Nữ Sơn La có thể biến mất khỏi bản đồ bóng đá Việt Nam
Nếu không nhận được sự hỗ trợ trong thời gian tới, đội bóng nữ Sơn La có thể bị giải tán.
Sơn La là một trong 7 đội dự giải vô địch nữ quốc gia mùa trước. Tuy nhiên, đội bóng này đang đứng trước nguy cơ giải thể ở mùa giải 2020 do những khó khăn vì tài chính. Năm ngoái, đội nữ Sơn La được tài trợ chính bởi một công ty trong lĩnh vực bất động sản.
Đơn vị này hỗ trợ từ 3 tới 4 triệu đồng cho mỗi cầu thủ của đội một Sơn La. Cộng thêm tiền lương của trung tâm, mỗi cầu thủ có 6 tới 7 triệu VNĐ/tháng, tạm đủ để duy trì cuộc sống, theo đuổi đam mê bóng đá.
HLV Lường Văn Chuyên (phải) và bóng đá nữ Sơn La đang sống trong những ngày khó khăn. Ảnh: Minh Chiến.
Tuy nhiên, do không đạt thành tích tốt ở giải vô địch quốc gia 2019 (đứng thứ 7 trong 7 đội tham dự), các cầu thủ nữ đã bị Trung Tâm Đào tạo Huấn luyện Vận động viên Thể thao Tỉnh Sơn La hạ chế độ. Họ bị hạ suất ăn từ 150.000 VNĐ/ngày dành cho tuyển tỉnh xuống còn 120.000 VNĐ/ngày. Ngoài ra, với mỗi ngày tập luyện, các nữ cầu thủ được 40.000 VNĐ (một tháng có 1.040.000 VNĐ).
Vấn đề càng phức tạp hơn khi từ tháng 3 trở đi, mạnh thường quân ngưng tài trợ cho đội bóng. Các cầu thủ nữ Sơn La chỉ còn tiền ăn và tiền công của trung tâm chi trả. HLV Lường Văn Chuyên chia sẻ với Zing: “Về phần tiền ăn, các em được trung tâm nuôi. Nhưng họ cũng cần tiền để chi tiêu. Giờ mỗi người chỉ còn 1 triệu đồng sinh hoạt thì không thấm tháp gì cho cuộc sống cả”.
Lý do bị ngưng tài trợ đến từ sai phạm trong báo cáo tài chính của trung tâm với nhà tài trợ. Theo hợp đồng, APEC sẽ tài trợ hàng tháng cho đội bóng nữ Sơn La. Ngược lại, cứ 3 tháng một lần, trung tâm phải báo cáo lại thu chi của đội cho nhà tài trợ.
Tuy nhiên, do Giám đốc Trung Tâm Đào tạo Huấn luyện Vận động viên Thể thao tỉnh Sơn La nghỉ hưu, chưa chuyển giao hết công việc cho cấp dưới nên đợt vừa qua, nhà tài trợ không nhận được báo cáo thu chi. Theo điều khoản hợp đồng, đơn vị này đã cắt tài trợ.
Ông Chuyên tiếp tục: “Nếu tình hình không được cải thiện, Sơn La sẽ không thể tham dự giải vô địch quốc gia năm nay. Lực lượng dự giải vô địch sẽ giải tán toàn bộ. Sắp tới, chúng tôi dự định đôn tuyến U15/16 lên đá giải U19 quốc gia để các em được tham dự nhiều giải, cọ xát, tích lũy kinh nghiệm”.
“Tuy nhiên, nếu đội một giải tán thì tâm lý của các đội nhỏ sẽ bị ảnh hưởng. Các em nhìn thấy tương lai các chị, họ sẽ bị dao động. Họ sẽ tự hỏi như các chị, tương lai còn chưa đâu vào đâu thì bọn mình biết thế nào”.
Đội bóng nữ Sơn La có thể phải giải tán trong thời gian tới nếu không tìm được nguồn hỗ trợ. Ảnh: Minh Chiến.
Video đang HOT
Để tham dự cả lượt đi và về của giải nữ quốc gia 2020, đội nữ Sơn La sẽ cần nguồn kinh phí rất lớn. Tiền ăn uống, tiền khách sạn, tiền di chuyển, sân bãi… sẽ tiêu tốn của họ khoảng 1 tỷ đồng. Nếu không có nhà tài trợ đồng hành, bóng đá nữ Sơn La sẽ vắng mặt ở mùa giải này.
Sau giải vô địch quốc gia 2019, đội nữ Sơn La đã gửi công văn tới VFF nhờ hỗ trợ. Liên đoàn đã tác động, giúp nữ Sơn La tìm kiếm đơn vị tài trợ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang khiến các hoạt động đó bị đình lại.
Hiện đội một Sơn La có hơn 10 cầu thủ cùng hai tuyến trẻ U12/13 và U15/16. Tổng số nữ cầu thủ ở trung tâm hiện gần 50 người. HLV Chuyên cho biết: “Hiện tại, tập thể đội một đã xác định nếu không kêu gọi được tài trợ, các em sẽ xin về hết để đi làm. Chúng tôi đang phải làm công tác tư tưởng, mong các em cố gắng, đợi hết đại dịch xem tình hình có khả quan hơn không. Nếu không, ban huấn luyện buộc phải tạo điều kiện cho các em về mưu sinh”.
Đội bóng nữ Sơn La thành lập năm 2012, tham dự giải vô địch quốc gia lần đầu tiên năm 2016. Sơn La là một trong số rất ít địa phương và là nơi mới nhất gây dựng được đội nữ góp mặt ở giải vô địch quốc gia. Tuy chưa đạt được nhiều thành tích, sự xuất hiện của bóng đá nữ Sơn La trong vài năm trở lại đây vẫn là làn gió mới, mang tới nguồn động viên to lớn cho những người làm bóng đá. Nếu họ vắng mặt ở giải vô địch quốc gia năm nay, đó sẽ là tổn thất lớn cho bóng đá Việt Nam.
Minh Chiến
Tăng chế tài xử lý sau vụ kê khai khống vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng
Từ vụ việc "doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng" đăng ký thành lập đã cho thấy những vấn đề phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến bức tranh về tình hình doanh nghiệp.
Người dân đến làm thủ tục tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. (Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN)
Từ vụ việc "doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng" đăng ký thành lập đã cho thấy những vấn đề phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến bức tranh tổng thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, để hạn chế tình trạng kê khai vốn ảo cũng như những vụ việc có tính chất tương tự trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường chế tài xử lý đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ, kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp...
Để hiểu rõ hơn, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Bùi Anh Tuấn xung quanh nội dung này.
- Thưa ông, thời gian qua, việc tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp với số vốn điều lệ doanh nghiệp tự quyết, tự chủ về tài chính liệu có phải là lỗ hổng để các cá nhân, tổ chức tùy tiện đăng ký thành lập doanh nghiệp ? Và cơ quan quản lý cần có biện pháp gì đối với vấn đề này?
Cục trưởng Bùi Anh Tuấn: Việc tạo thuận lợi thành lập doanh nghiệp trong việc gia nhập thị trường theo nguyên tắc tự khai, tự chịu trách nhiệm đối với thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; trong đó có thông tin về vốn điều lệ là một trong cải cách quan trọng, nổi bật của Luật Doanh nghiệp.
Về bản chất, việc đăng ký doanh nghiệp hiện nay hoàn toàn khác với việc cấp phép kinh doanh, tức là cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền "cho."
Trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ ghi nhận ý chí, nguyện vọng tham gia vào thị trường của doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp do doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm. Nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Song song với việc quy định quyền thì Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp và các chế tài xử lý.
Người dân, doanh nghiệp là chủ thể của hành vi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Nguyên tắc này đã trở thành nguyên tắc cốt lõi trong đăng ký doanh nghiệp và được cụ thể hóa tại Luật Doanh nghiệp các phiên bản từ 1999, 2005, 2014.
Nghĩa là doanh nghiệp có nghĩa vụ "chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó."
Mặt khác, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có: "kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị."
Chế tài xử phạt đối với hành vi này đã được nêu cụ thể tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/6/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 28 Nghị định này thì hành vi "không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký" sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo là buộc doanh nghiệp "đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp."
Người dân nhận giấy đăng ký kinh doanh. (Ảnh Mạnh Khánh/TTXVN)
- Xin ông cho biết, hiện cơ quan quản lý đã có hình thức xử lý như nào đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn 144.000 tỷ đồng?
Cục trưởng Bùi Anh Tuấn: Đối với trường hợp "doanh nghiệp 144.000 tỷ" đăng ký thành lập trong tháng 1/2020, hồ sơ đăng ký thành lập của doanh nghiệp này hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Mặc dù vậy, nhận thấy số vốn đăng ký quá lớn, có sự bất thường nên cơ quan đăng ký kinh doanh đã trao đổi với doanh nghiệp và thông báo rõ cho doanh nghiệp về nghĩa vụ phải góp đủ số vốn đã cam kết trong vòng 90 ngày.
Sau khi doanh nghiệp khẳng định sẽ góp đủ theo cam kết, căn cứ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đồng thời, gửi thông tin cho một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như: công an, thuế, chính quyền địa phương... để phối hợp quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; đồng thời, trong các thống kê phục vụ chính sách vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tách riêng số vốn của doanh nghiệp này.
Có thể thấy cơ quan đăng ký kinh doanh là "bộ lọc" đầu tiên phát hiện ra sự bất thường, đã giải thích ngay cho doanh nghiệp tại thời điểm nhận hồ sơ; đồng thời, cung cấp kịp thời thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước khác để cùng phối hợp giám sát, tăng cường quản lý rủi ro nhằm hạn chế những thông tin sai lệch, gây méo mó thị trường.
Đối với doanh nghiệp này, ngày 4/3 vừa qua, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ giải thể theo quy định.
Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh đã chuyển hồ sơ sang cơ quan thuế để kiểm tra tình trạng thuế của doanh nghiệp và cơ quan thuế đã phản hồi rằng doanh nghiệp này chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế tại cơ quan thuế.
Do vậy, chưa thể giải thể doanh nghiệp do Luật Doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp chỉ được giải thể khi thanh toán hết các khoản nợ; trong đó có nợ thuế.
Song song với đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng đã trao đổi với cơ quan công an về nghi vấn giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp có kết luận của Cơ quan công an về việc giả mạo giấy tờ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện việc thu hồi đăng ký doanh nghiệp và chuyển các cơ quan chức năng xử lý hành vi giả mạo theo quy định.
- Thưa ông, trước những sự việc doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng không thực chất, để hạn chế tình trạng kê khai vốn ảo cũng như những vụ việc có tính chất tương tự trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp gì?
Cục trưởng Bùi Anh Tuấn: Từ vụ việc "doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng" đăng ký thành lập đã cho thấy những vấn đề phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến bức tranh về tình hình doanh nghiệp.
Do vậy, để hạn chế tình trạng kê khai vốn ảo cũng như những vụ việc có tính chất tương tự trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp trong quản lý, giám sát đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, có cơ chế cảnh báo, phát hiện kịp thời vi phạm của doanh nghiệp.
Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành quy định pháp luật của người dân, doanh nghiệp; đồng thời, tăng chế tài xử lý đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ, kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp...
- Xin cám ơn ông!
Thúy Hiền
Doanh nghiệp nghe ngóng, "đóng băng" chờ hết dịch Quý I vừa qua chứng kiến sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn nhưng giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng...