Nữ sinh tiêu biểu chia sẻ tình yêu môn Sử
Lò Thị Mai Hương – nữ sinh dân tộc thiểu số vừa được tuyên dương là học sinh tiêu biểu của Lai Châu năm 2022. Với tình yêu Lịch sử, cô học trò với dáng người nhỏ bé này đã gặt hái được nhiều thành công ở kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Lò Thị Mai Hương.
Truyền thống cách mạng
Chúng tôi có dịp gặp Lò Thị Mai Hương trong Lễ tuyên dương học sinh tiêu biểu tỉnh Lai Châu năm 2022. Với gương mặt xinh xắn, Hương càng rạng rỡ hơn khi diện lên mình bộ áo cóm truyền thống của dân tộc Thái. Mạnh dạn, tự tin – đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đối với cô học trò người dân tộc Thái này.
Mai Hương sinh ra và lớn lên tại bản Ít, xã Mường Mít, huyện Than Uyên. Trong câu chuyện Hương kể, chúng tôi biết được truyền thống cách mạng của quê hương và người thân trong gia đình là “cái nôi” nuôi dưỡng tình yêu lịch sử đối với em.
“Ngay từ nhỏ, ông bà, bố mẹ luôn định hướng cho 3 chị em chúng em phải ăn học đến nơi đến chốn. Dù gia đình không khá giả, nhưng cả nhà luôn động viên, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để chúng em theo học. Em sinh ra và lớn lên ở Than Uyên, vùng quê có lịch sử cách mạng hào hùng. Ngay từ bé, em đã được các cụ và ông nội kể lại về thời tham gia kháng chiến đầy khó khăn và gian khổ nhưng rất hào hùng. Khi bước vào lớp 4, em được học môn Lịch sử. Từ đó, em đã yêu thích và có hứng thú với môn học này”, Hương kể.
Qua quá trình tiếp cận với Lịch sử, Hương càng ngày càng yêu thích và muốn tìm hiểu sâu về môn học này. Chính vì vậy, khi lên lớp 8, Hương đã miệt mài ôn luyện và tham gia đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử cấp huyện. Năm đó, em đạt giải Khuyến khích.
Cũng trong năm học ấy, Hương sớm được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải Khuyến khích. Đây chính là những thành quả đầu tiên và là bước đệm để Hương theo đuổi đam mê với môn học mà mọi người vẫn gọi là “khô khan”.
Năm 2019, sau khi tốt nghiệp THCS, Hương thi đỗ vào Trường Phổ thông DTNT tỉnh Lai Châu. Và cũng từ ấy, cô học trò tạm biệt gia đình, bạn bè để khăn gói lên thành phố học tập.
“Ngày đầu mới lên đây học, em thấy nhớ gia đình nhiều lắm. Đó là lần đầu tiên em xa nhà lâu đến vậy. Tuy nhiên, may mắn là ở trường các bạn đều cùng hoàn cảnh, nên chúng em đã động viên nhau cố gắng học tập” – Hương tâm sự.
Tại ngôi trường mới, Mai Hương tiếp tục với niềm đam mê Lịch sử. Em sớm được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Năm lớp 10, vì lý do dịch bệnh nên Kỳ thi học sinh giỏi không được tổ chức. Đến năm lớp 11, Hương tiếp tục tham gia và đoạt giải Ba cấp tỉnh.
Video đang HOT
Năm học 2021 – 2022, Mai Hương tiếp tục dự thi và đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh. Ngay sau đó, em cũng được chọn tham gia ôn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Tại kỳ thi này, Hương vinh dự là 1/8 học sinh đem về giải Khuyến khích cho Lai Châu.
Em Lò Thị Mai Hương vinh dự được tuyên dương là học sinh tiêu biểu tỉnh Lai Châu năm 2022.
Ghi nhớ hệ thống…
“Điều khiến em yêu thích nhất khi học môn Lịch sử chính là niềm tự hào vì thấy được những công lao to lớn của cha ông. Từ đó, thế hệ trẻ như chúng em bây giờ cần phải trân trọng những giá trị tốt đẹp của Lịch sử. Em sẽ phải cố gắng hoàn thiện bản thân hơn nữa để sau này trở thành một người có ích cho xã hội và là niềm tự hào của gia đình”, Mai Hương xúc động bộc bạch.
Lâu nay, không ít học sinh cho rằng Lịch sử là môn “khô khan”, khó ghi nhớ và dễ gây nhàm chán. Thế nhưng, với Hương, sau quá trình tự học và tìm hiểu, em rút ra kinh nghiệm rằng: Để học tốt Lịch sử thì việc lựa chọn phương pháp là quan trọng nhất.
“Muốn học giỏi Sử phải có niềm đam mê. Điều đó sẽ thôi thúc chúng ta tìm hiểu. Ngoài việc tập trung nghe thầy cô giảng, phải biết tự tìm tòi trong sách vở, tài liệu. Và trên hết phải biết cách ghi nhớ các dữ kiện lịch sử theo từng mốc giai đoạn quan trọng”, Mai Hương kể.
Cũng theo Hương chia sẻ, thường thì môn Lịch sử rất dài và khó nhớ với những mốc thời gian. Chính vì vậy, em đã học theo cách ghi nhớ hệ thống.
“Trong cùng một mốc thời gian, lịch sử thế giới diễn ra sự kiện gì thì em sẽ chiếu sang các sự kiện của lịch sử Việt Nam ở thời điểm đó. Như thế, rồi em liên kết lại các sự kiện với nhau. Từ đó, em sẽ nhớ được lâu và nhiều hơn” – Hương cho biết.
Nhờ động viên của gia đình và hướng dẫn của thầy cô, trong suốt 12 năm học, Hương đã 11 lần đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cô Phan Thị Hòa (giáo viên chủ nhiệm lớp 12C2, Trường Phổ thông DTNT tỉnh Lai Châu) cho biết: “Không chỉ riêng môn Sử, em Hương học đều ở tất cả các môn. Năm học vừa rồi em cũng đạt danh hiệu học sinh Giỏi”.
Cũng theo cô Hòa, ngoài thành tích học tập, Hương còn là đoàn viên tiêu biểu trong công tác Đoàn của nhà trường. Em tích cực tham gia các chương trình tình nguyện do Đoàn các cấp phát động.
Hương cho biết, em đã có ước mơ được bước chân vào Học viện An ninh nên em đã chọn khối C03 với 3 môn: Toán, Văn, Sử. Bởi thế, ngày ngày em vẫn miệt mài học tập để theo đuổi niềm mơ ước bấy lâu nay. Em cũng như toàn thể gia đình đang hi vọng sẽ có được tâm lý tốt nhất, bước vào kỳ thi với kết quả cao nhất.
“Mặc dù rất hồi hộp và lo lắng nhưng em tin chắc rằng với sự chỉ dạy của thầy cô và nỗ lực của bản thân, em sẽ đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới” – Hương chia sẻ.
Làm dâu Malaysia từng bất đồng ngôn ngữ, nhưng vẫn nỗ lực mua nhà cho cha mẹ
Gần chục năm làm dâu xứ người, hot Facebooker trăn trở tâm nguyện mua nhà, đón cha mẹ sang Malaysia để phụng dưỡng.
Nữ sinh trường múa lấy chồng nước ngoài sau lưu diễn
Sau chuyến lưu diễn nước ngoài, chị Ngô Hồng Ánh (Bình Dương) bén duyên với anh Chng Kian Ann (người Malaysia). Hành trình làm dâu xa xứ của Hồng Ánh trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.
"Hồi đó mình đang học tại trường Múa TP.HCM. Thời gian này, mình vừa học vừa làm và được sang lưu diễn ở Singapore. Tình cờ mình và Kian Ann gặp nhau. Sau lần gặp gỡ và có cái duyên, anh ấy về Việt Nam tìm mình".
Tình cờ gặp nhau khi đi lưu diễn, nữ sinh trường múa bén duyên với chàng trai Malaysia.
Phải lòng nữ sinh trường múa, Kian Ann bay liên tục sang Việt Nam để có cơ hội hẹn hò, tán tỉnh. Một năm anh chàng bay từ Malaysia sang Việt Nam khoảng 9-10 lần để ra mắt gia đình bạn gái. Cảm động trước sự chân thành này, Hồng Ánh đã "đổ gục". Cả hai hẹn hò khoảng 1 năm thì tiến tới hôn nhân. Đám cưới diễn ra ở Việt Nam vào năm 2016, khi Ánh vừa tốt nghiệp.
Khi đưa ra quyết định lấy chồng xa, Ánh cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn. Do gia đình chỉ có hai chị em gái, trong khi đó người chị đã định cư từ bé ở Pháp nên cha mẹ không ngừng ngăn cản cô. Họ không nỡ xa con và cũng lo lắng cho cuộc sống nơi xứ người của con gái sẽ vất vả.
Hình ảnh đời thường của cặp vợ Việt - chồng Malaysia
Ánh tâm sự, ban đầu chồng hứa sau đám cưới cả hai sẽ sinh sống ở Việt Nam, song vì công việc của anh khó chuyển đổi nên cô đành chấp nhận sang làm dâu xứ người. Sau kết hôn, Ánh sang Malaysia bắt đầu cuộc sống mới nên còn nhiều điều lạ lẫm.
Lấy chồng nước ngoài xảy ra bất đồng ngôn ngữ
Mọi thứ đều rất bỡ ngỡ đối với Hồng Ánh. Sự khác biệt về môi trường sống, văn hóa, ẩm thực và bất đồng ngôn ngữ khiến cho Ánh và chồng thường xuyên xảy ra cãi vã. Cô dường như không thể giao tiếp được với bố mẹ chồng do họ không nói được tiếng Anh.
Trong những năm đầu hôn nhân, Ánh gặp nhiều áp lực nhưng không biết chia sẻ cùng ai. Khi sinh bé gái đầu lòng, Hồng Ánh bị trầm cảm. Quãng thời gian này, mẹ đẻ của Ánh phải nghỉ làm 1 tháng sang Malaysia để chăm sóc con gái. Vì điều này, bà phải nghỉ hưu sớm hơn dự định.
Đám cưới của cặp đôi diễn ra ở Việt Nam
May mắn, Ánh đã vượt qua được tất cả những khó khăn ấy. Anh Kian Ann học thêm tiếng Việt, hai vợ chồng hiểu nhau hơn, dần có tiếng nói chung trong công việc và cuộc sống. May mắn hơn, bố mẹ chồng cũng rất yêu quý con dâu Việt. Ông bà luôn sẵn sàng san sẻ công việc nhà với con cái.
Tuy nhiên, điều mà Hồng Ánh hối tiếc nhất có lẽ là khoảng thời gian mẹ đẻ ở Malaysia đã chứng kiến cảnh đôi vợ chồng trẻ cãi vã. Điều này đã khiến bà rất buồn và lo lắng. "Đó là điều hối tiếc nhất của mình. Khi mẹ sang được gần con cháu nhưng lại gặp những cảnh không vui như vậy. Dù lúc đó mẹ không biết cãi nhau về chuyện gì, chỉ biết là cãi thôi".
Khoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng Hồng Ánh.
Giờ đây, Ánh đã hoàn toàn thích nghi được với cuộc sống mới. Song thấy cảnh cha mẹ một mình ở quê nhà khiến Ánh nhiều lần chạnh lòng. Mong muốn của cô là sớm mua được căn nhà ở Malaysia để đón ba mẹ sang phụng dưỡng, chăm sóc.
Cô nàng tâm sự thêm: " Có đôi lúc cảm thấy tiếc nuối vì lựa chọn lấy chồng nước ngoài, xa cha mẹ. Dù có chút hối tiếc nhưng mình thầm nghĩ khi mình đã lựa chọn rồi thì phải tin tưởng vào quyết định của mình. Từ đó, cố gắng hoàn thiện hơn từng ngày chứ không thể dễ dàng buông xuôi được. Mình cố gắng sống tốt cũng là để bố mẹ không phải lo lắng nữa".
Hiện Ngô Hồng Ánh là Facebooker nổi tiếng, Fanpage của cô có hơn 150.000 người theo dõi. Cô nàng thường xuyên đăng tải những video về cuộc sống, ẩm thực ở Malaysia và nhận được sự yêu mến.
Thông tin mới nhất vụ nữ sinh bị lột đồ, dùng dép đánh vào mặt ở Nghệ An Phó Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Đô Lương (Nghệ An) xác nhận, 2 trong số những người xuất hiện trong clip đánh nhau là học sinh của trường. Tối 28/6, trao đổi trên Tiền Phong, cô Nguyễn Thị Minh, Phó Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Đô Lương (Nghệ An) xác nhận, 2 trong số những người xuất hiện trong video clip...