Nữ trọng tài FIFA Trương Thị Lệ Trinh: Đời có những giấc mơ
Nếu vượt qua cuộc sát hạch, trợ lý trọng tài Trương Thị Lệ Trinh sẽ làm nên lịch sử khi lần đầu cầm còi ở một giải đấu nam, đồng thời đại diện cho lực lượng trọng tài Việt Nam làm việc ở World Cup nữ 2023. Điều đó hiện giờ vẫn là giấc mơ, nhưng cô giáo người Long An vẫn đang nỗ lực hết sức để biến nó thành hiện thực.
Nổi danh khắp châu Á
Trương Thị Lệ Trinh có lẽ là cái tên không được nhiều khán giả biết đến trong làng bóng đá Việt Nam. Cũng dễ hiểu khi không nhiều người theo dõi bóng đá nữ như các giải nam do nữ trợ lý trọng tài này làm việc ở các giải nữ. Nhưng trong lực lượng “cầm cân nảy mực” ở cả trong nước lẫn quốc tế, tài năng của nữ trợ lý sinh năm 1984 này được đánh rất cao. Ở Việt Nam, cựu trọng tài Võ Minh Trí được coi là nổi tiếng nhất khi từng được AFC công nhận là trọng tài Elite (xuất sắc nhất châu Á) trong thời gian dài, đồng thời cầm còi ở những giải đấu lớn của châu lục. Ở giới nữ, trợ lý Trương Thị Lệ Trinh cũng là một trong những cái tên vang danh và được tín nhiệm để làm việc ở những giải đấu lớn của nữ.
Đến thời điểm này, nữ trợ lý trọng tài FIFA chuẩn Elite Lệ Trinh đã được AFC chọn để làm nhiệm vụ ở nhiều giải đấu quốc tế. Theo đó, cô từng tham gia điều khiển giải ALGARVE Cup 2016, 2018 (tại Bồ Đào Nha); các VCK U17 World Cup nữ 2016, 2018; VCK nữ châu Á 2014 (tại Việt Nam), VCK nữ châu Á 2018 (Jordan), các VCK U16 nữ, U19 nữ châu Á 2015, 2017, 2019 và tất nhiên là cả các giải thuộc khu vực Đông Nam Á. Về thành tích cá nhân, trợ lý Lệ Trinh đã nhận được giải trợ lý trọng tài xuất sắc nhất Đông Nam Á 2017.
Nói về con đường đến với nghề trọng tài, trợ lý Trương Thị Lệ Trinh coi đó như một cơ duyên tình cờ. “Khi còn là sinh viên chuyên sâu bóng đá ở trường Đại học TDTT TP.HCM, bộ môn bóng đá của trường có kết hợp với VFF tổ chức lớp trọng tài bóng đá sơ cấp dành cho khu vực phía Nam. Lúc đó, tôi được giáo viên bộ môn bóng đá đăng ký và cho phép tham dự lớp học. Qua thời gian tham dự, giảng viên thấy tôi có năng khiếu về trọng tài nên động viên và hướng cho tôi theo nghề trọng tài sau khi tốt nghiệp đại học. Trước kia tôi từng là cầu thủ nên khi tôi nghỉ thi đấu và chuyển sang công tác trọng tài thì cũng gặp nhiều thuận lợi”, Lệ Trinh chia sẻ.
Trợ lý Trương Thị Lệ Trinh (ngoài cùng bên phải) tham gia điều hành một trận đấu bóng đá nữ ở giải quốc tế
Video đang HOT
Đỉnh cao cần vươn tới
Lịch sử các giải bóng đá nam Việt Nam sẽ sang một trang mới nếu có trọng tài, trợ lý nữ tham gia điều hành. Đó không phải là câu chuyện phiếm mà ngược lại, Ban trọng tài VFF đã quyết định đưa một số trọng tài, trợ lý nữ lên để thử sức. Với đẳng cấp và chuyên môn từng được chứng minh trên các sân cỏ nữ Việt Nam cũng như trên thế giới, trợ lý trọng tài FIFA Trương Thị Lệ Trinh cùng hai đồng nghiệp khác (gồm trợ lý Nguyễn Thị Hằng Nga và trợ lý Hà Thị Phượng) đã được lựa chọn. Nhưng để góp mặt ở giải hạng Nhất QG 2021, trợ lý Lệ Trinh cùng hai đồng nghiệp phải vượt qua cuộc sát hạch từ ngày 15-18/3 tới.
Việc được chọn để có thể tham gia điều hành giải hạng Nhất sắp tới là giấc mơ với Trương Thị Lệ Trinh. Nhưng niềm vui tiếp tục đến với cô khi mới đây, cái tên Trương Thị Lệ Trinh được FIFA đưa vào danh sách ứng cử viên để chọn lựa cho lực lượng làm nhiệm vụ ở World Cup nữ 2023. Tất nhiên, cuộc thi để đến với sân chơi nữ lớn nhất hành tinh trong 2 năm tới là rất cam go, khốc liệt hơn rất nhiều so với thử thách để có thể tham dự giải hạng Nhất QG 2021.
Nhưng với Lệ Trinh, việc được FIFA chọn lựa vào danh sách “sơ tuyển” cũng là sự ghi nhận rất lớn. Cô cho biết sẽ nỗ lực để có thể tận dụng thành công 2 cơ hội trước mắt. “Tôi đã học hỏi rất nhiều từ các bạn đồng nghiệp trọng tài ở các nước trên thế giới. Tất nhiên, tôi cũng phải tự trau dồi kiến thức chuyên môn để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân từng ngày, bên cạnh không ngừng nỗ lực tập luyện để nâng cao thể lực trong thời gian chuẩn bị. Điều quan trọng hơn nữa là tôi phải báo cáo kết quả tập luyện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để gửi đến FIFA qua đồng hồ Porla và APEX. Tôi đã xác định cuộc đua này không hề đơn giản, nhưng tôi sẽ cố gắng hết khả năng có thể”, trợ lý Trương Thị Lệ Trinh tỏ rõ quyết tâm.
Sẵn sàng cho giải hạng Nhất 2021
“Tôi đã sẵn sàng tham gia lớp tập huấn dành cho trọng tài và trợ lý trọng tài điều hành giải hạng Nhất QG nam 2021. Tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc và may mắn khi được VFF và Ban trọng tài tạo điều kiện cho tham gia tập huấn và điều hành giải bóng đá nam, đặc biệt đây là giải bóng chuyên nghiệp của quốc gia”, trợ lý Trương Thị Lệ Trinh tự tin khi chuẩn bị bước vào khóa sát hạch để điều hành giải hạng Nhất 2021.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Trợ lý Trương Thị Lệ Trinh (cùng trọng tài Bùi Thị Thu Trang) được FIFA đưa vào danh sách 750 trọng tài, trợ lý cho dự án “Đường tới Australia/New Zealand”. Nhưng đây là cuộc đua rất khốc liệt với tỷ lệ “chọi” rất cao khi chỉ có 56 trọng tài và 100 trợ lý trong danh sách trên được chọn để tham gia điều hành World Cup nữ 2023 sau những đợt sát hạch sắp tới.
Bóng chạm tay và "cái bẫy" cho trọng tài ở V.League 2021
Chắc chắn, có rất nhiều pha để bóng chạm tay của các cầu thủ dẫn đến những tình huống gây tranh cãi khiến giới trọng tài phải "đau đầu" ở V.League 2021 này.
Trọng tài nữ Việt Nam có cơ hội tham gia cầm còi các trận đấu tại World Cup nữ 2023. Nguồn: Myanmar Football
Thay đổi luật và "cái bẫy" vô hình
Những tình huống "để bóng chạm tay" nói chung và "để bóng chạm tay" trong vòng cấm nói riêng luôn gây ra rất nhiều tranh cãi. Các trọng tài đứng giữa những ranh giới rất nguy hiểm, họ có thể thổi phạt đền cho đội bóng này nhưng cũng có thể tước luôn quả phạt đền của chính đội bóng ấy. Nếu trọng tài làm đúng, mọi chuyện sẽ không có gì để bàn. Nhưng nếu đó là một quyết định sai, áp lực sẽ trở nên khủng khiếp với không chỉ cá nhân người cầm còi mà còn với tất cả đồng nghiệp.
Ở V.League 2021, khi những điều chỉnh liên quan đến luật "để bóng chạm tay" có thể trở thành "cái bẫy" với chính những ông Vua áo đen.
Bên lề chương trình tập huấn, kiểm tra trọng tài, giám sát trọng tài chuẩn bị cho V.League 2021, giám sát trọng tài Đặng Thanh Hạ cũng đã có một buổi phổ biến với truyền thông liên quan đến những thay đổi đáng chú ý của luật bóng đá. Thay đổi liên quan đến luật "để bóng chạm tay" thu hút được nhiều sự chú ý, bởi tính chất quan trọng và độ phức tạp.
Ví dụ như việc hậu vệ của đội phòng ngự để bóng chạm tay và diễn biến tiếp theo là việc cầu thủ tiền đạo đối phương có cơ hội nguy hiểm để ghi bàn hoặc ghi bàn ngay sau đó (trong tư thế việt vị). Các trọng tài sẽ không thể thổi phạt việt vị tiền đạo, cũng không thể thổi phạt lỗi để bóng chạm tay mà tình huống này sẽ được tiếp diễn.
Thay đổi ở luật 12, mục các hành động chơi bóng bằng tay với cầu thủ tấn công được điều chỉnh như sau: "Một cầu thủ tấn công (hoặc đồng đội của cầu thủ đó) "vô tình" chơi bóng bằng tay sẽ chỉ bị phạt nếu hành động đó xảy ra "ngay lập tức" trước một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ rệt".
Mấu chốt ở đây không phải điểm bóng chạm tay, cách thức bóng chạm tay mà là khái niệm "ngay lập tức". Định nghĩa "ngay lập tức" được quy định là "bàn thắng được ghi hoặc cơ hội ghi bàn là hệ quả trực tiếp của việc vô tình dùng tay chơi bóng của cầu thủ tấn công và không có điều gì xảy ra ở giữa khoảng đó". Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu cầu thủ để chạm tay và dứt điểm thành bàn, bàn thắng phạm luật. Nếu đồng đội để bóng chạm tay dù là "vô tình" nhưng tạo điều kiện cho người khác dứt điểm ghi bàn cũng là phạm luật, không có khái niệm "tay sát người" hay "chủ động chơi bóng". Nhưng nếu cầu thủ "vô tình" để bóng chạm tay và không bị xác định lỗi thì chỉ cần thực hiện đường chuyền, kể cả đường chuyền ấy chưa thể tạo ra cơ hội ghi bàn mà phải đến bước tiếp theo mới tạo ra cơ hội thì sẽ không phạm luật.
Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đọc, hiểu, phân tích các tình huống nhưng các trọng tài thì không. Họ chỉ có 1-2 giây hoặc nhiều nhất là 10 giây để đưa ra những quyết định mà chưa chắc chính bản thân họ dám khẳng định đúng hay sai. Bởi vậy, khi chất lượng V.League ngày càng được nâng cao, tốc độ các trận đấu càng nhanh hơn, tính chất căng thẳng phức tạp hơn thì áp lực và độ khó trong các tình huống xảy đến với trọng tài cũng tăng lên.
Việc thường xuyên cập nhật luật, các tình huống giả định, thực tế và thêm cả yếu tố tâm lý là "liều thuốc" duy nhất giúp những ông Vua áo đen tránh lặp lại hàng loạt sai phạm đáng trách như ở V.League 2020.
Trọng tài Việt Nam và sự khẳng định chuyên môn
Trong 2 năm trở lại đây, dù công tác trọng tài luôn trở thành đề tài gây tranh cãi trên truyền thông nhưng trong số đó vẫn nổi lên những trọng tài có chuyên môn và kinh nghiệm như trọng tài cấp Elite Ngô Duy Lân hay trọng tài FIFA Hoàng Ngọc Hà. 2 ông Vua sân cỏ thay nhau là còi Vàng Việt Nam này thường xuyên được cầm còi điều khiển ở các trận cầu "nóng" như Nam Định, Hà Nội, Thanh Hoá,... để tránh những sai sót làm ảnh sai lệch đến kết quả trận đấu.
Chẳng hạn, ở trận Siêu cúp Quốc gia 2020 giữa Hà Nội và Viettel, trọng tài Ngô Duy Lân đã đưa ra một quyết định chuẩn xác khi không cho Viettel hưởng quả phạt đền, dù vấp phải sự phản ứng kịch liệt. Phút 74, từ đường tạt bóng của Hoàng Đức, bóng chạm tay của Bùi Hoàng Việt Anh sau nỗ lực khống chế bóng của chính trung vệ này. Theo luật, nếu một cầu thủ đỡ bóng bằng chân, đầu hoặc thân rồi bóng nảy lên tay thì tình huống đó không bị coi là phạm lỗi chơi bóng bằng tay. Bằng kỹ năng quan sát và sự quyết đoán, trọng tài Ngô Duy Lân dường như trong "chớp mắt" đã đưa ra quyết định chuẩn xác này. Cựu giám sát trọng tài Đoàn Phú Tấn phải thốt lên rằng: "Đáng khen cho trọng tài đã quyết định đúng luật, mặc dù không phải ai cũng biết".
Bên cạnh các trọng tài nam thì đội ngũ trọng tài nữ những năm gần đây cũng cho thấy sự phát triển vượt bậc. 3/11 trọng tài là Công Thị Dung, Bùi Thị Thi Trang, Lê Thị Ly và 3/16 trợ lý trọng tài là Trương Thị Lệ Trinh, Nguyễn Thị Hằng Nga và Hà Thị Phượng đã đạt cấp Elite (Trọng tài FIFA được AFC đưa vào danh sách điều hành các giải đấu lớn ở Châu Á). Tỉ lệ này là khá cao so với đội ngũ trọng tài nam, khi chỉ có duy nhất trọng tài Ngô Duy Lân là Elite.
Giải hạng Nhất Quốc gia chứng kiến sự thay đổi lịch sử ở mùa giải 2021 Ban trọng tài VFF đã quyết định bổ nhiệm 3 trọng tài nữ làm việc ở giải hạng Nhất Quốc gia năm nay. Đây là việc chưa từng xảy ra trong quá khứ. Trước thềm giải hạng Nhất Quốc gia 2021, Ban trọng tài VFF mới đây đã có một sự thay đổi mang tính lịch sử, khi quyết định đôn 3 trọng...