Nữ tuyển thủ Afghanistan trốn chạy, rơi nước mắt cầu cứu trong tuyệt vọng
Sự tuyệt vọng, đau khổ và sợ hãi là những gì các nữ tuyển thủ Afghanistan đang phải trải qua.
Thủ đô Kabul, thành trì cuối cùng và niềm hy vọng cuối cùng của những người phụ nữ Afghanistan đã sụp đổ dưới họng súng Taliban. Trong bầu không khí lo lắng, sợ hãi, các nữ tuyển thủ Afghanistan đang cố gắng tìm kiếm cho mình một lối thoát mong manh.
“Họ đang thật sự tuyệt vọng và sợ hãi. Tôi có thể cảm nhận rõ điều đó qua những cuộc gọi điện thoại hay nhắn tin cầu cứu đẫm nước mắt. Đa số đã bỏ nhà, đến nơi không ai biết họ là ai. Bởi nếu ở lại, họ đối mặt nguy cơ bị những người hàng xóm tố giác với Taliban”, Khalida Popal, người có công sáng lập đội tuyển bóng đá nữ Afghanistan chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến với hãng truyền thông AP.
“Tôi đành khuyên họ gỡ bỏ các tài khoản mạng xã hội, xóa những hình ảnh đăng lên mạng và trốn khỏi nhà, sống ẩn mình, che giấu danh tính thật. Điều đó khiến trái tim tôi tan nát vì trong suốt những năm qua, chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để nâng cao nhận thức và vị thế của phụ nữ trong xã hội Afghanistan. Bây giờ, tôi lại phải bảo họ hãy im lặng và biến mất. Nhưng biết sao được bây giờ, tính mạng của họ đang bị đe dọa”, nữ giám đốc Liên đoàn bóng đá Afghanistan thở dài đau đớn.
Sự lên ngôi của Taliban cũng là dấu chấm hết cho ĐT nữ non trẻ của Afghanistan (Ảnh: Getty)
Khalida Popal cùng gia đình từng phải bỏ trốn khi phiến quân Taliban chiếm đóng Kabul vào năm 1996. Cô phải sống trong một trại tị nạn ở Pakistan trước khi được trở về quê hương nhờ cuộc lật đổ chính quyền Taliban của Mỹ và các nước phương Tây năm 2001. Năm 2007, cô là thành viên nòng cốt sáng lập nên ĐTQG nữ Afghanistan.
“Chúng tôi cảm thấy rất tự hào khi được khoác áo ĐTQG. Đó là cảm giác tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Không gì có thể sánh nổi”, Khalida từng chia sẻ.
Cô khuyến khích các đồng đội sử dụng mạng xã hội để phản đối các chính sách hà khắc, đặc biệt với phụ nữ của Taliban. “Thế hệ của tôi có hy vọng xây dựng một đất nước Afghanistan tự do, phát triển với sự bình đẳng nam nữ. Và tôi xem bóng đá như cầu nối tốt nhất để trao quyền cho phụ nữ và các bé gái”.
Cựu đội trưởng tuyển nữ Afghanistan, Khalida Popal (Ảnh: Getty)
Popal ngừng thi đấu vào năm 2011 để tập trung vào việc điều phối đội tuyển trong vai trò giám đốc Liên đoàn bóng đá Afghanistan. Nhưng cuối cùng, cô buộc phải trốn chạy và xin tị nạn ở Đan Mạch vào năm 2016 vì sự an nguy của bản thân và gia đình. “Tôi nhận được rất nhiều lời đe dọa tính mạng vì những phát biểu trên sóng truyền hình. Tôi từng gọi Taliban là kẻ thù của tất cả người dân Afghanistan”.
Nhưng dù lần thứ 2 phải rời xa quê hương, Popal vẫn không bỏ rơi các nữ cầu thủ Afghanistan. Cô vẫn chiến đấu để chống lại những bất công, tham nhũng, lạm dụng thể chất, tình dục và hãm hiếp trong nền thể thao nước nhà.
Video đang HOT
Bóng đá là môn thể thao yêu thích của không ít phụ nữ Afghanistan (Ảnh: Getty)
“Phụ nữ Afghanistan đã tin vào những lời hứa để rồi nhận lại điều gì? Mọi chuyện đang xảy ra thật không công bằng với họ. Ngày hôm qua, thật đau đớn khi chứng kiến Chính phủ Afghanistan đầu hàng. Phụ nữ ở đất nước tôi lại mất hết hy vọng”, Popal cay đắng chia sẻ.
Điểm lại diễn biến cuộc tấn công thần tốc giúp Taliban giành kiểm soát Afghanistan
Việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan là kịch bản được lường trước nhưng gây bất ngờ vì diễn ra quá chóng vánh sau khi lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu rút về nước.
Sau đây là một số diễn biến chính ở Afghanistan từ khi Mỹ và lực lượng nước ngoài bắt đầu rút quân đợt cuối khỏi đất nước này.
Đầu tháng 5, vùng da cam là khu vực do Taliban kiểm soát, vùng hồng nhạt là vùng tranh chấp; vùng trắng là khu vực do Chính phủ Afghanistan kiểm soát. Ảnh: New York Times
Diễn biến chính từ tháng 5
Theo The Guardian, đầu tháng 5, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu rút quân lần cuối, chấm dứt sứ mệnh tại Afghanistan. Đợt rút quân liên quan 9.600 binh sĩ, trong số đó có 2.500 binh sĩ Mỹ.
Giao tranh căng thẳng sớm bùng phát giữa lực lượng Taliban và lực lượng chính phủ Afghanistan ở tỉnh miền nam Helmand. Thời gian này, đã xảy ra một vụ đánh bom bên ngoài trường nữ sinh ngày 8/5 ở Kabul, khiến 85 người chết. Taliban bị cáo buộc gây ra vụ đánh bom làm nhiều người chết nhất trong một năm, dù không lên tiếng nhận trách nhiệm.
Giữa tháng 5, lực lượng Mỹ rút khỏi một trong những căn cứ không quân lớn nhất Afghanistan ở Kandahar, thành phố lớn thứ hai nước này.
Sau đó, các tay súng Taliban đã chiếm các huyện ở tỉnh Wardak gần Kabul và các huyện ở tỉnh Ghazni. Đây là các vị trí có các con đường nối thủ đô với Kandahar.
Sang giữa tháng 6, Taliban đã mở rộng đáng kể vùng kiểm soát hoàn toàn. Ảnh: New York Times
Tới giữa tháng 6 , Taliban chiếm một số huyện ở các tỉnh phía bắc, buộc quân đội Afghanistan phải thoái lui.
Taliban cũng giành quyền kiểm soát cửa khẩu chính Shir KhanBandar với Tajikistan ngày 22/6, buộc Tajikistan phải đặt lực lượng vũ trang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Đầu tháng 7 , các quan chức thông báo mọi binh sĩ Mỹ và NATO đã rút hết khỏi căn cứ không quân lớn nhất Afghanistan là Bagram. Đây là trung tâm điều phối các chiến dịch ở Afghanistan suốt 20 năm qua.
Sang tháng 7, khu vực do quân Chính phủ Afghanistan kiểm soát chỉ còn một số vùng ở miền Trung và quanh thủ đô Kabul. Ảnh: New York Times
Hai ngày sau, Taliban đã chiếm huyện quan trọng Panjwai ở Kandahar, thành trì trước đây của Taliban.
Taliban thông báo chiếm giữ Islam Qala, cửa khẩu lớn nhất của Afghanistan với Iran vào ngày 9/7.
Ngày 14/7, các tay súng Taliban kiểm soát cửa khẩu Spin Boldak ở biên giới với Pakistan. Đây là một tuyến giao thương chính giữa hai quốc gia.
Đà tiến công của Taliban leo thang nhanh chóng khi lực lường này tập trung vào các trung tâm thành thị, tấn công các thành phố ở tỉnh Lashkar Gah, Kandahar và Herat.
Tới tháng 8 , Taliban đã chiếm giữ thủ phủ tỉnh đầu tiên của Afghanistan. Đó là thành phố Zaranj, thủ phủ tỉnh tây nam Nimroz. Thành phố này thất thủ ngày 6/8 mà không kháng cự.
Đến đầu tháng 8, gần như toàn bộ lãnh thổ Afghanistan đã nằm dưới quyền kiểm soát của Taliban. Ảnh: New York Times
Những ngày tiếp đó, thành phố Kunduz phía bắc tiếp tục rơi vào tay Taliban cùng với Sheberghan, Sar-e-Pul, Taloqan, Aibak và Farah. Các tay súng Taliban tràn vào Aibak mà không gặp cản trở gì. Tỉnh trưởng đã rút binh sĩ để bảo vệ dân thường.
Dù lực lượng Afghanistan thất thủ nhanh nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden không có ý định trì hoãn rút binh sĩ mà theo kế hoạch sẽ hoàn tất vào ngày 31/8.
Ngày 11/8, khi thành phố phía bắc Mazar-i-Sharif trở thành mục tiêu tiếp theo của Taliban, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã bay tới đây để huy động lực lượng. Tuy nhiên, chuyến thăm của ông không mấy ý nghĩa khi hàng trăm binh sĩ Afghanistan đầu hàng ở thành phố Kunduz gần đó và thủ phủ thứ chín là Faizabad thất thủ. Thành phố Pul-e-Khumri, cách Kabul 140km về phía bắc, cũng rơi vào tay Taliban.
Quân đội Mỹ cảnh báo toàn bộ Afghanistan có thể thất thủ trong vòng 90 ngày.
Các chiến binh Taliban trên đường tiến vào thủ đô Kabul. Ảnh: AFP
Tiếp đó, Taliban chiếm Ghazni, cách Kabul 150km về phía tây nam. Thành phố Herat ở phía tây cũng thất thủ cùng ngày 12/8.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:34
Loaded: 17.23%
X
Ngày 13/8, Kandahar, tiếp đó là Kasshkar Gah đều rơi vào tay Taliban. Ngày hôm sau, Asadabad và Gardez nối gót cùng với Mazar-i-Sharif, thành phố mà ông Ghani vừa tới thăm trước đó ba ngày.
Thành phố Jalalabad phía tây bị Taliban chiếm sáng 15/8, khiến Kabul là thành phố lớn duy nhất chưa thất thủ.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại Hội nghị Ủy ban giám sát và điều phối chung tại thủ đô Kabul ngày 28/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Ghani đã chạy khỏi Afghanistan tới Tajikistan. Taliban vào thủ đô Kabul, chiếm dinh tổng thống, kiểm soát hơn 90% các trụ sở của chính phủ và gần như tất cả các chốt kiểm soát trong thành phố. Trong một tuyên bố, ông Ghani thừa nhận Taliban đã chiến thắng.
Về phần mình, người phát ngôn văn phòng chính trị của Taliban ngày 15/8 khẳng định rằng cuộc chiến tranh tại Afghanistan đã kết thúc và kiểu chính quyền và hình thức chế độ sẽ sớm được làm rõ. Người phát ngôn Mohammad Naeem cho biết không cơ quan ngoại ngoại giao hay bất kì trụ sở nào ở Afghanistan bị nhắm mục tiêu, khẳng định Taliban đảm bảo sẽ đảm bảo an toàn cho công dân và các phái bộ ngoại giao.
Ông Naeem cũng cho biết sẵn sàng đối thoại với tất cả các bên ở Afghanistan và sẽ đảm bảo sự an toàn cần thiết. Người phát ngôn văn phòng chính trị của Taliban khẳng định lực lượng này "sẽ hành động một cách có trách nhiệm trong từng bước đi và đảm bảo hòa bình với mọi quốc gia". Theo đó, Taliban sẵn sàng giải quyết những quan ngại của cộng đồng quốc tế thông qua đối thoại.
Nguyên nhân Taliban thắng thần tốc
Các tay súng Taliban sau khi chiếm giữ thành phố Ghazni, miền Đông Afghanistan, ngày 12/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ New York Times, chỉ trong 7 ngày qua, tuần gây choáng váng nhất trong 20 năm chiến tranh ở Afghanistan, quân đội nước này đã sụp đổ. Những diễn biến chóng vánh trên thực địa xảy ra khi mà chỉ cách đó một tháng, Tổng thống Mỹ Joe Biden còn tuyên bố: "Tôi tin vào năng lực quân đội Afghanistan, những người được huấn luyện tốt hơn, trang bị tốt hơn, có năng lực hơn trong chiến tranh".
Tuy nhiên, khi Taliban tấn công các thành phố khắp đất nước, có một điều rõ ràng là các lực lượng chính phủ Afghanistan đã kiệt sức, rối loạn và bị áp đảo khi không có Mỹ hỗ trợ. Nhiều thành phố sụp đổ mà Taliban không tốn một viên đạn khi lực lượng Afghanistan đầu hàng hoặc bỏ chạy.
Lực lượng vũ trang Afghanistan rời khỏi Kabul sau khi Taliban tuyên bố nắm quyền kiểm soát Afghanistan, ngày 15/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Taliban đã phái các già làng phát thông điệp: đầu hàng hay là chết. Nhiều binh sĩ, cảnh sát đã đầu hàng, giao vũ khí để đảm bảo an toàn mạng sống.
Trong thỏa thuận tháng 2/2020 với Mỹ, Taliban đã cam kết đàm phán với chính phủ Afghanistan để hình thành chính phủ chia sẻ quyền lực và ngừng bắn lâu dài. Taliban cũng cam kết giảm bạo lực, ngừng tấn công hàng loạt, không nhằm vào binh sĩ Mỹ khi họ rút đi. Tuy nhiên, không có cơ chế nào đảm bảo Taliban tôn trọng các cam kết này.
Taliban kiểm soát Afghanistan sau 20 năm nuôi mộng hồi sinh quyền lực Sau khi bị lật đổ năm 2001, lực lượng Taliban vẫn luôn tìm cách chống lại chính phủ Afghanistan và chờ thời cơ hồi sinh quyền lực. Taliban giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan, tuyên bố kế hoạch lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (Ảnh: Getty). Lực lượng Taliban ngày 15/8 tuyên bố cuộc chiến ở Afghanistan đã kết thúc sau...