Nữ sinh tức tối bị nhà tuyển dụng lật kèo hủy lịch phút chót, dân mạng soi ra chi tiết bất thường mà công ty nào cũng hay xài
Câu chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên trong môi trường công sở luôn thị phi và chưa bao giờ có dấu hiệu tạm kết.
Những câu chuyện thị phi xoay quanh 2 đối trọng của môi trường công sở là nhân viên nhân sự và ứng viên luôn rôm rả và chưa có dấu hiệu dừng lại. Không ít vụ ứng viên bóc phốt HR thích hạnh họe trước sau bất nhất, nói một đằng và làm một nẻo, vẽ ra cảnh tượng như mộng của công ty để “lừa” ứng viên khiến họ tốn vô số công sức và thời gian.
Tiếp nối chuỗi drama không ngừng nghỉ, mới đây, một nhóm quy tụ đông đảo thành viên là sinh viên mới ra trường đã có dịp chia sẻ về dòng trạng thái than thở của nữ sinh tên là N.D mới ra trường bị bùng cơ hội làm việc chính thức.
“Chào mọi người, ở đây có ai đã gặp trường hợp như mình chưa? Mình đã được nhận vào làm một công ty, được hẹn lên thử việc và làm chính thức. Do nhiều vấn đề chưa kịp trao đổi nên mình có gửi gmail hỏi thêm về phúc lợi của công ty. Và sau đó tự nhiên nhận được email báo mình đã bị nghỉ việc?
Thật sự bất bức xúc về vấn đề này. Có nhiều vấn đề mình chưa kịp trao đổi và nghĩ bản thân đã được nhận vào rồi nên mới muốn nhắn thêm với công ty ai ngờ bị cho nghỉ việc luôn. Bình thường không sao nhưng thời kỳ hậu dịch bệnh khó khăn thì khó cho ứng viên quá. Chẳng lẽ giờ tuyển dụng nào cũng lật mặt nhanh như vậy?“.
Nữ sinh được thông báo trúng tuyển vào vị trí Nhân viên Marketing tổ chức sự kiện và hẹn thử việc.
Nhưng sau đó lại bị hủy thông báo vì lỡ nhắn tin hỏi thêm quyền lợi.
Video đang HOT
Không chỉ một mình nữ sinh N.D mà rất nhiều người đã rơi vào hoàn cảnh như vậy. Theo nhiều dân mạng, dù cô nàng bị cho nghỉ việc lại hóa may mắn vì chỉ mới nhắc đến phúc lợi mà công ty đã vội chạy biến thì chứng tỏ làm ăn cũng rất mập mờ. Chưa kể mail phản hồi lại có văn phong không được trau chuốt, không xin lỗi càng chứng tỏ không hề quan tâm nhiều đến cảm xúc của ứng viên.
“Chúc mừng bạn quay vào ô 1001 lý do củ chuối từ HR. Chắc là tìm ra back up plan cho vị trí rồi gạt bạn ra, công ty đổi ý không muốn tuyển nữa, nhầm bạn với người khác xong gửi cho bạn thì mới nhận ra có người khác tốt hơn“, bạn N.V bình luận.
“ Khiếp công ty đến cái mail cũng tỏ ra thượng đẳng với hoành tráng, trong khi cách ứng xử thì thiếu chuyên nghiệp và cộc lốc. Bạn nên tự thấy may mắn vì không lãng phí với công ty vớ vẩn thế này. Tuổi trẻ có hạn, có đầu tư sức lực thì nên tìm nơi có tâm và tử tế rõ ràng. Đừng phí thời gian vào nơi coi thường ứng viên thế này“, bạn T.K chia sẻ.
“ Trước mình cũng bị như bạn. Phỏng vấn quên deal lương và khi mình đưa ra mức lương mong muốn thì công ty lại trả giá thấp hơn. Vậy là dù đã được nhận nhưng công ty vẫn cho mình ra về như vậy đấy. Những công ty kiểu này rất mập mờ tài chính, chỉ muốn bóc lột công sức nhân viên thôi“, bạn T.N nhận xét.
(Ảnh minh họa)
Rõ ràng câu chuyện deal lương và đòi lợi nhuận giữa ứng viên và nhà tuyển dụng chưa bao giờ hết hot. Bởi deal thế nào cho khéo vừa được lòng công ty và vẫn nhận được lợi ích mình mong muốn không phải sinh viên mới ra trường nào cũng dám làm. Tuy vậy, dù muốn hay không thì bạn nhất định phải biết được bản thân là ai để luôn có kế hoạch đòi hỏi lợi ích rõ ràng.
Quay lại với câu chuyện trên thì việc yêu cầu lợi ích của nữ sinh này là cần thiết, đã giúp cô bạn thoát được việc làm ở một công ty mập mờ tài chính. Đây cũng là bài học xương máu cho ứng viên và cả người làm công tác tuyển dụng trong môi trường công sở.
Ứng tuyển vị trí 8-10 triệu, nữ sinh khóc thét khi bị mặc cả lương còn 7 triệu cùng loạt yêu cầu "khó đỡ"
Câu chuyện phỏng vấn xin việc, đặc biệt là vấn đề deal lương sao cho khéo vẫn luôn là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý và tranh luận.
Câu chuyện deal lương khi đi xin việc là cả một bầu trời nghệ thuật mà không phải ai cũng có thể thuần thục, nhất là sinh viên mới ra trường. Bởi deal cao quá lại bị nhà tuyển dụng đánh giá "ảo tưởng" nhưng lương thấp thì có mấy ai cam chịu làm việc. Thế là nhiều cô cậu đành ngậm đắng nuốt cay deal lương ít đi với hy vọng mai này vào công ty sẽ được lựa chọn lại.
Bên cạnh đó, trường hợp offer ghi một đằng mà khi phỏng vấn deal lương một nẻo như câu chuyện của nữ sinh này quả thật hiếm thấy. Cô bạn ứng tuyển vi trí Sales Admin cho một công ty bất động sản với mức lương đưa ra từ 8-10 triệu/tháng. Nhưng ai ngờ đến vòng thứ 2 không chỉ đưa ra yêu cầu lắt léo mà cô nàng còn bị sếp mặc cả xuống còn... 7 triệu.
Cô bạn ứng tuyển vị trí Sales Admin với mức 8-10 triệu nhưng lại bị mặc cả lương còn 7 triệu.(Ảnh minh họa)
Cụ thể câu chuyện như sau:
" Mình đi phỏng vấn 1 công ty bất động sản. Họ đăng tuyển vị trí Sales Admin lương 8-10 triệu. Đến phỏng vấn vòng 1 mình có nói rõ mong muốn mức 10 triệu gross. Ok nhân sự mời mình đến phỏng vấn vòng 2 với sếp.
Sau khi hỏi 1 nùi câu hỏi "cao siêu" như là em có tài lẻ gì không? Biết kỹ năng gì khác không? Biết khai thuế không? Biết làm việc với ngân hàng không? 10h đêm mà sếp liên hệ cần thông tin công việc em có làm ngay được không? Ngay vòng 1 nhân sự đã hỏi mình một loạt như biết chèn logo không, Tiếng Anh lưu loát không, đi công tác tỉnh ok không?
"Sếp" nói 2 tháng đầu thử việc chỉ trả 7 triệu net nhưng là 85% của 7 triệu net. Sau đó lương cũng sẽ 7 triệu gross nhưng được phụ cấp thêm thu nhập sẽ được 9 triệu. Ủa thật ra mấy câu hỏi trên sẽ không quá gọi là cao siêu nếu mức lương 10 triệu gross rồi mới kêu tới phỏng vấn vòng 2.
Tại sao làm mất thời gian của người ta đủ thứ rồi phán cái mức lương thử việc kỳ lạ vậy? Nếu phỏng vấn đủ để đánh giá năng lực nên đòi người ta phải thử việc với mức lương kiểu đó thì kêu phỏng vấn chi 2 vòng vậy? Là sao là sao?".
Cô bạn bức xúc khi sếp đưa ra mức lương chính 7 triệu đi kèm trợ cấp mới lên được 9 triệu, hoàn toàn không có trong offer trên mạng.
Câu chuyện sặc mùi ngang trái bên trên sau khi chia sẻ ít lâu vào trong hội nhóm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Hầu hết đều bức xúc trước việc mặc cả như vậy, đồng thời tỏ ra đồng cảm khi bản thân cũng từng rơi vào trường hợp tương tự.
"Đăng trên trang chỉ mang tính chất minh họa thôi bạn ơi. Mình cũng từng hí hửng đi xin việc với mức lương offer lên đến 15 triệu nhưng đến nơi, sếp chỉ đưa ra lương 10 triệu. Cứ trừ bớt tiền hi vọng của mình là ra mức lương ấy mà", bạn V.A chia sẻ.
" Đúng kiểu lật lọng mình từng gặp phải nè, gần đây thôi, mình tham gia phỏng vấn cho một công ty về giáo dục, ban đầu thấy họ tuyển với mức lương 13-15 triệu, mình thấy ngon lành thế là đi phỏng vấn. Trả lời trót lọt hết tất cả nhưng lúc deal lương lại bảo đăng tin 13-15 triệu cho người trẻ thấy hấp dẫn thôi chứ đó là mức lương sau 2-3 năm làm việc, còn mới vào như mình 9,5 triệu thôi. Điên máu không cơ chứ", bạn H.T chia sẻ.
Nhiều dân mạng tỏ ra đồng cảm và cho rằng mức lương mà công ty đăng tải thường chỉ mang tính chất minh họa.
" Mình cũng mới gặp trường hợp này bữa trước. Thấy lương ổn nên cắn răng vượt qua 2 vòng phỏng vấn đủ yêu cầu trên đời nhưng sếp chỉ đưa ra mức lương 5 triệu dù trên mạng ghi thu nhập trên dưới 10 triệu còn đi kèm chợ cấp. Đúng là treo đầu dê bán thịt chó mà. Thật sự với sinh viên mới ra trường họ lại càng mặc cả nhiều hơn nữa", bạn G.A chia sẻ.
Có thể thấy vấn đề deal lương luôn là nỗi ám ảnh với nhiều bạn trẻ, nhất là với sinh viên ra trường lại càng bị mặc cả mạnh vì nhà tuyển dụng nghĩ không có nhiều kinh nghiệm. Tuy mặc cả lương ai cũng ngán ngẩm nhưng đây cũng là bài học cho nữ sinh khi đừng trông đợi quá nhiều vào các con số quảng cáo.
Than thở lương 7 triệu mà suốt 6 tháng không được ký hợp đồng, lời xoa dịu của công ty khiến cô gái trẻ tỉnh ngộ Với kinh nghiệm sơ sài thì cũng khó trách việc các bạn sinh viên mới ra trường trở thành nạn nhân trong những vụ "bóc lột sức lao động" của các công ty "khôn hết phần thiên hạ". Sinh viên mới ra trường được ví von như một tờ giấy trắng, hoàn toàn thiếu kinh nghiệm trên con đường sự nghiệp tương lai....