Nữ tiến sĩ là NSND: “Tôi đi hát có xe công an đưa đón”
“Khán giả xem xong bảo rằng “con nhỏ này kiểu gì sau này cũng nổi danh”. Tôi nghe xong run lắm” – NSND Bạch Tuyết chia sẻ.
Mới đây, tại chương trình Nhân Humanity, tiến sĩ – NSND Bạch Tuyết đã chia sẻ về sự nghiệp ca hát của mình.
Làm đào chánh khi mới 16 tuổi
“Muốn nổi bật trong nghề, tôi phải có tác phẩm, nhạc sĩ, đạo diễn giỏi và đặc biệt những đồng nghiệp xuất sắc. Trong môi trường đó, tôi giống như cá được lội trong nước sạch.
NSND Bạch Tuyết
Cho đến giờ, tôi tồn tại thêm một ngày nào cũng đều biết ơn tất cả, đặc biệt biết ơn nghệ thuật cải lương và đất nước.
Người tôi biết ơn tới giờ là ba Điêu Huyền, ông là người uy quyền, đàng hoàng, giỏi, uy tín trong nghề. Lúc đó, ông đi tìm đào cho các đoàn hát và tìm đến tôi nên tôi được làm đào chánh khi mới 16 tuổi. Khán giả xem xong bảo rằng “con nhỏ này kiểu gì sau này cũng nổi danh”. Tôi nghe xong run lắm.
Video đang HOT
Vì thế tôi cố gắng bỏ công để học hành, thầy dạy 1 thì tôi phải cố gắng học 10 vì sợ mất uy tín, mất lòng khán giả, sợ mình dở thì khán giả bỏ mình. Tôi khi ấy không nghĩ đến chuyện nổi tiếng hay đi hát được nhiều tiền, chỉ nghĩ phải làm sao để đứng vững trên vị trí này.
Sau đó, tôi được NSND Út Trà Ôn mời về gánh hát của ông cùng Diệu Hiền, hai đứa tôi được thay phiên nhau đóng chính. Tôi may mắn được giải Thanh Tâm triển vọng năm 1963, tới năm 1965 được thêm giải Thanh Tâm xuất sắc. Thời đó mà được giải này là ngồi hàng đầu giới nghệ sĩ cải lương, ngồi trên hết mọi người. Cuộc đời đi hát của tôi gặp nhiều may mắn.
Đi hát có xe công an đưa đón
Một thời gian sau, tôi nghỉ hát để đi học lại vì thấy mình học lèo bèo quá mà nổi tiếng nên khó chịu. Học xong xuôi, tôi lại may mắn được một đoàn hát mời về, rồi lại nghỉ đi học tiếp. Thời gian học lâu nhất của tôi là từ 1975 tới 1979.
Năm 1979, tôi được Nhà hát Trần Hữu Trang cùng bác Chi Lăng, tác giả Lê Duy Hạnh cử ra Bắc diễn. Bác Dương Đình Thảo là Giám đốc Sở Văn hóa nói rằng, tôi phải ra Bắc diễn. Tới lúc đó tôi mới đi hát lại vì nghĩ cần làm gì đó trả ơn cuộc đời.
Lúc này, bác Dương Đình Thảo nói tác giả Hoa Phượng viết lại một vở Thái hậu Dương Vân Nga mới cho tôi đóng. Còn vai Dương Vân Nga của chị Thanh Nga thì được các nghệ sĩ khác diễn lại, có tới 4 Dương Vân Nga liền. Đợt đó, tôi đi hát đều có xe công an đưa đón và không ngờ rằng vở diễn Thái hậu Dương Vân Nga lại quá nổi bật và giá trị.”
Nữ NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ: "Nếu tôi dốt nát quá sẽ làm hại"
"Nếu tôi quá dốt nát sẽ làm hại cải lương, nên cứ giữ sự học" - NSND Bạch Tuyết nói.
Mới đây, tại chương trình Nhân Humanity, NSND Bạch Tuyết đã chia vẻ về danh xưng "Cải lương chi bảo" của mình.
NSND Bạch Tuyết
Bà nói: "Một hôm ngủ dậy tôi thấy báo chí gọi mình như vậy, mới đi hỏi tác giả Hoa Phượng, Hải Triều, bác Thanh Tâm về danh xưng này. Bác Thanh Tâm là chủ giải thưởng Thanh Tâm danh giá về cải lương lúc đó.
Nghệ sĩ không biết giám khảo chấm mình là ai. Họ là mười mấy người ở khắp nơi theo dõi nghệ sĩ suốt một năm trời, tới cuối năm kêu tên ai lên nhận giải thì người đó mới giật mình hốt hoảng.
Suốt một năm trời tôi phải phấn đấu về nghề nghiệp, đạo đức, có cống hiến thì mới nhận được giải Thanh Tâm. Sau đó, tôi được báo chí gọi là "Cải lương chi bảo". Thời đó đang có từ "chi bảo" du nhập từ phim Hong Kong sang nên có lẽ thành phong trào, mọi người hay đặt danh xưng như vậy.
Lúc tôi hỏi mấy bác về danh xưng này, mấy bác bảo rằng tôi tuy còn nhỏ xíu nhưng so về học lực trong mấy cô đào hát thì học giỏi nhất. Tôi cứ hát vài ba năm lại nghỉ đi học tiếp vì không muốn bỏ học.
Tôi thấy nghệ thuật cải lương quý báu quá, nếu tôi quá dốt nát sẽ làm hại cải lương, nên cứ giữ sự học. Mấy bác nói tôi là cô đào cải lương trí thức, ham hát ham học, chưa làm gì bậy bạ, nên được gọi là "Cải lương chi bảo".
Nhưng cái đó chỉ là một phần thôi, cái chính là tôi có được những tác giả viết tuồng rất hay, đo ni đóng giày cho tôi. Họ viết cho tôi những vai hợp tới mức khán giả tin tôi là nhân vật đó.
Các bác biết giọng tôi bén nên cho hát những bài có nhiều dấu sắc, dấu ngã... Tuồng nào tôi cũng được viết cho những bài như thế. Nhờ sự chăm chút đó mà tôi mới được khán giả yêu thích. Đó là sự may mắn của tôi, trong nghề gọi là Tổ nghề thương.
Hơn nữa, tôi được diễn với những người đồng nghiệp quá xuất sắc như nghệ sĩ Hùng Cường, Minh Vương, Lệ Thủy, Ngọc Giàu... toàn người hàng đầu. Muốn nổi bật trong nghề, tôi phải có tác phẩm, nhạc sĩ, đạo diễn, đồng nghiệp".
NSND Bạch Tuyết được biết đến là nữ nghệ sĩ cải lương cũng như nữ NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ.
Năm 1964, bà về hát cho đoàn Dạ Lý Hương, hợp tác với các soạn giả danh tiếng bấy giờ là Hà Triều - Hoa Phượng, tài năng của bà càng được khẳng định. Năm sau, vở Tần nương thất đã mang lại cho bà Huy chương Vàng giải Thanh Tâm cho Diễn viên xuất sắc.
Cũng trong năm này, bà được soạn giả Hoa Phượng và giới báo chí tặng cho danh xưng "Cải lương chi bảo" do sự thành công của vai diễn Lê Thị Trường An trong vở "Tuyệt tình ca". Danh xưng này gắn liền với tên tuổi bà đến tận bây giờ.
Nữ NSND đầu tiên có bằng tiến sĩ: Bảo chồng tỷ phú đi tìm người khác, tự dọn khỏi nhà triệu đô 6 tháng sau, chồng tỷ phú đồng ý ly hôn nhưng Bạch Tuyết lại là người ra khỏi nhà. Nghệ sĩ cải lương trẻ nhất làm đào chính, có bằng tiến sĩ NSND Bạch Tuyết tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh năm 1945 tại An Giang, trong một gia đình gia giáo, có học thức. Mẹ bà mất năm bà 8...