Nữ tiến sĩ và niềm đam mê làm sạch… nước
Nhiều năm theo đuổi nghiên cứu khoa học (NCKH), đặc biệt là các vấn đề môi trường, đến nay, TS Lê Thị Xuân Thùy – giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) đã “sở hữu” 2 bằng sáng chế, đóng góp cho cộng đồng trong lĩnh vực xử lý nước ô nhiễm.
Coi khoa học là cuộc sống
Với mong muốn cống hiến hết mình giúp ích cho cộng đồng, đặc biệt, cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường trong nước, các sáng chế, đề tài NCKH của chị phần lớn đều mang tính ứng dụng, hướng đến lợi ích của người dân.
“Ngay từ những năm học cấp III, mình đã đam mê hóa học mang tính ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường. Sau này, được đi nhiều nơi, nhận thấy môi trường tại các khu công nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động đã thôi thúc mình nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm phục vụ cho xã hội” – TS Thùy chia sẻ.
Từ những nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi, 2 công trình khoa học: “Xử lý nước thải nhiễm ion kim loại nặng bằng vật liệu từ tính phủ acid gamapolyglutamid (Gama-PGM)” và “Thiết bị lọc nước ngầm đa tầng” của TS Lê Thị Xuân Thùy đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp bằng bảo hộ năm 2018.
TS Lê Thị Xuân Thùy cùng với thiết bị lọc nước ngầm đa tầng. Ảnh P.V
Từ việc sử dụng Gama-PGM – vật liệu của một Giáo sư tại Trường H Tô-ku-si-ma nghiên cứu thành công, chị đề xuất giải pháp và nghiên cứu ứng dụng phù hợp thực tiễn của Việt Nam để giúp cho các nhà máy xử lý nước thải giải pháp mới.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt từ tính có khả năng hấp phụ kim loại nặng rất tốt, sử dụng Gama-PGM làm vật liệu hấp thụ trong mô hình lọc từ tính cho hiệu suất xử lý cao, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và các quy định hiện hành. Đến nay, công trình đã được áp dụng tại một nhà máy xi mạ ở Đà Nẵng – một trong những loại hình sản xuất thường thải ra nước có độ kim loại nặng cao nhưng dùng phương pháp này để xử lý, đã cho ra kết quả tốt.
Biến nước bẩn thành nước sạch
TS Lê Thị Xuân Thùy còn là Chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu được đánh giá cao như: Nghiên cứu xử lý nước và thu hồi kim loại nặng tại hồ Nam sân bay à Nẵng bằng phương pháp tuyến nổi sử dụng Gama-PGM; đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm và đề xuất giải pháp xử lý nước ngầm tại đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Xử lý Cu2 và Zn2 trong nước thải xi mạ bằng phương pháp tách từ tính…
Một đề tài khác được TS Thùy dành nhiều tâm sức là xử lý nước nhiễm phèn, nhiễm bẩn cho người dân ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa đang phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm không bảo đảm chất lượng.
Theo TS Thùy, thiết bị lọc nước ngầm đa tầng thiết kế nhỏ gọn theo dạng hình trụ gồm 8 đoạn chứa nước ngầm, sỏi, cát biển, than hoạt tính, cát mangan và nước lọc… được phân thành từng ngăn riêng nên khi thay cũng rất dễ, giúp tiết kiệm hơn. Do đó, khắc phục nhược điểm của các phương pháp lọc nước thông thường, mang lại hiệu quả lớn phù hợp với mọi đối tượng, mọi gia đình.
Kết quả sau thử nghiệm lọc nước ngầm tại xã Cẩm Thanh, TP.Hội An cho thấy, các chỉ tiêu về độ đục (NTU), Fe, Mn đều về dưới mức cho phép theo QCVN 01:2009. Thiết bị nghiên cứu khi đưa về những vùng sâu, vùng xa như xã đảo và các huyện vùng núi Quảng Nam được người dân đón nhận, sử dụng với độ hài lòng cao.
Video đang HOT
Được biết, từ sáng chế này, chị đã phát triển thành thiết bị lọc nước có cặn bẩn tại các hộ gia đình, đồng thời, khuyến khích và hướng dẫn nhiều nhóm Sinh viên thực hiện đề tài NCKH, đề tài thạc sĩ liên quan chất lượng nguồn nước trước và sau khi sử dụng thiết bị lọc nước ngầm đa tầng để ứng dụng trong thực tiễn phục vụ chính người dân ở quê hương mình.
Quảng Nam: Sau dịch Covid-19, rau hữu cơ Thanh Đông vẫn ế, vườn buồn thiu
Vùng sản xuất rau sạch Thanh Đông (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng là nơi chuyên canh rau hữu cơ đầu tiên tại khu vực miền Trung.
Đi vào hoạt động được 6 năm, ngoài trận lũ lớn năm 2017, thì đợt dịch Covid-19 vừa qua đã khiến rau Thanh Đông gặp rất nhiều khó khăn và bí đầu ra.
Rau củ phải "nằm chờ" ngoài vườn
Vườn rau hữu cơ Thanh Đông (thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đi vào hoạt động năm 2014 với diện tích hơn 6.000m2. Ban đầu, nhóm sản xuất được xây dựng và phát triển từ sự đồng thuận của 10 hộ nông dân trong thôn. Đến năm 2016, vườn rau hữu cơ Thanh Đông được mở rộng thêm 4.000m2 nhằm giúp bà con tăng cường sản xuất và thu nhập ổn định hơn.
Vì dịch Covid-19 mà sản lượng rau tiêu thụ giảm, người mua ít nên nông dân giảm diện tích trồng. Trung bình mỗi ngày bán 50kg rau củ quả các loại.
Dịch Covid-19 bùng phát khiến bà con trồng rau ở Thanh Đông điêu đứng. Rau, củ, quả đến độ thu hoạch không bán được vì các đại lý, cửa hàng, nhà hàng, quán ăn, trường học,... tạm đóng cửa để phòng tránh dịch. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ rau sạch của người dân giảm nên rau củ phải "nằm chờ" ngoài vườn.
Vì dịch Covid-19, rau củ phải "nằm chờ" ngoài vườn.
Mỗi ruộng rau của nông dân đều có chòi để dụng cụ lao động, bể nước tưới có cá và những chai thảo mộc được pha chế để xua đuổi sâu bệnh, côn trùng.
Ông Nguyễn Bé (70 tuổi), nông dân tại vườn rau Thanh Đông nói: "Ở đây, bà con nông dân ngoài trồng các loại rau, củ, quả thì còn đón các đoàn khách du lịch tham quan và trải nghiệm hoạt động sản xuất. Nhưng vì dịch Covid-19 mà sức tiêu thụ chậm hơn trước, khách du lịch cả Tây lẫn ta đều vắng bóng. Vườn rau không còn không khí nhộn nhịp người, thay vào đó chỉ có ít khách lẻ đến tham quan và chụp ảnh."
Vườn rau Thanh Đông có tổng diện tích là 1ha, chuyên trồng đa dạng các loại rau củ quả theo mùa.
Trước đây, tại vườn rau Thanh Đông có dịch vụ bơi thúng đón khách của bà con nông dân. Đó được xem là một trong những hoạt động du lịch sinh thái mới, gắn liền với nông nghiệp của xã Cẩm Thanh. Nhưng theo ghi nhận, dịch vụ bơi thúng vẫn chưa hoạt động như trước vì vắng khách nước ngoài.
Dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất rau nhưng nông dân thôn Thanh Đông vẫn miệt mài và tâm huyết với màu xanh hữu cơ. Mỗi ngày, họ đều đặn đến vườn nhổ cỏ, tưới nước, diệt sâu bọ và thu hái rau quả.
Mỗi người nông dân trồng rau hữu cơ được ví như một kỹ sư nông nghiệp thực thụ. Bởi những yêu cầu nghiêm ngặt của quy chuẩn trồng rau hữu cơ buộc bà con phải nắm bắt cặn kẽ, hiểu biết về khoa học sản xuất thì mới có thể cho ra những luống rau sạch mang thương hiệu - rau hữu cơ Hội An.
Vì dịch Covid-19 mà sản lượng rau tiêu thụ giảm, người mua ít nên nông dân giảm diện tích trồng.
Bà Lê Thị Cho (67 tuổi) tay vừa hái rau vừa chia sẻ, trồng rau hữu cơ vốn đã khó hơn phương thức sản xuất rau thông thường. Nhưng mùa này thời tiết nắng nóng nên bà trồng rau lại càng khó hơn, rau được gieo giống lần hai mà vẫn mọc thưa thớt, rau bị cháy lá và chậm phát triển, nhiều luống hoa vạn thọ dùng để dẫn dụ sâu bướm cũng chết khô vì nắng... Mặc dù, nông dân thường xuyên tưới nước cứu rau, che bạt nhưng sản lượng thu được vẫn giảm mạnh.
Quyết tâm giữ thương hiệu rau Thanh Đông
Dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất rau nhưng nông dân thôn Thanh Đông vẫn miệt mài và tâm huyết với màu xanh hữu cơ. Mỗi ngày, họ đều đặn đến vườn nhổ cỏ, tưới nước, diệt sâu bọ và thu hái rau quả gom về nhà sơ chế để đóng gói bán ra thị trường. Bên cạnh đó, rau hữu cơ có đầu ra ổn định nên bà con cũng yên tâm sản xuất bền vững hơn.
Được biết, làng rau hữu cơ Thanh Đông là môi trường xanh thuận lợi cho các em học sinh trên địa bàn TP.Hội An tham quan, giao lưu và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
Ông Bé - Một hộ dân trồng rau ở Thanh Đông vui vẻ nói: "Rau hữu cơ đắt hơn nhiều so với rau thường nhưng trung bình tôi chỉ thu nhập từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng. Dù vất vả nhân đôi, nhưng khi nghĩ đến người tiêu dùng và chính gia đình mình sử dụng nguồn rau sạch, an toàn, khỏe mạnh thì tôi rất phấn khởi để sản xuất."
Rau được nhiều đại lý, cửa hàng ở Hội An, Đà Nẵng phân phối và tiêu thụ.
Giá vé tham quan là 30.000 đồng/người, tham quan có sự hướng dẫn và trải nghiệm trồng rau là 50.000 đồng/người.
Tại vườn, cụ bà Phan Thị Sâm dù đã 80 tuổi nhưng vẫn chăm chỉ cuốc đất, trồng rau. Bà Sâm cho biết, rau hữu cơ tuyệt đối không được phép sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Chính vì vậy, nông dân ở đây đã áp dụng cách bón phân truyền thống: phân trâu bò ủ mục, bánh dầu. Bên cạnh đó, các yếu tố sạch về nguồn nước và không khí cũng quyết định đến tiêu chuẩn và chất lượng của rau Thanh Đông.
Rau ăn lá giá 30.000 đồng/kg, rau gia vị là 60.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Chức - Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) rau hữu cơ và du lịch thôn Thanh Đông hồ hởi nói: "Từ khi thành lập đến nay, năm nào vườn rau Thanh Đông cũng được cấp chứng nhận hữu cơ PGS, từ dự án của UBND xã Cẩm Thanh phối hợp với Phòng Kinh tế TP.Hội An và Trung tâm Hành động vì Sự phát triển đô thị. Để duy trì kết quả đáng mừng đó, bà con vườn rau luôn tích cực chăm bón, sản xuất đúng quy trình và tâm huyết với sản phẩm hữu cơ."
Nông dân vườn rau Thanh Đông cố gắng sản xuất đa dạng rau củ quả để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần khẳng định thương hiệu của một tập thể đầy nhiệt huyết.
Về hoạt động sản xuất trong thời gian tới, ông Chức trăn trở chia sẻ thêm, mô hình vườn rau hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái tại Thanh Đông có nhiều triển vọng phát triển mạnh. Tuy nhiên, bà con nông dân tại vườn đều đã lớn tuổi, trong khi người trẻ không mặn mà với công việc nhà nông, nên sợ sẽ không có ai tiếp tục duy trì mô hình rau hữu cơ.
Nông dân gói rau bằng lá chuối tươi cho khách lẻ mua tại vườn mang về.
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP.Hội An chia sẻ, là mô hình trồng rau hữu cơ đầu tiên của Hội An, vì vậy trong những năm qua bà còn nông dân nơi đây vẫn đang miệt mài phát triển rau quả theo hướng sạch để giữ vững thương hiệu rau hữu cơ Thanh Đông.
"Thành phố rất quan tâm đến mô hình sản xuất nông nghiệp sạch như ở Thanh Đông để gắn với du lịch sinh thái, du lịch làng quê. Và cũng trong năm 2020, Hội An cũng đã đăng ký sản phẩm rau Thanh Đông tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Nam và hi vọng vùng rau Thanh Đông sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới...", ông Nguyễn Thế Hùng nói.
TP.Hội An: Những sản phẩm nào đã được công nhận 4 sao OCOP? Mới chỉ hơn 2 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt là Chương trình OCOP), TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã có 7 sản phẩm được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn OCOP. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho cách làm hiệu quả của Hội An cũng như các chủ thể tham gia chương...