Nữ tân binh: “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ của riêng nam giới”
Dù đã tốt nghiệp đại học, đang có một công việc ổn định nhưng nữ tân binh 23 tuổi đã viết đơn tự nguyện lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.
Từ sáng sớm 27-2, hàng ngàn thanh niên của tỉnh Đắk Lắk đã tập trung tại các điểm giao nhận quân, hăng hái lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng, góp sức mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Võ Thị Thu Ngà, nữ tân binh duy nhất của tỉnh Đắk Lắk tại buổi lễ
Tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra lễ giao quân với 301 thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự (NVQS), 45 thanh niên thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân (CAND).
Giữa hàng trăm tân binh nam, Võ Thị Thu Ngà (23 tuổi, ngụ phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) là nữ tân binh duy nhất của tỉnh Đắk Lắk lên đường thực hiện NVQS.
Dù có công việc ổn định nhưng Thu Ngà vẫn tự nguyện viết đơn nhập ngũ
Trong không khí rộn ràng của buổi lễ, Thu Ngà không khỏi xúc động khi chia sẻ rằng mình sinh ra và lớn lên trong gia đình có cha là bộ đội nên từ nhỏ đã yêu thích màu áo lính và môi trường kỷ luật. Vì vậy, dù đã tốt nghiệp đại học và đi làm kế toán nhưng vẫn Ngà quyết định làm đơn tự nguyện nhập ngũ để thực hiện ước mơ của mình.
“Người lính mang lại cho cuộc sống bình yên của nhân dân nên em ước mơ được đứng trong quân ngũ. Chặng đường phía trước sẽ còn nhiều gian nan, thử thách nên lòng cũng có đôi chút lo lắng nhưng em đã chuẩn bị tâm lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc không chỉ của riêng nam giới mà là của tất cả mọi người” – Thu Ngà xúc động nói.
Video đang HOT
Trần Thị Thu Trang nữ duy nhất tham gia nghĩa vụ CAND
Cùng tâm trạng, Trần Thị Thùy Trang (22 tuổi) cũng là nữ duy nhất đăng ký nghĩa vụ CAND cho biết sẵn sàng, quyết tâm cao lên đường thực hiện nghĩa vụ. “Tôi nghĩ thời gian huấn luyện sắp tới sẽ giúp bản thân hoàn thiện, trưởng thành hơn” – Thùy Trang tâm sự.
Theo Hội đồng nghĩa vụ quân tỉnh Đắk Lắk, trong đợt tuyển quân năm 2021, hội đồng gọi nhập ngũ 2.842 công dân, trong đó 2.501 công dân tham gia NVQS, 342 công dân tham gia nghĩa vụ CAND. Năm nay, số lượng thanh niên tình nguyện viết đơn nhập ngũ trên địa bàn tỉnh tăng cao so với các năm trước, bảo đảm các tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ văn hóa (có 159 thanh niên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, 6 cán bộ công chức, viên chức nhà nước và 3 đảng viên)…
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường động viên các tân binh
Do đợt giao – nhận quân năm nay diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 nên các địa phương tổ chức buổi lễ trên tinh thần nhanh gọn, bảo đảm công tác phòng, chống dịch.
Hơn 2.800 công dân lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân
Tân binh hồ hởi lên đường nhập ngũ
Tỉnh Đắk Lắk hoàn thành 100% chỉ tiêu giao nhận quân
Người thân chia tay các tân binh lên đường nhập ngũ
Tuổi trẻ lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng
Cô giáo dạy giỏi mượn bằng THPT: Vì sao phạt 4 triệu?
Bà Nga bị xử phạt hành chính số tiền 4 triệu đồng do "thành khẩn khai báo, thành khẩn hối lỗi".
Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ cô giáo mượn bằng THPT để đi học, đi dạy suốt 25 năm, sáng ngày 14/1, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND TP mới ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với bà Lê Thị Nga, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh.
Theo đó, quyết định nêu rõ, bà Nga đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của bà Lê Thị Ngọc Châu để đi học trung cấp, cao đẳng, đại học và xin việc làm (đi dạy) dưới tên của bà Châu suốt 25 năm qua.
"Hiện tại mới có quyết định xử phạt hành chính, chưa có các quyết định khác. Do chưa có các quyết định khác nên cô Nga vẫn là viên chức Nhà nước. Còn các bước xử lý tiếp theo cũng thuộc thẩm quyền của UBND TP", vị lãnh đạo trên cho biết.
Cô giáo ở Đắk Lắk mượn bằng THPT để đi học, công tác suốt 25 năm bị phạt 4 triệu đồng, thu hồi bằng. Ảnh: VNN
Theo thông tin trên báo VietNamNet, ngoài xử phạt hành chính, quyết định của UBND TP Buôn Ma Thuột cũng nêu rõ, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm (Bản sao Bằng Tốt nghiệp THPT mang tên Lê Thị Ngọc Châu, sinh ngày 2/2/1975, số hiệu 2687 TNPTTH, ngày 30/6/1988 do Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp, đang lưu trong hồ sơ viên chức của Trường THCS Lương Thế Vinh).
Ngoài ra, Hội đồng kỷ luật UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng đã họp, thống nhất kỷ luật bà Nga bằng hình thức buộc thôi việc.
Như đã phản ánh, vào năm 1989, sau khi học hết lớp 8/12, bà Nga nghỉ học. Năm 1992, bà Nga mượn bằng của bà Lê Thị Ngọc Châu (hàng xóm) rồi 'thay tên, đổi tuổi", nộp hồ sơ, theo học tại Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá.
Bà Nga cầm bằng này xin việc và được tuyển dụng vào làm giáo viên âm nhạc tại Trường THCS Dân Lực (huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) vào năm 1996.
Tiếp đó, bà Nga nộp hồ sơ vào Trường Cao đẳng Nhạc Hoạ Trung ương (hệ tại chức) và đến năm 1997 thì tốt nghiệp. Năm 2000, bà Nga xin chuyển công tác theo chồng vào Đắk Lắk và được phân công về dạy tại một trường tiểu học ở huyện Buôn Đôn.
Từ năm 2009-2013, bà Nga tiếp tục sử dụng bằng tốt nghiệp THPT mang tên bà Châu để học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân âm nhạc hệ tại chức tại trường này.
Từ năm 2013 đến nay, bà Nga chuyển về dạy âm nhạc tại Trường THCS Lương Thế Vinh (TP Buôn Ma Thuột).
Nhận xét về năng lực chuyên môn của bà Nga, đại diện Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột cho rằng, trong quá trình công tác, bà Nga là một giáo viên có năng lực, được nhiều bằng khen.
"Nếu cô ấy không giỏi thì không có nhiều bằng khen và cũng không thể đứng lớp được cho đến tận bây giờ", vị đại diện trên cho biết.
Cô gái Raglai tự hào khi được mang trên mình bộ quân phục Năm 2021 là năm thực sự hạnh phúc và khó quên đối với cô gái người Raglai Pi Xuân Thảo, ở thôn Giác Lan, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Bởi ước mơ được khoác lên mình tấm áo chiến sĩ từ bấy lâu nay của cô giờ đã trở thành hiện thực. Em Pi Xuân Thảo được mẹ dặn dò...