Nữ thợ lặn săn hàu hiếm giữa vùng băng
Trên chiếc thuyền nhỏ lướt qua vùng nước băng giá ngoài khơi quần đảo Grebbestad, Lotta Klemming săn lùng loài hàu được cho là ngon nhất thế giới.
Quần đảo Grebbestad ở phía tây Thụy Điển là nơi sinh sống của Ostrea Edulis, loài hàu nổi tiếng của châu Âu, với kích cỡ và hương vị khác biệt so với những loài nuôi trong trang trại. Những con hàu với kích cỡ có thể lên tới 11 cm từ lâu đã được giới sành ăn ở Thụy Điển say mê và từng nằm trên bàn tiệc của nhà vua trong thế kỷ 17.
Thợ lặn săn hàu Lotta Klemming ngồi trên thuyền tại khu vực quần đảo Grebbestad, phía tây Thụy Điển, hôm 31/1. Ảnh: AFP .
Lotta Klemming, 31 tuổi, là một trong số ít thợ lặn kiên trì ngâm mình giữa vùng nước lạnh giá để thu thập loài hàu này. Klemming cho biết cô hiện là người phụ nữ duy nhất vẫn theo đuổi nghề lặn tìm hàu tại Thụy Điển.
Để chống chọi giá rét, Klemming đội mũ lông và đeo găng tay len dày. Cô cùng Peter, người cha cũng làm nghề thợ lặn của mình, neo thuyền giữa vùng nước nông cạnh một mỏm đá rồi kiểm tra bình khí, trước khi cầm một chiếc rổ nhựa và nhảy xuống nước.
“Những con hàu có hương vị vô cùng đậm đà”, Klemming mô tả, nói thêm rằng dư vị đặc biệt của món này hợp nhất với bia đen.
Sau khi thu thập đầy vài chiếc rổ, cha con Klemming lên thuyền và trở về làng Grebbestad. Klemming dỡ hàu ra, rồi mang chúng đến một bãi biển gần đó để làm sạch bằng dao, cuối cùng đóng gói lại để bán cho các nhà hàng ở Stockholm và Gothenburg. Mỗi con hàu có giá khoảng 7 euro (8 USD).
Người phụ nữ duy nhất săn hàu giữa biển băng ở Thụy Điển. Video: AFP.
Dù lớn lên tại Grebbestad, ngôi làng ven biển gần biên giới Na Uy, trong một gia đình có truyền thống làm thợ lặn, Klemming chưa từng dự định tiếp nối công việc này. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian theo đuổi ngành thời trang tại thành phố Gothenburg, nỗi nhớ quê hương khiến Klemming quyết định trở về và bắt đầu thử làm thợ lặn vào 6 năm trước.
Người phụ nữ 31 tuổi cho rằng sự thay đổi về nghề nghiệp không chỉ đơn thuần liên quan đến sinh kế. “Phụ nữ trẻ hiện nay trưởng thành trong một thế giới đầy rẫy sự phán xét, khiến bạn không ngừng cảm thấy mình bị đánh giá thông qua ngoại hình, hoặc ít nhất với tôi là thế. Công việc này thực sự ngược lại. Không ai đánh giá tôi vì điều đó nữa”, cô chia sẻ.
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến công việc của Klemming, khi các nhà hàng thu mua hàu của cô đặt đơn ít hơn vì thực khách phải ở nhà. Mặc dù vậy, khi đứng trên bến tàu nhỏ mù sương của Grebbestad, Klemming cho biết cô không có kế hoạch rời đi.
“Một điều tôi luôn muốn làm mỗi tuần là đi lặn. Bạn có thể so sánh việc này với tập yoga hoặc thiền”, cô nói.
Thụy Điển ban hành luật chống dịch COVID-19
Ngày 10/1, Luật chống dịch COVID-19 vừa được Quốc hội Thụy Điển thông qua chính thức có hiệu lực, trao cho chính phủ quyền hạn mới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong nước.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: THX/TTXVN
Luật trên cho phép Chính phủ Thụy Điển đóng cửa các cơ sở kinh doanh, trung tâm mua sắm hoặc phương tiện giao thông công cộng trong thời gian cách ly.
Theo các quan chức Thụy Điển, hiện chính phủ chưa đưa ra quyết định về việc đóng cửa các doanh nghiệp, song có quyền thực hiện việc này vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào. Cùng với đó, chính phủ cũng có thể đặt ra giới hạn về số lượng người được phép tụ tập ở một số nơi công cộng.
Luật cũng cho phép phạt những người không tuân thủ quy định giãn cách xã hội. Tuy nhiên, theo luật mới, chính phủ sẽ không thể áp đặt lệnh giới nghiêm hay cấm đi lại trong nước.
Đạo luật trên được phê chuẩn trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang nỗ lực nhằm làm chậm đà lây lan của làn sóng COVID-19 thứ hai. Trong đợt bùng phát dịch mùa xuân năm ngoái, Thụy Điển đã gây chú ý vì quan điểm "miễn dịch cộng đồng", không thực hiện biện pháp cách ly để kiểm soát dịch COVID-19 như những nơi khác ở châu Âu, song quốc gia này đã phải thay đổi thái độ đối với dịch bệnh trên khi những tháng gần đây khi số ca mắc COVID-19 tăng.
Theo hiến pháp, Chính phủ Thụy Điển không được phép "đóng cửa" xã hội trong thời bình. Tuy nhiên, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ hai nghiêm trọng hơn so với dự báo, nước này cũng đã bắt đầu siết chặt các biện pháp kể từ tháng 11/2020 với lệnh cấm tụ tập từ 8 người trở lên. Ngoài ra, từ 7/1, người dân mới bắt buộc phải đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
* Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trang Global News đưa tin 40 tù nhân đầu tiên tại Canada đã được tiêm vaccine phòng COVID-19. Các tù nhân này đang bị giam giữ ở những nhà tù không có ca mắc COVID-19 nào.
Việc tiêm vaccine cho những tù nhân trên diễn ra trong bối cảnh Cơ quan Cải huấn Canada (CSC) đang triển khai chương trình tiêm chủng thí điểm tại các trại giam với 1.200 liều vaccine của Moderna, đủ để tiêm cho 600 tù nhân.
Theo CSC, trong đợt tiêm chủng đầu tiên, các nhà tù được chọn là nơi giam giữ các tù nhân thuộc diện ưu tiên sẽ được nhận vaccine - cụ thể là người già và người dễ bị tổn thương về sức khỏe. Ngoài những nhà tù này, vaccine phòng COVID-19 sẽ sớm được phân phối đến các nhà tù khác.
Hiện cơ quan này đang tuân theo khuyến nghị của Ủy ban tư vấn quốc gia về tiêm chủng, ưu tiên người cao tuổi và những người có bệnh lý nền.
Bắt người nghi nhốt con trai gần 30 năm Một phụ nữ 70 tuổi bị bắt tại thành phố Stockholm do bị tình nghi nhốt con trai mình trong nhà gần 30 năm, chính quyền cho biết. "Con trai của nghi phạm đang ở trong bệnh viện và cần phải phẫu thuật", công tố viên Emma Olsson tại Stockholm, Thụy Điển, hôm nay cho biết, nói thêm rằng người đàn ông ngoài...