‘Nữ tướng’ thay thế vị trí tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại Vinhomes
Một “nữ tướng” gắn bó rất lâu với tập đoàn Vingroup đã thay thế cho ông Phạm Nhật Vượng.
Bà Nguyễn Diệu Linh sinh năm 1974, đã có 13 năm làm việc tại tập đoàn Vingroup
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vinhomes ( mã VHM- sàn HOSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, miễn nhiệm, bổ nhiệm Tổng giám đốc và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Theo đó, theo đề nghị của ông Phạm Nhật Vượng, HĐQT đã thông qua việc bầu bà Nguyễn Diệu Linh làm Chủ tịch HĐQT Vinhomes thay thế cho ông kể từ ngày 28-2.
Mặc dù rời khởi vị trí cao nhất ở Vinhomes nhưng hiện ông Vượng vẫn là thành viên HĐQT của Vinhomes và là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Vingroup – công ty mẹ của Vinhomes.
Tài trợ
Video đang HOT
Được biết, bà Nguyễn Diệu Linh người thay vị trí ông Phạm Nhật Vượng tại Vinhomes, sinh năm 1974 và đã có nhiều năm làm việc tại Vingroup ở nhiều vị trí khác nhau.
Năm 2008 bà Linh được bầu làm Phó tổng giám đốc của Vingroup. Năm 2018 khi Vinhomes lên sàn HOSE, bà Diệu Linh được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinhomes kiêm Tổng giám đốc. Hiện bà Linh đại diện cho hơn 1,1 tỷ cổ phiếu VHM mà Tập đoàn Vingroup sở hữu, tương đương tỷ lệ sở hữu 34,83%.
Bên cạnh đó, HĐQT cũng cũng quyết định bổ nhiệm bà Lưu Thị Ánh Xuân là Tổng giám đốc công ty thay cho bà Nguyễn Diệu Linh nhiệm kỳ 5 năm.
Hội đồng quản trị của Vinhomes cũng thông qua việc thay đổi người đại diện theo nội dung đăng ký doanh nghiệp. Ba người đại diện theo pháp luật của Vinhomes gồm bà Nguyễn Diệu Linh, bà Lưu Thị Ánh Xuân và ông Nguyễn Văn Trai (Phó tổng giám đốc).
Ông Phạm Nhật Vượng thôi chức Chủ tịch HĐQT Vinhomes
P.V
Theo plo.vn
HPG và ROS cùng tăng mạnh: Cuộc chạy đua vào top 3 người giàu nhất thị trường chứng khoán ngày càng gay cấn
Cổ phiếu ROS tăng trần đã giúp tài sản của tỷ phú Trịnh Văn Quyết lên ngưỡng 16.744 tỷ đồng- tăng 1.000 tỷ đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Và, tỷ phú Trịnh Văn Quyết đang tạm giữ vị trí người giàu thứ 3 thị trường chứng khoán.
Khi chỉ còn 5 phiên giao dịch nữa thôi là hết năm 2018, thị trường chứng khoán càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hàng loạt cổ phiếu nỗ lực bứt phá để "NAV" cuối năm của nhiều tổ chức đẹp hơn. Tuy vậy, lực bán mạnh khiến nhiều cổ phiếu không thể bứt phá. Chốt phiên ngày 24/11, VnIndex tiếp tục mất gần 4 điểm về 908,56 điểm và HNX-Index mất 1,1 điểm về 103,34 điểm.
Điều đáng nói là, trong cảnh lao dốc của thị trường thì 2 cổ phiếu đang là tâm điểm của sự "tò mò" của nhà đầu tư là HPG của Hoà Phát và ROS của Faros lại bật tăng mạnh. Sở dĩ 2 cổ phiếu này đang là tâm điểm của thị trường bởi lẽ việc tăng hay giảm của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khối tài sản của 2 ông chủ lớn trên thị trường: Ông Trần Đình Long và ông Trịnh Văn Quyết.
Thực tế, trong cả năm 2018 thì cổ phiếu HPG và ROS đều...đua nhau giảm. Việc 2 cổ phiếu này giảm đã khiến tài sản của ông Trần Đình Long và ông Trịnh Văn Quyết trên thị trường chứng khoán đều về dưới ngưỡng 1 tỷ đô la Mỹ.
Giảm dần đều suốt năm qua, cổ phiếu HPG đang tăng tốc cuối năm
Quá trình bứt phá cuối năm của 2 cổ phiếu HPG và ROS có thể chỉ là biến động tự nhiên sau chuỗi ngày giảm quá sâu nhưng những nhà đầu tư "vui tính" lại đang nghĩ rằng: Đằng sau việc tăng giá đi ngược thị trường chung của ROS và HPG là "cuộc chiến" vào top 3 người giàu nhất thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết và ông Trần Đình Long.
Cổ phiếu ROS bất ngờ tăng mạnh những phiên giao dịch cuối năm 2018
Với việc HPG tăng 1,8% phiên hôm nay, tài sản ông Trần Đình Long đang từ ngưỡng dưới 16.000 tỷ đồng lên gần 16.300 tỷ đồng. Tuy tăng mạnh gần 300 tỷ tài sản chỉ trong 3 ngày (2 ngày cuối tuần và ngày đầu tuần này) nhưng thứ hạng trên bảng xếp hạng người giàu nhất thị trường chứng khoán của ông Long đang bị tụt mất một bậc, xuống vị trí số 4.
Trong khi đó, cổ phiếu ROS tăng trần đã giúp tài sản của tỷ phú Trịnh Văn Quyết lên ngưỡng 16.744 tỷ đồng- tăng 1.000 tỷ đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Và, tỷ phú Trịnh Văn Quyết đang tạm giữ vị trí người giàu thứ 3 thị trường chứng khoán.
Hiện tại, ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản hơn 190 nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán, cách biệt khá xa với các tỷ phú khác thì 3 vị trí vẫn còn khả năng bị xáo trộn thứ bậc là vị trí số 2 của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, vị trí số 3 của ông Trịnh Văn Quyết, vị trí số 4 của ông Trần Đình Long và vị trí số 5 của bà Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng).
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Vì sao ông Trần Đình Long "biến mất" trong danh sách tỷ phú USD của Forbes? Cùng với những biến động trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát cũng "bốc hơi" gần 50% so với mức giá đỉnh, khiến tài sản chứng khoán của ông Trần Đình Long giảm hàng nghìn tỷ đồng. Đây có phải là lý do khiến ông Trần Đình Long "biến mất" khỏi danh sách tỷ phú USD sau 9...