Nữ trinh sát bảo vệ an ninh 25 chi nhánh ngân hàng
Đảm đương công việc trinh sát bảo vệ an ninh cho 25 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Nội, chị phải học hỏi và nỗ lực rất nhiều…
Đại úy Hoàng Thị Bích Hạnh (trinh sát của Phòng An ninh Tài chính, Tiền tệ, Đầu tư, Công an TP Hà Nội) vừa được nhận giải thưởng “Thanh niên Công an nhân dân tiêu biểu năm 2013″ do Bộ Công an trao tặng.
Trò chuyện với đại úy Hạnh vào một buổi chiều oi ả khi Hà Nội chuẩn bị đón cơn bão số 6, trong căn phòng làm việc chật ních hồ sơ, nụ cười thân thiện, ánh mắt dễ gần của chị khiến cho không khí dịu mát đi rất nhiều. Công việc của một nữ trinh sát bảo vệ an ninh kinh tế tại 25 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ở Thủ đô có lúc tưởng như quá sức, nhưng chị đã vượt qua và trở thành nữ trinh sát giỏi.
Chị kể rằng, từ nhỏ chị hay được cha (nguyên trưởng Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tây) truyền niềm say mê theo đuổi hoài bão, cả những tố chất để trở thành nữ trinh sát giỏi. Nhưng tiếc rằng, cha chị đã qua đời sớm, chưa kịp chứng kiến sự trưởng thành của con gái. Những gì học được từ cha, chị đều áp dụng vào công việc, cống hiến hết mình, tận tụy với từng chuyên án.
Được giao nhiệm vụ trinh sát ở Đội Ngân hàng và Chống tội phạm tiền giả của Phòng An ninh Tài chính, Tiền tệ, Đầu tư, với chị đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ nên phải học hỏi từ đồng nghiệp đi trước, tìm hiểu kiến thức từ nhiều.
Thực hiện chức năng trinh sát bảo vệ an ninh ngân hàng cho 25 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, công việc có thể coi là khá nặng nề và bận rộn, nhưng chị không ngại khó, ngại khổ. Khó khăn lớn nhất với chị là thường xuyên phải tiếp xúc với các cán bộ đầu ngành trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đòi hỏi phải luôn trau dồi, cập nhật kiến thức mới trong điều tra, phá án.
Đại úy Hoàng Bích Hạnh bên đồng nghiệp.
Chia sẻ về những chuyên án đặc biệt của mình trong năm qua, kỷ niệm mà chị nhớ nhất là vụ sai phạm của Phạm Thị Dung, nguyên trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng lớn ở Hà Nội. Qua nắm tình hình, chị đã biết Dung lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 35 tỷ đồng của ngân hàng nên đã báo cáo chỉ huy đội, lãnh đạo phòng đề xuất lập kế hoạch làm rõ dấu hiệu phạm tội. Kết quả cho thấy, Dung đã chỉ đạo các nhân viên giao dịch, kiểm soát viên của Phòng Giao dịch tất toán toàn bộ sổ tiết kiệm của 8 khách hàng với số tiền 35 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền trên Dung sử dụng để trả nợ cho các khoản đã vay trước bên ngoài và sử dụng chi tiêu cá nhân. Nếu khách hàng đến rút tiền thì Dung chỉ đạo nhân viên làm thủ tục trả lãi và gốc bình thường nhưng lại tất toán sổ tiết kiệm của người khác nên ngân hàng không phát hiện được sai phạm. Dung sau đó bị Công an TP Hà Nội khởi tố bị can về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
“Cả Phòng Giao dịch giống như một gia đình nên rất khó cho mình vào tiếp cận thông tin. Để có đầy đủ chứng cứ, căn cứ khởi tố vụ án là cả quá trình mày mò xác minh rất vất vả”, đại úy Hạnh chia sẻ. Khi Dung bị bắt và tạm giữ một tuần tại trụ sở của đơn vị là thời gian khá căng thẳng. Tâm lý nghi phạm lúc đó cực kỳ giao động và hoang mang, bởi cho rằng đã đến ngõ cụt, rất dễ dẫn đến không kiểm soát được hành vi. Đại úy Hạnh được lãnh đạo đơn vị tin tưởng giao cho nhiệm vụ trông giữ Dung. Chị luôn theo sát, cả đêm không ngủ vì sợ nghi can tự sát.
Ngoài trò chuyện, chị đều nhẹ nhàng động viên tinh thần, tạo điều kiện khá thoải mái để nghi can cảm thấy mình như đang ở nhà. Chị cho Dung gặp người thân để nghi can thấy được sự quan tâm của mọi người đối với mình mà chia sẻ hết những khúc mắc, tâm tư. Sau 2 ngày hoảng loạn, Dung đã bình tĩnh trở lại và không còn thái độ quá lo sợ như trước.
Trong năm vừa qua, đại úy Hạnh đã trực tiếp tham gia giải quyết, xác minh 15 vụ việc như vụ mua bán tài liệu bí mật nhà nước xảy ra tại một ngân hàng lớn; vụ Công ty Phạm Tộc Việt lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Công thương, chi nhánh Đông Anh; vụ chiếm đoạt tài sản của Công ty CP Nông sản Đức Lợi xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; vụ Công ty Dược phẩm vật tư y tế Hà Nội có dấu hiệu mua bán giấy tờ có giá giả xảy ra tại một ngân hàng lớn ở Hà Nội…
Bằng sự tận tâm của mình, chị đã giúp nhiều ngân hàng giảm bớt thiệt hại; tham mưu cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng làm tốt công tác phòng ngừa, tạo niềm tin vững chắc về công tác đảm bảo an ninh trật tự cho 25 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần.
Năm 2012 chị được Thủ tướng tặng bằng khen vì thành tích đã lập chiến công trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu; được Giám đốc Công an TP Hà Nội tặng nhiều giấy khen, đặc biệt chị được nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Công an Thủ đô tiêu biểu, nhiều năm liền là chiến sỹ Thi đua. Năm 2013, chị vinh dự là một trong 22 gương mặt thanh niên CAND tiêu biểu toàn quốc.
Theo Công an nhân dân
Tuổi thơ dữ dội của nữ GĐ công an vừa được phong tướng
Vừa chào đời, chưa hưởng hơi ấm của người mẹ được bao lâu thì bà Tuyết Minh được bà nội mang lên Sài Gòn giao cho người cô ruột để làm con...
Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho các lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương đợt I năm 2013 vừa được tổ chức ngày 13/7. Đáng chú ý, trong số những người được thăng cấp bậc hàm cấp tướng lần này có bà Bùi Tuyết Minh, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, nữ cán bộ đầu tiên trong lực lượng CAND, được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng.
Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh có tuổi thơ khá đặc biệt, trở thành nữ trinh sát năm 19 tuổi và liên tiếp gặt hái nhiều thành công lớn trong công việc.
Bộ trưởng Trần Đại Quang trao quân hàm Thiếu tướng cho Giám đốc Công an Kiên Giang Bùi Tuyết Minh.
Tuổi thơ dữ dội
Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh sinh năm 1962, trong một gia đình cách mạng vùng rừng núi Hà Tiên, khi bom đạn và lực lượng Mỹ - ngụy đang tỏa quân càn quét khu vực miền Tây Nam Bộ, trong kế hoạch "Bình định miền Nam" - kế hoạch Staley - Talor của Mỹ.
Bà Tuyết Minh có cuộc đời khá đặc biệt. Bà có đến 2 cha, 2 mẹ và tới tận sau này mới biết sự thật cuộc đời. Bà là con của vợ chồng ông Bùi Nhứt Bình (bí danh Trần Bình hay Mười Bình) - bà Nguyễn Kim Lựu (bí danh Bảy Hồng), đều là cán bộ cách mạng hoạt động trong căn cứ.
Vì gia đình nằm trong danh sách bị mật thám Mỹ - ngụy theo dõi gắt gao, nên vừa chào đời, chưa hưởng hơi ấm của người mẹ được bao lâu thì bà Minh được bà nội mang lên Sài Gòn giao cho người cô ruột (em ông Bình) để làm con. Bà gọi cô dượng là cha mẹ, còn cha mẹ ruột thật sự thì bà gọi là cậu - mợ. Bà mang họ Phan - họ người dượng mà khi đó bà gọi là cha, còn bà nội thì biến thành... bà ngoại.
Ở Sài Gòn được khoảng hơn 3 năm thì "bà ngoại" lại khăn gói đưa bà về lại quê, nương náu tại chùa Thần xứ Hà Tiên. Cả tuổi thơ, một lần duy nhất bà được gặp ba mẹ đẻ trong căn cứ ở vùng ven Sài Gòn. Mẹ đẻ của bà - bà Nguyễn Kim Lựu đã hi sinh anh dũng vào giữa năm 1971, khi đang giữ chức vụ Phó trưởng tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ của Ban An ninh tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) lúc Mỹ - ngụy trút bom đạn vào một cuộc họp kín của lãnh đạo kháng chiến địa phương. Mãi tới ngày miền Nam giải phóng, năm 1975, bà mới được nhận ba mẹ ruột của mình. Bà lại đổi từ họ Phan sang họ Bùi.
Với bà Minh, ký ức về người mẹ chỉ được cha ruột kể lại sau này qua những kỷ vật như: thư từ, vật dụng... chứa trong một chiếc thùng sắt mà bà Bảy Hồng gửi gắm lại cho chồng, con thông qua đồng đội trước khi ngã xuống, trên mảnh đất quê hương.
Cũng chính vì những kỷ vật đó, ông Mười Bình đã ở vậy nuôi đứa con gái của mình thành tài như hôm nay. Ông mất vào năm 2005, với chức vụ từng kinh qua là nguyên tỉnh ủy viên, trưởng Ban Nội chính tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang.
Bà Bùi Tuyết Minh khi còn là Đại tá.
Từ nữ trinh sát 19 tuổi đến nữ thiếu tướng công an đầu tiên
Cuối năm 1981, vừa xong cấp III, bà Tuyết Minh được tuyển vào ngành Công an với công việc của một trinh sát an ninh. Nữ trinh sát 19 tuổi được phân công địa bàn là Kênh Cụt, thuộc phường An Hoà, TP Rạch Giá và một khu vực thuộc huyện Hòn Đất. Đó là nơi trọng điểm của tình trạng đưa người vượt biên trái phép.
Những ngày đầu gian khó, nguy hiểm nhưng lòng quả cảm, sự kiên trì đeo bám địa bàn trong nhiều năm liền giúp nữ trinh sát Bùi Tuyết Minh góp sức không nhỏ trong việc triệt phá các vụ tổ chức vượt biên đi nước ngoài, những băng nhóm tội phạm... liên tiếp đạt được các danh hiệu chiến sĩ thi đua, chiến sĩ thi đua Quyết thắng của lực lượng công an nhân dân
Khi lăn lộn vào nhiệm vụ của một trinh sát ngoại tuyến, bà có thêm nhiều vốn sống thực tế bổ ích, bà thi đỗ vào Đại học An ninh và hoàn thành xuất sắc chương trình học 5 năm.
Tận tụy với công việc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, nên bà Bùi Tuyết Minh được tin tưởng bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Đến năm 2004 bà giữ chức vụ Phó giám đốc công an tỉnh và đến tháng 6/2011 được Bộ Công an bổ nhiệm chính thức là Giám đốc công an tỉnh, thăng quân hàm Đại tá trước thời hạn 1 năm, thay thế thiếu tướng Lê Văn Thi được HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Bà Bùi Tuyết Minh trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay giữ chức vụ giám đốc ngành công an cấp tỉnh, thành.
Có một sự kiện đặc biệt nữa trong cuộc đời bà Tuyết Minh, đó là vào tháng 5/2007, bà được cử tri tín nhiệm vào Quốc hội khoá XII với số phiếu tập trung. Đại biểu Quốc hội là Công an có tất cả là 17 nhưng chỉ có mỗi mình bà là nữ; và bà cũng là đại biểu nữ duy nhất của LLVT. Tại kỳ họp đầu tiên, bà được phân công là uỷ viên của Uỷ ban Các vấn đề xã hội.
Bà Bùi Tuyết Minh lập gia đình năm 30 tuổi, đến giờ có 2 con trai, gái. Chồng bà, ông Trần Quốc Thắng, hiện đang làm tại bộ phận xuất nhập cảnh trực thuộc công an tỉnh và là cấp dưới của bà.
Theo VTC
Nữ trinh sát nhiều lần vào hang ổ trùm ma túy Làn da trắng, khuôn mặt xinh xắn, ít ai nghĩ chị Vững là trinh sát cừ khôi, nhiều lần vào hang ổ của các trùm ma túy, từng đối mặt với súng đạn và những hiểm nguy cận kề. Chị Nguyễn Thị Vững, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Lai Châu) là một trong...