Nữ thẩm phán mắc ung thư 4 lần vẫn sống khỏe tới 87 tuổi, chống đẩy 20 lần không mệt
Ruth Bader Ginsburg, 87 tuổi, là nữ thẩm phán thứ hai tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Hầu hết mọi người chỉ biết đến những thành tích của bà mà ít ai biết rằng bà đã bị ung thư trong 20 năm.
Trong 20 năm, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư phổi và khối u di căn đã xuất hiện lần lượt trong cơ thể của bà. Chỉ cần một căn bệnh ung thư có thể tiêu diệt hoàn toàn một con người, nhưng bà Ruth Bader Ginsburg đã trải qua bốn lần và đều sống sót một cách kiên cường.
Bà Ruth Bader Ginsburg
Năm 1999, bà Ruth Bader Ginsburg được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở tuổi 66. Sau khi trải qua phẫu thuật và hóa xạ trị, bà trở lại làm việc.
Năm 2009, sau 10 năm, bà Ruth Bader Ginsburg tìm thấy hai khối u trong tuyến tụy khi kiểm tra thể chất. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ, một khối u được xác nhận là khối u lành tính và một khối u là ác tính. Để ngăn ngừa tái phát và di căn, trong quá trình phẫu thuật còn cắt bỏ lá lách.
Năm 2018, bà Ruth Bader Ginsburg bị ngã và gãy xương sườn. Trong quá trình kiểm tra phim chụp CT đã vô tình tìm thấy các nốt trong phổi. Bác sĩ nghi ngờ rằng ung thư trước đó đã lan đến phổi, vì vậy vào ngày 21/12/2018, một ca phẫu thuật được thực hiện trong bệnh viện để loại bỏ khối u phổi.
Năm 2019, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng bà Ruth một lần nữa đến bệnh viện để xạ trị, cắt bỏ mục tiêu của khối u tụy trước đó. Đồng thời, sau 3 ngày xạ trị, bà Ruth Bader Ginsburg đã đến Đại học Buffalo để tham gia các hoạt động công cộng.
Vậy điều gì khiến người phụ nữ này sống sót khỏe mạnh dù trải qua 4 lần ung thư?
1. Kiểm tra và phát hiện bệnh sớm
Hình ảnh thời trẻ của bà Ruth Bader Ginsburg
Video đang HOT
Ung thư thường là căn bệnh gây tử vong, tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, ung thư đã được công nhận là “căn bệnh mãn tính” có thể tồn tại lâu dài với bệnh nhân với điều kiện là phát hiện sớm. Giáo sư Lý Hoài, giám đốc Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, 30% bệnh nhân ung thư có thể được chữa khỏi. Đánh giá từ lịch sử mắc bệnh ung thư của bà Ruth Bader Ginsburg, hầu như mỗi lần đều là ở giai đoạn đầu, và đã được tiến hành cắt bỏ khối u kịp thời để tránh di căn.
2. Tuân thủ điều trị của bác sĩ
Theo quan điểm của Ruth Bader Ginsburg, tuân thủ điều trị của bác sĩ là yếu tố thứ hai cho sự thành công trong việc chống chọi với ung thư. Thời gian đầu mới mắc bệnh ung thư tuyến tụy, bà Ruth Bader Ginsburg đã chọn phương pháp điều trị tại nhà, đó là uống thuốc thảo dược, vitamin, khoáng chất, chế độ ăn uống, thiền, cầu nguyện, châm cứu…. Tuy nhiên sau một thời gian, tình hình bệnh không cải thiện. Cuối cùng bà chấp nhận phẫu thuật và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
3. Thường xuyên tập thể dục
Bà Ruth Bader Ginsburg vẫn thường xuyên tập thể dục đều đặn.
Bà Ruth Bader Ginsburg cho biết, cơ thể bà hồi phục nhanh hơn những người khác đó là bà thường xuyên tập thể dục, mỗi ngày bà dành 1 tiếng để tập luyện. Đó là lý do tạo sao khi bà 80 tuổi vẫn có thể thực hiện 20 lần hít đất, sức khỏe vượt xa những người khỏe mạnh cùng tuổi.
Tập thể dục không chỉ giúp làm tăng chức năng miễn dịch của cơ thể mà còn cải thiện chứng trầm cảm của bệnh nhân ung thư cao tuổi và ngăn ngừa các bệnh cơ bản hơn. Lấy ung thư vú làm ví dụ, theo Hoàng Tuyển, Phó Giám đốc Bệnh viện Liên kết thứ ba thuộc Đại học Y Quảng Châu cho biết, một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Khoa học Sức khỏe Sunnybrook Canada đã chỉ ra rằng tập thể dục có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa tái phát ung thư vú.
Thời gian tập thể dục lý tưởng được khuyến nghị là 150 phút mỗi tuần. Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu y khoa cho thấy nếu 2 giờ tập thể dục nhịp điệu hàng ngày, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư đã tăng từ 32% lên 88%.
4. Luôn duy trì thái độ lạc quan
Duy trì thái độ lạc quan giúp bà Ruth Bader Ginsburg sống thọ hơn.
Không giống như nhiều bệnh nhân ung thư cao tuổi, khi nghe tin bị ung thư, họ thường đau buồn, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc, lo lắng, khiến căn bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bà Ruth Bader Ginsburg nói rằng sau khi bị ung thư bà càng làm việc chăm chỉ hơn, bằng cách này bà sẽ không để tâm vào sự khó chịu của cơ thể do bệnh ung thư gây nên.
Theo nhiều quan điểm sinh học, nếu một người ở trạng thái tâm lý tiêu cực trong một thời gian dài, chức năng miễn dịch sẽ bị tổn hại một cách tự nhiên, từ đó làm tăng tốc độ mắc bệnh. Vì vậy, duy trì một thái độ tốt là điều rất cần thiết.
Nội soi cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách
Tuyến tụy là một cơ quan lớn đằng sau dạ dày, là một thành phần quan trọng của quá trình tiêu hóa. Nó tạo ra các hormon như insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu cũng như các enzym giúp tiêu hóa thức ăn trong trong ruột non.
Bệnh nhân nữ 47 tuổi vào BV Xanh Pôn ngày 25/3/2020 do đau bụng âm ỉ 2 tháng nay, đầy tức bụng sau ăn. Khám xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ cho thấy, khối u nang nhầy vùng thân đuôi tụy kích thước 5x 6cm, vôi hóa thành nang , dấu hiệu ung thư sớm, chẩn đoán u nang nhầy vùng thân đuôi tụy, được phẫu thuật cắt thân đuôi tụy, bảo tồn lách nội soi. Sau mổ bệnh nhân ổn định, ra viện sau 1 tuần điều trị.
Khó chẩn đoán vì ít triệu chứng
Tuyến tụy là một cơ quan lớn đằng sau dạ dày, là một thành phần quan trọng của quá trình tiêu hóa. Nó tạo ra các hormon như insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu cũng như các enzym giúp tiêu hóa thức ăn trong trong ruột non.
U nang tuyến tụy có thể khó chẩn đoán vì thường ít có triệu chứng. Khi khối u to, chèn ép mới gây ra triệu chứng. Phần lớn các u nang trên tuyến tụy không phải là ung thư.
- U nang giả tụy hình thành sau chấn thương tụy, viêm tụy, thành nang là tổ chức xơ liên kết không có niêm mạc.
- U nang tụy - nang thật được chia thành các loại sau:
U nang huyết thanh khi u lớn, chèn ép cơ quan lân cận gây ra đau bụng, hay gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi, hiếm khi trở thành ung thư.
U nang nhày niêm mạc nhu mô, thường nằm ở thân đuôi tụy, thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên. U loại này là tiền ung thư, tức là có thể trở thành ung thư nếu không được điều trị. Các u nang lớn hơn có thể đã bị ung thư khi được tìm thấy.
U nhày niêm mạc nội mô ống tuyến (IPMN) là một sự tăng trưởng trong ống tụy chính hoặc một trong các nhánh bên của ống tụy . IPMN có thể là tiền ung thư hoặc ung thư, nó có thể xảy ra ở cả nam và nữ trên 50 tuổi. Tùy thuộc vào vị trí của nó và các yếu tố khác, IPMN có thể cắt bỏ.
U đặc giả nhú thường nằm trong thân và đuôi tụy, xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ dưới 35 tuổi, chúng rất hiếm và đôi khi là ung thư.
U nang thần kinh nội tiết hầu hết là rắn nhưng có thể có các thành phần giống như nang. Chúng có thể bị nhầm lẫn với các u nang tuyến tụy khác và có thể là tiền ung thư hoặc ung thư.
U nang lympho tụy là u nang lành tính, rất hiếm gặp.
Người bệnh có thể không có triệu chứng. Hoặc triệu chứng thường bao gồm: Đau bụng dai dẳng, có thể tỏa ra lưng; Buồn nôn và ói mửa; Giảm cân; Cảm thấy no ngay sau khi bắt đầu ăn.
Nguyên nhân của hầu hết các u nang tuyến tụy là không rõ. Một số u nang có liên quan đến các bệnh hiếm gặp, bao gồm bệnh thận đa nang hoặc bệnh von Hippel-Lindau, một rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy và các cơ quan khác.
Nang giả tụy thường theo một cơn đau, trong đó các enzym tiêu hóa hoạt động sớm và gây kích thích tuyến tụy (viêm tụy), nang giả tụy cũng có thể là kết quả của chấn thương ở bụng kín, chấn thương tụy.
Viêm tụy là nguy cơ gây u nang
Sử dụng rượu nặng và sỏi mật là yếu tố nguy cơ của viêm tụy và nang giả tụy. Chấn thương bụng cũng là một yếu tố nguy cơ đối với nang giả tụy. Để phòng ngừa bệnh, tốt nhất là tránh để viêm tụy (thường gây ra do sỏi mật hoặc sử dụng rượu nặng). Nếu sỏi mật đang kích hoạt viêm tụy, có thể cần phải cắt bỏ túi mật, can thiệp lấy sỏi đường mật. Nếu viêm tụy là do sử dụng rượu, không uống rượu có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh.
U nang tuyến tụy được chẩn đoán thường xuyên hơn so với trước đây vì công nghệ hình ảnh được cải thiện. Các xét nghiệm bao gồm:
-Chụp cắt lớp vi tính (CT). Xét nghiệm hình ảnh này có thể cung cấp thông tin chi tiết về kích thước và cấu trúc của u nang tuyến tụy.
-Chụp cộng hưởng từ- MRI. Xét nghiệm hình ảnh này có thể làm nổi bật các chi tiết tinh tế của u nang tuyến tụy, bao gồm cả việc chẩn đoán nguy cơ ung thư.
-Siêu âm qua nội soi. Xét nghiệm này, giống như MRI , có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về u nang. Ngoài ra, chất lỏng có thể được thu thập từ u nang để phân tích trong phòng thí nghiệm cho các dấu hiệu ung thư có thể.
-Chụp đường mật cộng hưởng từ (MRCP). MRCP được coi là xét nghiệm hình ảnh được lựa chọn để theo dõi u nang tuyến tụy. Loại hình ảnh này đặc biệt hữu ích để đánh giá các u nang trong ống tụy.
Một nang giả lành tính, thậm chí là một nang kích thước lớn có thể được để lại theo dõi nếu không gây ra triệu chứng cho người bệnh. U nang huyết thanh hiếm khi trở thành ung thư, vì vậy cũng có thể được để lại theo dõi trừ khi nó gây ra các triệu chứng hoặc phát triển.
Một số loại u nang tuyến tụy yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ vì nguy cơ ung thư. Phẫu thuật có thể cần thiết để dẫn lưu nang tụy mở rộng - nối nang tụy ruột hoặc nối nang tụy dạ dày hoặc u nang huyết thanh gây đau hoặc các triệu chứng khác có thể phẫu thuật cắt bỏ. Một nang giả tụy có thể tái phát nếu người bệnh bị viêm tụy liên tục.
BS. Trần Kiên Quyết (BV Xanh Pôn)
Nghiên cứu mới: Sử dụng bọt biển để chặn đứng sự phát triển của ung thư Một loại bọt biển được tìm thấy ở Vịnh Manado, Indonesia, có thể dùng để chiết xuất một phân tử có tên là manzamine A, với khả năng chặn đứng sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung. Bọt biển (hay Động vật thân lỗ) là tên gọi của một ngành động vật đa bào nguyên thuỷ, có cấu trúc...