấp nhất tình trạng chết não, suy giảm các tế bào não, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng và đảm bảo chất lượng cuộc sống của BN về sau...
Bác sĩ: 5 dấu hiệu gần như bạn đang mắc bệnh gan Bệnh gan có thể rất âm thầm và nếu mọi người không biết các dấu hiệu, có thể dễ dàng bỏ sót cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Anurag Maheshwari, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Viện Sức khỏe Tiêu hóa và Bệnh gan tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore cho biết: "Đó là phần khó khăn...