Nữ sinh tốt nghiệp bằng giỏi nhưng không dám đi xin việc vì lý do trời ơi đất hỡi: Học nhiều khiến bản thân khó khăn giao tiếp!
Tốt nghiệp bằng giỏi nhưng suốt nhiều năm qua nữ sinh chỉ dám làm công việc vặt, thậm chí nếu có làm cũng nhanh chóng xin nghỉ bởi bị đồng nghiệp bắt nạt vì không chịu hòa đồng.
Sinh viên là những người đang đứng trước ngưỡng cửa thị trường lao động, là thế hệ trẻ nhất, được kỳ vọng nhiều nhất bởi sự năng động, nhạy bén và sáng tạo. Thế nhưng liệu họ có thể đáp ứng được những đòi hỏi của công việc trong môi trường thực tế gấp rút, nhiều áp lực hay không lại là một vấn đề không thể kết luận ngay được.
Một trong những vấn đề thường gặp phải là thiếu khả năng giao tiếp. Những người như vậy thường bị đánh giá chỉ số EQ thấp trong điều tiết cảm xúc, thiếu khả năng thấu hiểu người khác và khó hòa nhập chung trong môi trường tập thể, điển hình như câu chuyện của nữ sinh Ngoại thương mới ra trường này.
Cô bạn chia sẻ trên trang confessions rằng bản thân dù đã ra trường với tấm bằng giỏi nhưng không dám xin việc vì tự ti kỹ năng giao tiếp. Bởi suốt những năm cấp 3 và đại học chỉ quanh quẩn từ nhà đến trường, đi làm thêm cũng bị đồng nghiệp bắt nạt vì không hòa đồng. Vậy là suốt bao năm nữ sinh chỉ làm thêm công việc lặt vặt và khi thất nghiệp đành tay trắng về quê trong chính cái nhìn kỳ thị của gia đình.
Nữ sinh viên Ngoại thương thất nghiệp vì thiếu kỹ năng giao tiếp.
“ Hiện tại, mình mới ra trường và đã trải qua sự tuyệt vọng tận cùng vì cảm thấy mình trầm cảm từ lâu nhưng không hay biết. Vì trước gì mình chỉ học, mình thích nó và cũng rất ngại giao tiếp nên 12 năm hầu như chỉ đến trường và về nhà. Ở nhà cũng khép kín và rất ngại người khác vào nhà. Bố mẹ thấy mình học nên cũng không quan tâm và mình học khá giỏi chắc do cần cù bù khả năng.
Mình rất ít bạn bè vì cảm giác luôn bị tách biệt khi nói chuyện với họ. Mình cần sự quan tâm và mình cũng hơi nhạt, đôi lúc thấy phá trò nhưng mọi người xung quanh không ai hiểu được. Cấp 3 mình rất tủi thân vì không biết sao kết nối với mọi người dù đậu vào một trường khá nổi ở TP.HCM.
Lên đại học dù môi trường năng động nhưng vẫn chỉ một mình lên thư viện rồi lại về phòng trọ. Đến năm 2 thì gia đình có biến cố và mình quyết định đi làm. Lúc đó mới biết tệ thế nào, rất vụng về và không giao tiếp được với ai nên đồng nghiệp dễ dàng bắt nạt mình. Bốn năm đại học trôi qua như thế, mình dần mất cảm xúc nhưng tính khí vẫn trẻ con vì không va chạm. Cảm giác chỉ có học hành là giỏi lên chứ bản thân thì vẫn thụt lùi mãi.
Video đang HOT
Quãng thời gian chỉ biết học khiến nữ sinh khó giao tiếp với mọi người, càng thêm thu mình. (Ảnh minh họa)
Mình tốt nghiệp đại học bằng giỏi với bảng điểm đẹp nhưng không dám apply đâu vì tự ti kỹ năng xã hội. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng với người bình thường, nhưng đầu óc mình không gì ngoài kiến thức chứ không có kỹ năng thực tế. Mình sợ giao tiếp đám đông, mất tập trung và sức ì quá lâu khiến mình không nghĩ ra được cách giải quyết công việc.
Đáng lẽ bước ra từ môi trường năng động, với tấm bằng giỏi thì mình có thể đi xin việc. Nhưng giờ mình thấy kiến thức, cách ứng xử và giao tiếp còn không bằng đứa cấp 2, việc gì cũng chậm chap và không nhanh nhạy bằng người khác. Mình chỉ ước bản thân ngày xưa học ít đi, không tự thu mình thì giờ cũng không đến nỗi này.
Về quê với tấm bằng cử nhân loại giỏi nhưng hầu như tay trắng khiến gia đình và bạn bè lại càng kỳ thị hơn. Xin việc ở quê cũng không xong khi ngôn ngữ không thực tế, nấu ăn không ngon, không biết cách tạo niềm vui trong cuộc sống. Một sinh viên FTU đã ra trường nhưng vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc nào gọi là ổn, hiện giờ chỉ quanh quẩn ở nhà. Mình làm kinh tế mà không khéo léo giao tiếp thì làm gì mới ổn“.
Về quê thất nghiệp với tấm bằng giỏi càng là áp lực đè nặng lên vai nữ sinh.
Câu chuyện lý do thất nghiệp này sau khi được đăng tải đã thu về nhiều bình luận trái chiều. Một bên thì đồng cảm với nữ sinh vì chuyện tự ti giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý khi đi xin việc. Không giao tiếp được với đồng nghiệp sẽ khiến môi trường làm việc đã căng thẳng lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, không ít người cho rằng cô nàng đang bị tiêu cực thái quá và nên đi gặp bác sĩ tâm lý sớm giải quyết vấn đề.
“ Đọc câu chuyện của bạn xong tự dưng nhớ đến câu chuyện của chú voi bị xích bằng dây thừng không buộc ở cột. Cảm giác bạn đang bị tiêu cực thái quá vấn đề thì phải. Nhìn nhận được điểm yếu của bản thân thì nên nghĩ cách cải thiện thay vì than vãn mới là tư duy cần thiết. Thay đổi cách nghĩ sẽ giúp cuộc sống của bạn vui vẻ hơn đấy”, bạn T.A chia sẻ.
“ Bạn nên học cách kỳ vọng bản thân ít thôi vì không ai hòan hảo cả, sửa từng chút một nhé. Cũng hướng nội thì bạn nên đọc sách, giao tiếp với những người cùng sóng với mình, đi nhiều nơi. Nếu viết tốt có thể tận dụng năng lực đó. Nhưng cũng đừng cố gắng bắt chuyện với ai cũng thích, chỉ rước mệt thêm. Hi vọng bạn sớm ổn định”, bạn H.K chia sẻ.
“ Bạn tốt nghiệp loại giỏi chứng tỏ kiến thức thì rất vững. Giờ bạn chỉ cần học thêm về giao tiếp, kỹ năng nữa là ổn. Bạn cứ mở lòng ra, tự tin vào mình và sẵn sàng học cái mới. Cứ thử bắt đầu việc nói chuyện với ai đó lạ đi, là bạn đã thấy nhiều điều thú vị lắm rồi“, bạn C.V bình luận.
Chuyện sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng xã hội chắc chắn không còn là chuyện mới, nó diễn ra suốt bao năm nay và sẽ vẫn tiếp tục trở thành chủ đề được bàn tán. Tất cả kỹ năng đó đều có thể học được. Nhưng trước khi muốn người khác hiểu được giá trị, trân trọng mình thì hãy học cách tự yêu lấy bản thân. Bởi chỉ khi biết yêu và trân quý mình thì bạn mới có động lực cố gắng trong công việc.
Vân Trang
Thiết kế khẩu trang mùa dịch siêu độc đáo và hữu ích của nữ sinh viên nhận về bão like
Việc đeo khẩu trang thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp của người khiếm thính hay người khó nghe.
Aslet Lawrence, sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt tại ĐH Eastern Kentucky nhận thấy dịch Covid-19 khiến người khiếm thính gặp khó khăn trong tiếp nhận thông tin. Bởi khi mọi người đều đồng loạt đeo khẩu trang thì người khiếm thính không thể tiếp tục dùng phương pháp đọc môi để xem người đối diện đang nói gì.
" Dịch Covid-19 khiến chúng ta hoảng loạn nên mọi người không nghĩ nhiều đến giao tiếp. Nhưng những người khiếm thính hay gặp vấn đề về nghe vẫn rất cần được trò chuyện", nữ sinh 21 tuổi Aslet Lawrence chia sẻ.
Sau khi trao đổi vấn đề với mẹ, nữ sinh dành toàn bộ thời gian rảnh do trường nghỉ học tránh dịch để sản xuất loại khẩu trang giúp người khiếm thính dễ dàng đọc môi. Nữ sinh may khẩu trang vải từ ga trải giường rồi gắn miếng nhựa trong suốt trước miệng để mọi người xung quanh dễ dàng thấy rõ biểu cảm khuôn mặt và khẩu hình. Sau đó, Aslet Lawrence đã thử nghiệm nhiều loại khác nhau để tạo ra khẩu trang phù hợp với những người đeo ốc tai điện tử hoặc máy trợ thính mà không thể luồn dây khẩu trang quanh tai.
Nữ sinh 21 tuổi Aslet Lawrence và chiếc khẩu trang đặc biệt dành riêng cho người khiếm thính hay người có vấn đề về giao tiếp.
Khẩu trang này tương tự loại khẩu trang phẫu thuật mà đội ngũ y bác sĩ dùng để ngăn chặn các giọt bắn truyền virus cho người khác.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, khẩu trang của Aslet Lawrence tạo ra giống loại khẩu trang phẫu thuật mà đội ngũ y bác sĩ dùng để ngăn chặn các giọt bắn truyền virus cho người khác.
Ban đầu dự tính của nữ sinh là làm khẩu trang cho những người khiếm thính xung quanh nhưng khi nhận được sự ủng hộ quá cao, cô đã lập trang FB riêng để tuyển thêm người may và gọi vốn. Đến ngày 2/4, trang GoFundMe của Aslet Lawrence thu về hơn 3.000 USD (70 triệu đồng).
" Tôi đã hoàn thành mục tiêu nên sẽ từ chối nhận quyên góp từ bây giờ. Chúng tôi sẽ dành tặng khẩu trang này cho bất cứ ai cần và nếu họ là người nước ngoài sẽ chỉ phải thêm chi phí vận chuyển. Số tiền được mọi người ủng hộ thêm sẽ được chuyển cho tổ chức phi lợi nhuận Hand & Voices". Nữ sinh cũng sẵn sàng gửi mẫu và hướng dẫn cách làm cho bất cứ ai quân tâm đến việc may khẩu trang để giúp đỡ cộng đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã ghi nhận hơn 80.000 ca mắc Covid-19 và ít nhất 5.627 ca tử vong, là vùng dịch lớn nhất thế giới. Số ca mắc mới và số ca tử vong tại Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh khi dịch Covid-19 được dự báo sẽ chạm đỉnh trong 2 tuần tới.
Vân Trang
Chàng trai lột xác ngoạn mục từ ngoại hình gầy gò, thiếu tự tin đến chuẩn 6 múi, trở thành người truyền lửa cho giới Gymer Nhìn vào những tấm hình với cơ thể săn chắc, 6 múi, đầy nam tính của Duy Nguyễn. Ít ai biết rằng anh từng là một thanh niên gầy gò, ốm yếu, ngại giao tiếp với mọi người. Không chỉ phái nữ, cánh mày râu cũng rất để ý đến ngoại hình của mình. Họ chăm chỉ tập luyện và rất nhiều trường...