Nữ tình nguyện viên đi test Covid được gia chủ tặng chó mang về
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện đoạn clip một nữ tình nguyện viên trên tay ôm một chú chó trắng vui vẻ di chuyển từ trong ngõ nhỏ ra ngoài đường kèm theo dòng trạng thái: “Sau 3 tháng đi chống dịch, tôi đã chai mặt gặp gì cũng xin người dân. Nay xin cả con chó luôn”.
Cô gái mở lời “xin tạm” chú chó, vậy mà được cho thật. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thì ra sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho cư dân trong ngõ cùng các đồng nghiệp, cô gái này đã được chủ một gia đình tặng lại luôn chú chó của mình. Nữ tình nguyện viên vô cùng vui vẻ, bồng bế, liên tục vuốt ve chú chó ra về trong sự ngỡ ngàng của cả hàng xóm lẫn những người trong nhóm: “Trời ơi con nhỏ đi test Covid-19 mà bắt được luôn con chó về” - một người đàn ông nói trong clip.
Đến ngay cả những đồng nghiệp đang đứng đợi bên ngoài thấy cô gái ôm chú chó ra cũng bất ngờ. Họ còn tưởng rằng chủ nhân của nó chỉ đùa thôi và khuyên cô mang trả lại. Song cô gái liên tục khẳng định là họ cho thật, thậm chí còn vừa đi, vừa ngoái nhìn lại đằng sau xem có ai gọi đòi lại hay không.
Nữ tình nguyện viên vui vẻ cười tít mắt còn chú chó trông hơi hoang mang. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cô gái test Covid-19 xong được tặng cả một chú chó mang về. (Clip: Tiktok)
Có lẽ nhìn thấy chú chó trắng đáng yêu lại vô cùng mũm mĩm này, nữ tình nguyện viên đã không kìm được mà đem lòng yêu thích. Song trái với vẻ vui mừng của cô gái thì chú chó mặc dù rất ngoan nhưng gương mặt lại vô cùng hoang mang, có thể do lạ người và cũng là không biết mình bị đưa đi đâu nữa.
Đoạn clip đã thu hút đến hơn 500.000 lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận. Hầu hết đều tỏ ra thích thú trước biểu cảm của chú chó cùng với khả năng “xin dạo” xuất sắc của cô gái.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều người tỏ ra lo lắng chú chó sẽ buồn vì đã được nuôi lớn đến như vậy mà lại phải xa gia đình đang sống cùng. Ngoài ra, với việc cô gái còn làm nhiệm vụ chống dịch, cư dân mạng cũng tò mò liệu cô có đủ thời gian để chăm sóc cho chú chó này hay không.
Cô gái ngồi đầu ngõ ôm chú chó rất lâu rồi mới đi. (Ảnh: Chụp màn hình)
Liên hệ với nữ chính trong clip, chúng tôi được biết cô gái có tên Lê Thanh Hồng Bảo Ngân (sinh năm 1999), bắt đầu tham gia công tác tình nguyện từ tháng 6/2021. Ngân cho biết sau khi test nhanh cho một cặp vợ chồng ở trong ngõ và nhận kết quả âm tính, thấy chú chó dễ thương nên chọc vui ai ngờ được cô chủ nhà tặng lại luôn.
“Cô ấy kể rằng chồng cô trước đó có phạt nó và không muốn nuôi nên nó cũng giận mà không vào nhà, chỉ nằm ở vỉa hè nhà cạnh bên. Mấy cô chú trong xóm bảo thường ngày nó hung hăng lắm, không ai ẵm được hết. Mà chỉ có em ẵm được nên chủ bảo là do em với nó có duyên nên tặng cho em.
Cô chủ cho xong cũng lau hai hàng nước mắt vì chó nuôi được 12 tháng rồi. Mà cô sợ cho người khác thì nó không được an toàn. Thấy em thương động vật nên cô mới cho.” - Bảo Ngân chia sẻ.
Phần lớn những ý kiến bình luận đều thích thú với đoạn clip này. (Ảnh: Chụp màn hình)
- Một công đôi việc luôn đấy. Đi bắt “Cô Vy” tiện tay bắt luôn con chó.
- Nhìn em chó ú nu thế kia chắc chủ hết cơm hết gạo nuôi rồi.
- Nhìn mặt chú chó hoang mang, ngơ ngác hài hước ghê. Như kiểu sợ bị bế đi cách ly ý.
- Trời ơi người lạ ôm mà nó nằm ngoan im ru luôn kìa. Bảo sao không cưng muốn bắt về chứ.
- Nhưng mà chó lớn thế này chắc nhà nuôi cũng lâu rồi nhỉ. Sao nỡ cho đi vậy. Nó chắc buồn đấy.
Hiện đoạn clip vẫn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này của nữ tình nguyện viên, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.
Nghẹn lòng hình ảnh tình nguyện viên chống dịch ở TP.HCM
Hiện, tình hình dịch Covid-19 ở nước ta vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều này khiến các lực lượng tuyến đầu phải căng mình làm việc, họ đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả.
Minh chứng rõ nhất là câu chuyện của nam tình nguyện viên dưới đây.
Nam tình nguyện viên không quản ngại khó tham gia chống dịch. (Ảnh: Zing)
Trước tình trạng hiếu hụt nhân viên y tế tại các điểm nóng của dịch, anh H.B (31 tuổi, Quảng Ngãi) đã lập tức đăng ký vào TP.HCM làm tình nguyện viên.
Theo Zing đăng tải, lần đầu vào, công việc của anh là trực chốt phong tỏa ở một con hẻm tại phường 1, quận 3. Một thời gian sau anh tham gia điều phối lấy mẫu xét nghiệm tại TP. Thủ Đức, vận chuyển hàng hóa ở quận Bình Thạnh, hỗ trợ bếp ăn ở quận Gò Vấp. Gần đây nhất H.B làm trưởng nhóm điều phối tiêm vắc xin tại quận 3.
Đeo găng tay cả ngày khiến bàn tay của H.B nhăn nheo vì ngấm nước. (Ảnh: Zing)
Chia sẻ với Zing, H.B nói công việc tuy không quá nhiều nhưng lại rất vất vả. Cụ thể anh giúp người dân sát khuẩn, khai báo y tế liên tục nên phải đứng ngoài nắng cả ngày, cộng với việc mặc đồ bảo hộ kín mít vì thế mà bàn tay luôn trong tình trạng nhăn nheo vì ngấm nước, lớp da phồng rộp thậm chí nổi mụn nước, khi cọ xát dễ bị chảy máu theo đường nứt.
Ngoài ra các thành viên trong nhóm của anh còn làm thêm công tác dọn vệ sinh, phân loại rác thải sau mỗi ngày làm việc. Nhiều người trong nhóm còn bị tê gót chân, chuột rút vì phải đứng quá lâu hoặc đi lại nhiều. Anh H.B chia sẻ mong muốn lớn nhất của anh đó chính là để mọi người hiểu hơn về công việc mà mình và những đồng đội khác đang làm.
Dù vất vả thế nào, các thành viên trong đội tình nguyện của anh luôn động viên nhau cố gắng. (Ảnh: Zing)
Nhìn hình ảnh này nhiều người càng thêm bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với những người như anh H.B. Trước đó, các câu chuyện khác về sự vất vả của y, bác sĩ, các chiến sĩ công an ở tuyến đầu chống dịch cũng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Như trường hợp của các bác sĩ tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương sau đây. Chia sẻ với VnExpress, họ cho biết mỗi ca trực thường dài từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ, thậm chí là cả 12 tiếng vì thế để tiện nhất cho công việc của mình họ buộc phải mặc tã giấy.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình (Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết cách làm này giúp giảm tối đa khả năng lây nhiễm khi cởi ra, mặc vào đồ bảo hộ.
"Tã giấy giúp chúng tôi thể thoải mái làm việc, nạp năng lượng và hạn chế các khó khăn khác.", bác sĩ Bình nói. (Ảnh: VnExpress)
Có thể thấy thường xuyên làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, không chỉ sức khỏe thể chất mà tinh thần của các lực lượng tuyến đầu cũng bị ảnh hưởng, thế nhưng dù khó khăn thế nào cũng không cản bước được họ. Hình ảnh của họ trong những ngày này cũng vì thế trở nên trân quý, ý nghĩa hơn rất nhiều.
Bạn nghĩ sao về hình ảnh đẹp về các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, hãy chia sẻ cho YAN nhé!
Thêm 1 cặp đôi nên duyên nhờ tham gia hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM Theo Zing News, G.H (sinh năm 2003, trú tại TP.HCM) là tình nguyện viên hỗ trợ công tác phòng chống dịch theo tổ chức của Thành đoàn TP.HCM. Cậu đăng ký tham gia trong thời điểm vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hành trình chống dịch của chàng trai 18 tuổi không chỉ có những ngày làm việc "đầu tắt mặt...