Nữ Thủ tướng Thái rời khỏi thủ đô
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra – mục tiêu của lực lượng biểu tình chống chính phủ đang phong tỏa nhiều khu vực ở thủ đô Bangkok trong suốt nhiều tuần qua, đã buộc phải rời khỏi thủ đô, đến làm việc ở một nơi cách Bangkok khoảng 150km. Thông tin này đã được văn phòng của bà Yingluck xác nhận ngày hôm qua (24/2).
Nỗi đau của gia đình mất cùng lúc hai con trong vụ đánh bom hôm 23/2 ở thủ đô Bangkkok
Trong những ngày gần đây, tình trạng bạo lực đang gia tăng trong các cuộc biểu tình ở Bangkok . Mới đây nhất, hôm 23/2, một vụ nổ bom đã xảy ra, cướp đi sinh mạng của hai trẻ nhỏ và một phụ nữ. Phe biểu tình đang tìm mọi cách, dồn ép, gây áp lực từ mọi phía để buộc Thủ tướng Yingluck phải từ chức và xóa sổ ảnh hưởng của anh trai bà – cựu Thủ tướng Thaksin nổi tiếng.
Ngày hôm qua, văn phòng của Thủ tướng Yingluck đã thông báo với cánh phóng viên rằng, bà này đã không còn ở Bangkok nữa mà đã chuyển ra làm việc ở khu vực cách thủ đô khoảng 150km.
Văn phòng của bà Yingluck không có biết cụ thể địa điểm chính xác Thủ tướng đang sống và làm việc cũng như không cho biết bà này sẽ làm việc ở bên ngoài thủ đô trong bao lâu. Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan được nhìn thấy xuất hiện trước công chúng Bangkok lần cuối cùng vào thời điểm cách đây gần một tuần và bà được cho là sẽ phải có mặt ở thủ đô để nghe cáo buộc liên quan đến chương trình trợ cấp giá gạo vào ngày thứ Năm tới (27/2).
Ngoại trưởng Surapong Tovichakchaikul cho biết, Thủ tướng Yingluck sẽ tổ chức một cuộc họp nội các trong ngày hôm nay (25/2). “Và khả năng cao là cuộc họp nội các này sẽ diễn ra bên ngoài thủ đô Bangkok “, ông Surapong cho hay.
Mặc dù đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng nữ Thủ tướng Thái Lan vẫn tỏ ra vững vàng và cứng rắn. Ngày hôm qua, bà Yingluck lại một lần nữa lên tiếng bác bỏ khả năng từ chức.
Khi đến tham dự một hội chợ triển lãm ở tỉnh Saraburi, cách thủ đô Bangkok về phía bắc khoảng 100km, Thủ tướng Yingluck đã lên tiếng kêu gọi đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài dai dẳng suốt nhiều tháng qua ở Thái Lan với một loạt giao lộ chính ở thủ đô Bangkok bị người biểu tình dựng trại, chiếm đóng.
“Đã đến lúc tất cả các bên ngồi loại đối thoại với nhau. Nhiều người đã yêu cầu tôi từ chức nhưng tôi muốn hỏi: liệu từ chức có phải là câu trả lờ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tạo ra một khoảng trống quyền lực”, Thủ tướng Yingluck đặt câu hỏi.
Video đang HOT
“Tôi phải bảo vệ nền dân chủ và nỗ lực hết sức để trao lại quyền hành cho một chính phủ mới. Dù chuyện gì xảy ra, tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến giây phút cuối cùng”, nữ Thủ tướng Yingluck rắn rỏi cho biết.
Quân đội Thái quyết không can thiệp
Trong lúc này, quân đội đầy quyền lực ở đất nước Thái Lan vẫn thể hiện một lập trường kiên quyết không can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị đã bước sang tháng thứ 4 ở Thái Lan.
Người đứng đầu quân đội Thái Lan – một trong những thể chế quyền lực nhất đất nước, dường như tiếp tục tách mình ra xa khỏi mục tiêu của lực lượng biểu tình chống chính phủ khi có bài phát biểu được phát đi trên truyền hình ngày hôm qua.
Sau khi nhấn mạnh lập trường trung lập trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha – Tư lệnh Lục quân Thái Lan, một lần nữa lên tiếng kêu gọi các bên tuân thủ theo Hiến pháp Thái Lan. Ông này nói, nhiều bên trong cuộc khủng hoảng muốn chứng kiến việc sử dụng vũ lực để giải quyết tình trạng bế tắc hiện nay. Phát biểu này ám chỉ trực tiếp và rõ ràng đến mong muốn quân đội thực hiện một cuộc đảo chính quân sự của lực lượng biểu tình.
“Tôi muốn kêu gọi các bạn hãy xem xét lại, trấn tĩnh lại và tự đặt câu hỏi xem liệu điều đó có kết thúc trong hòa bình hay không”, Tướng Prayuth nói.
Những người biểu tình đang nắm giữ một số giao lộ chính ở thủ đô Bangkok nhằm gây sức ép buộc chính phủ Thái Lan phải từ chức. Lực lượng này được cho là đang ngấm ngầm bắt tay với “những tay súng bí ẩn” từng đụng độ với cảnh sát hồi tuần trước, khiến một sĩ quan thiệt mạng và hàng chục sĩ quan khác bị thương. Một sĩ quan cảnh sát thứ hai cũng đã thiệt mạng trong ngày hôm qua vì những vết thương gây ra trong cuộc giao tranh hồi tuần trước.
Bạo lực đang leo thang trong những ngày qua với những tay súng không rõ danh tính tấn công vào các khu vực biểu tình, khiến 4 người chết trong đó có đến 3 trẻ em.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan xoay quanh cuộc đấu tranh quyền lực giữa một bên là lực lượng ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin và một bên chống lại ông này.
Trong bài phát biểu ngày hôm qua, Tướng Prayuth đã đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc về tình trạng mong manh của đất nước Thái Lan. Ông này nói rằng, Thái Lan “sẽ không thể hoạt động” nếu tình hình không nhanh chóng được giải quyết.
“Nếu có thêm nhiều mạng sống bị cướp đi, đất nước chắc chắn sẽ sụp đổ và sẽ chẳng có người thắng, người thua ở đây”, ông Prayuth phát biểu. Vị Tướng hàng đầu của Thái Lan cũng dẫn nguồn tin tình báo quân sự cho biết, có nhiều nhóm vũ trang đang hoạt động ngầm trong cuộc khủng hoảng hiện nay và tình hình hiện tại phức tạp hơn cuộc khủng hoảng chính trị cách đây 4 năm.
Tướng Prayuth đã sử dụng 9 lần từ hiến pháp trong bài phát biểu chừng khoảng 10 phút, nhấn mạnh rằng hiến pháp Thái Lan vẫn đang có hiệu lực.
Lập trường của quân đội trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan khác xa so với những cuộc khủng hoảng trước đây. Trước đó, quân đội quyền lực thường có xu hướng đứng về các thành phần chống Thaksin.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Bà Yingluck rời khỏi Bangkok
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra, mục tiêu của những người biểu tình chống chính phủ, đã rời khỏi Bangkok và ở cách thủ đô 150km, văn phòng của bà hôm thứ Hai (24/2) cho biết.
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra
Các cuộc biểu tình, thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi các vụ đánh bom và nổ súng, bao gồm một vụ vào hôm Chủ nhật (23/2) khiến một phụ nữ và hai em nhỏ thiệt mạng, là nhằm lật đổ bà Yingluck và xóa bỏ ảnh hưởng của anh trai bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người được cho là vẫn có quyền lực trong chính phủ.
Văn phòng của bà Yingluck nói với các phóng viên rằng bà không ở Bangkok và yêu cầu truyền thông đi theo một đoàn hộ tống ra ngoài thành phố tới nơi mà họ nói là bà Yingluck "đang thực hiện nhiệm vụ của mình".
Văn phòng không xác nhận liệu bà Yingluck sẽ làm việc ở ngoại ô bao lâu. Lần cuối bà xuất hiện trước công chúng tại Bangkok cách đây gần 1 tuần, thứ Ba tuần trước, và không tham gia phiên điều trần vào hôm thứ Năm.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul nói rằng thủ tướng tạm quyền Yingluck sẽ tổ chức một cuộc họp nội các vào ngày mai (25/2).
"Có vẻ như chúng tôi sẽ tổ chức họp nội các ở ngoại ô Bangkok. Còn về việc thủ tướng ở đâu, tôi không được thông báo," ông Surapong nói với các phóng viên.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan không có dấu hiệu chấm dứt sớm.
Tuy nhiên quân đội, từng lật đổ ông Thaksin vào năm 2006 trong 18 cuộc đảo chính hoặc cố gắng đảo chính mới nhất kể từ khi Thái Lan trở thành một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến vào năm 1932, cho biết sẽ không can thiệp trong thời điểm này.
"Một số người phải chịu trách nhiệm nhưng không có nghĩa là quân đội sẽ can thiệp mà không tuân thủ luật pháp," Tư lệnh lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định khi xuất hiện trên truyền hình.
"Làm sao chúng ta có thể đảm bảo rằng nếu chúng ta sử dụng quân đội, tình hình sẽ trở lại hòa bình?"
Hiện vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm cho vụ nổ bom tại một trung tâm mua sắm nhộn nhịp vào hôm Chủ nhật (23/2) nhưng sự phân cực trong xã hội Thái Lan sẽ đẩy khả năng của cuộc xung đột dân sự lan rộng hơn.
Theo Trung tâm Y tế Erawan, đơn vị quản lý các bệnh viện, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra vào tháng 11 năm ngoái.
Sầm Hoa(Theo Reuters)
Theo VNN
3 kịch bản thoát khủng hoảng chính trị dành cho Thái Lan Ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó biểu tình, chính phủ Thái Lan có vẻ kỳ vọng, cuộc bầu cử ngày 2/2 tới sẽ chấm dứt khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, những hy vọng chấm dứt khủng hoảng chính trị thông qua bầu cử - nếu nó thực sự có thể diễn ra theo kế hoạch - đang ngày càng...