Nữ sinh Trung Quốc đổ xô phẫu thuật thẩm mỹ sau kỳ thi đại học
Các nữ sinh, thậm chí nam sinh Trung Quốc, lựa chọn phương pháp “dao kéo” để cải thiện vẻ bề ngoài và sự tự tin của bản thân với hy vọng sẽ có nhiều cơ hội tốt khi bước vào môi trường đại học.
Các nữ sinh, thậm chí nam sinh Trung Quốc, lựa chọn phương pháp “dao kéo” để cải thiện vẻ bề ngoài trước khi vào đại học. Ảnh: Shanghaiist
Hồi đầu tháng 6, một cô gái ghé cơ sở thẩm mỹ tại Bắc Kinh để xẻ mí mắt, chỉ một ngày sau khi hoàn thành kỳ thi vào đại học. Cô ngạc nhiên khi biết hơn 30 nữ sinh khác từ khắp Trung Quốc cũng đang chờ đợi để thực hiện ca tiểu phẫu tương tự tại đây. Hầu hết họ đều đồng trang lứa với cô.
Trước đây, hầu hết sinh viên phẩu thuật thẩm mỹ xuất phát từ các trường nghệ thuật, nhưng nay xu hướng này đã lan rộng trong tất cả các sinh viên, không kể ngành học.
Theo Sina, giới trẻ Trung Quốc muốn cải thiện ngoại hình để tăng tự tin và hy vọng nhan sắc sẽ mang tới nhiều cơ hội khi bước vào môi trường giáo dục cao hơn.
Một số bậc phụ huynh cũng đồng hành cùng con em mình tới cơ sở thẩm mỹ trên và thường van nài bác sĩ hãy thuyết phục họ ngừng động chạm đến dao kéo. Những bậc cha mẹ có quan điểm “tân tiến” thì thông cảm cho ý muốn của con cái và thậm chí còn tư vấn lựa chọn phương án phẫu thuật nào để đẹp hơn.
Một xu hướng khác đang gia tăng là phẫu thuật thẩm mỹ trong nam giới. Sau kỳ thi đại học, nhiều nam sinh cũng tìm tới các viện thẩm mỹ để sửa mũi hay gọt mặt.
Giám đốc bệnh viện Trường Canh, trực thuộc đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, cho hay: “Nhiều người trong số họ đi theo nhóm. Một sinh viên sẽ làm ‘chuột bạch’ phẫu thuật trước và nếu kết quả ưng ý, bạn bè của cậu ta sẽ làm theo”.
Không may, nhiều bạn trẻ lựa chọn các phương pháp thiếu an toàn thay vì đến những cơ sở thẩm mỹ uy tín.
Một nữ sinh tự tiêm loại thuốc đặt hàng trên mạng và hai năm sau đó phải nhờ các bác sĩ phẫu thuật để lấy các tinh thể nhỏ ra khỏi mũi và cằm. Một cô gái 18 tuổi khác phẫu thuật để có làn da đẹp hơn nhưng bị nhiễm trùng khiến mặt xuất hiện những vết sẹo màu nâu. Nạn nhân đã đâm đơn kiện cơ sở thẩm mỹ trên.
Video đang HOT
Các học sinh mới tốt nghiệp trung học thường không ngại những cuộc phẫu thuật nguy hiểm, phổ biến nhất là xẻ mí. Trong khi đó, các sinh viên đại học thường cẩn trọng hơn, lựa chọn các phẫu thuật an toàn hơn, như tiêm cao mũi hay làm trắng da.
Anh Ngọc
Theo VNE
Kinh ngạc cách đối mặt thất bại của doanh nhân giàu nhất châu Á
Học môn Toán cực kém, nhiều lần thi trượt trong thời thơ ấu, công ty từng không có lãi trong 3 năm và suýt sụp đổ là những trở ngại mà doanh nhân giàu nhất châu Á từng trải qua.
Hiện tại Mã Vân (Jack Ma) đã bước sang tuổi 51 và sở hữu khối tài sản trị giá 23,3 tỷ USD. Nhưng doanh nhân giàu nhất châu Á từng hưởng mức lương 12 -15 USD/tháng với công việc dạy tiếng Anh (mặc dù ông cảm thấy hạnh phúc với công việc ấy). Ông chủ của tập đoàn Alibaba từng trải qua 7 thất bại đau đớn, song vẫn cố gắng duy trì tinh thần lạc quan.
Kiên trì và đam mê là tố chất giúp Jack Ma vượt qua vô số thất bại để trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Ảnh: CNBC.
Không lùi bước dù thất bại nhiều lần ở trường
Jack Ma không phải là học sinh giỏi. Trên thực tế ông suýt trượt kỳ thi vào trường trung học cơ sở.
"Tôi trượt một kỳ thi quan trọng ở cấp tiểu học tới hai lần và trượt kỳ thi vào trường trung học cơ sở 3 lần. Khi thi đại học, tôi trượt hai lần. Đó là những thất bại mà đa số chúng ta may mắn không phải nói với cha, mẹ.
Học Toán kém
Chỉ đạt 1 trong tổng số 120 điểm môn Toán trong kỳ thi đại học là một thất bại toàn diện đối với Jack Ma. Thất bại này xảy ra không phải vì ông không có thời gian chuẩn bị cho kỳ thi. Hiện tại Toán học vẫn là thách thức lớn đối với ông, dù Alibaba là một tập đoàn công nghệ.
"Tôi không giỏi toán và chưa bao giờ học quản lý. Hiện tại tôi vẫn không thể đọc những báo cáo kế toán", ông thừa nhận.
Nhưng hóa ra Jack Ma không cần phải giỏi toán để trở thành tỷ phú USD. Có lẽ điều ấn tượng hơn là ông chưa bao giờ nghe từ "máy tính" trong thời thơ ấu.
Thất bại 10 lần khi nộp đơn vào Đại học Harvard
Đại học Harvard danh tiếng tại Mỹ từng từ chối đơn xin học của Jack Ma 10 lần. Thất bại này không khiến người ta ngạc nhiên. Song điều đáng nói là việc ông nộp đơn vào một trường tới chừng ấy lần. Nó cho thấy tỷ phú 51 tuổi là người rất kiên trì. "Thứ rất quan trọng mà bạn nên có là tính kiên trì", ông từng nói như vậy.
Cuối cùng Jack Ma đỗ Đại học Sư phạm Hàng Châu, nơi ông học chuyên ngành Tiếng Anh. Nhưng trước đó ông coi Đại học Sư phạm Hàng Châu là trường tệ nhất trong thành phố.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông ứng tuyển 30 công việc và lần lượt thất bại.
Khi Jack Ma ứng tuyển vào lực lượng công an, họ loại ông với mấy từ đơn giản: "Cậu không đạt".
May mắn thay, ông tiếp tục cố gắng giống như vị anh hùng Forrest Gump trên màn ảnh mà ông hâm mộ.
"Hôm nay khắc nghiệt. Ngày mai khắc nghiệt hơn hôm nay. Và ngày tiếp theo sẽ tuyệt vời", ông khẳng định.
Người duy nhất trong 24 ứng viên xin việc bị loại
Khi hãng KFC tuyển nhân viên, Jack Ma và 23 người khác nộp đơn ứng tuyển. Nhà tuyển dụng chọn tất cả ứng viên, trừ ông. Doanh nhân tỷ phú cho rằng nhà tuyển dụng loại ông vì thân hình thấp và khuôn mặt không hấp dẫn.
Zhang Ying, vợ của Jack Ma (bà lấy người sáng lập Alibaba khi ông chưa giàu) không quan tâm tới ngoại hình của ông. "Anh ấy không đẹp trai, nhưng tôi vẫn yêu vì anh ấy có thể làm nhiều việc mà những nam giới đẹp trai không thể thực hiện", bà giải thích.
Sự nghiệp từng suýt sụp đổ
Sau khi thành lập Alibaba, Jack Ma vẫn trải qua nhiều thất bại. Công ty không có lãi trong 3 năm. Trong thời gian đầu, công ty phát triển quá nhanh và suýt sụp đổ khi bong bóng thương mại điện tử vỡ tan. Vào năm 2002, Alibaba chỉ còn đủ lượng tiền mặt để tồn tại trong 18 tháng.
Bản thân ông từng thừa nhận một cách khiêm tốn: "Tôi gọi Alibaba là 1.001 sai lầm".
Không coi trọng những người cùng sát cánh
Trong một quyết định tồi tệ nhất mà nhà quản lý có thể đưa ra, Jack Ma nói với 18 đối tác (những người đóng góp tới 60.000 USD để vận hành công ty) là không ai trong số họ có thể trở thành người quản lý. Ông muốn thuê người ngoài quản lý các hoạt động của công ty.
"Đó là sai lầm lớn nhất tôi từng mắc phải. Bài học mà tôi rút ra từ quãng thời gian khó khăn của Alibaba là: Bạn phải mang tới giá trị, sự sáng tạo và tầm nhìn cho những cộng sự của bạn", ông nhận xét.
Từ bỏ ước mơ là thất bại lớn nhất
Jack Ma viết nên câu chuyện cổ điển về một người trở thành tỷ phú USD từ tay trắng. Song mức độ kiên trì của ông là thứ gây ấn tượng lớn hơn so với tài sản mà ông sở hữu. Thành công của ông là bằng chứng cho thấy số lần thất bại không thể ngăn cản con người biến ước mơ thành hiện thực.
"Nếu bạn không từ bỏ, bạn vẫn còn có cơ hội. Bỏ cuộc là thất bại lớn nhất", ông khẳng định.
Theo_Kiến Thức
Nữ sinh Trung Quốc cầm cố ảnh nude để vay tiền Mới đây, một cơ sở cho vay nặng lãi có trụ sở tại Trung Quốc đã yêu cầu các nữ sinh đại học muốn vay tiền phải cầm cố ảnh khỏa thân của họ. Tờ Southern Metropolis Daily (Trung Quốc) đưa tin, một cơ sở cho vay nặng lãi trực tuyến đã đưa ra "chiêu trò" bắt các nữ sinh đại học phải...