Nữ sinh nghèo nhặt ve chai, gồng gánh kinh tế nuôi mẹ bệnh
Có những cô bé, cậu bé vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà phải sớm bươn chải kiếm sống.
Dù có bộn bề với nỗi lo kinh tế nhưng các em vẫn cố gắng học tập thật tốt như cô bé Diệu My trong câu chuyện dưới đây. Báo Tuổi Trẻ viết, Phạm Thị Diệu My (ở Thừa Thiên – Huế) là con thứ 2 trong một gia đình có 3 anh chị em, hoàn cảnh của gia đình vô cùng khó khăn. Bố My khuất núi từ sớm do bệnh nặng, nỗi lo cơm áo gạo tiền khi ấy đổ dồn lên gánh ve chai của mẹ em.
Diệu My có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. (Ảnh: Tuổi Trẻ TV)
Khó khăn lại càng chồng chất khi cô Cao Thị Cúc bị một thanh niên đi xe máy va chạm trên đường về nhà sau một ngày đi nhặt ve chai vất vả. Sau sự cố ấy, cô Cúc đã bị tổn thương cả tay và chân, đồng thời còn phải thực hiện phẫu thuật để nắn lại xương. Sức khỏe bị ảnh hưởng, cô Cúc không thể tiếp tục công việc ve chai hàng ngày.
Kể từ ngày mẹ mất sức lao động, My thay mẹ trở thành lao động chính trong nhà. Ngoài giờ học ở trên lớp, em còn xin làm thêm ở một cửa hàng nước và một quầy bán đồ trang trí. Không những thế để bồi bổ cho mẹ, bữa cơm gia đình có thêm con cá, mớ rau, cô gái nhỏ còn đi nhặt ve chai.
Ngoài giờ học My còn đi làm thêm ở quán nước. (Ảnh: Tuổi Trẻ TV)
Cô bé còn đi nhặt ve chai để mua được con cá, mớ rau. (Ảnh: Tuổi Trẻ TV)
Được biết, ngay từ nhỏ My đã cùng em gái theo mẹ nhặt ve chai sau những buổi học ở trường nên công việc này đối với em có phần quen thuộc. Hàng ngày khi kết thúc buổi học sáng, My tranh thủ về nhà bới vội tô cơm nguội, rồi nhanh chóng mặc quần áo đã cũ, đội chiếc nón lá, đeo đôi găng tay, xách theo một chiếc túi lớn và bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh kéo dài đến nửa đêm. Em lật tung từng lớp rác có mùi rồi nhặt nhạnh những chiếc vỏ chai nhựa cho vào bao tải. Số ve chai ấy có thể bán được vài, ba chục nghìn.
Bữa cơm trưa vội vàng của My trước khi bắt đầu đi nhặt ve chai. (Ảnh: Tuổi Trẻ TV)
Video đang HOT
Dù vừa học, vừa làm đủ mọi việc để kiếm thêm thu nhập nhưng Diệu My vẫn cố gắng học tập. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, em đạt đủ điểm và trở thành tân sinh viên của trường Cao Đẳng Y tế Huế. Thế nhưng, con đường đến giảng với đường đại học của em thực sự gặp vô vàn khó khăn.
My là lao động chính trong gia đình. (Ảnh: Tuổi Trẻ TV)
Những khoản tiền học phí lớn nằm ngoài khả năng chi trả của mấy mẹ con. Em thậm chí còn có ý định xin nghỉ, không đi học nữa nhưng được mẹ động viên cố gắng. Cô Cúc tâm sự với báo Tuổi Trẻ: “Nhà có vay được khoảng 20 triệu đồng từ Hội Phụ nữ. Rồi tính là cứ cho con học hết một năm đi, sang năm tính sau. Khi nào không cố được nữa thì mới thôi”.
Mẹ của My đã vay mượn khắp nơi cho con gái đủ tiền đóng học phí năm nhất. (Ảnh: Tuổi Trẻ TV)
Cô gái nhỏ Diệu My dù có mạnh mẽ đến đâu cũng có những phút giây yếu lòng khi thấy mẹ vì việc học của mình mà phải đi hỏi mượn tiền khắp nơi. My nghẹn ngào nói với báo Tuổi Trẻ: “Em không có đủ tiền để đi học nên mẹ đã phải chạy vạy khắp nơi. Em muốn được tiếp tục đi học nhưng mà tiền học phí thì lại nhiều quá”.
My vinh dự là tân sinh viên của trường Cao Đẳng Y tế Huế. (Ảnh: Tuổi Trẻ TV)
Chung hoàn cảnh với Diệu My, cô bé Hoàng Thị Bảo Vy (xã Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cũng đã không còn bố, chỉ có mẹ và em nương tựa vào nhau để sống. Báo Tuổi Trẻ đưa tin, cô Hoàng Thị Lựu – mẹ của Bảo Vy mưu sinh bằng nghề vé số. Thương mẹ nên Vy đã bỏ qua hết những lời xì xầm, trêu chọc của bạn bè để ra đường rong ruổi bán vé số cùng với mẹ.
Bảo Vy đi bán vé số phụ mẹ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Khó khăn là vậy nhưng suốt 12 năm học trên trường, thành tích học tập của Vy luôn ở mức khá giỏi rồi đỗ vào trường Sư phạm Huế. Thế nhưng, hành trình tìm con chữ này của Vy thực sự gian nan vì gia đình em không đủ khả năng đóng học phí.
Em trúng tuyển vào trường Đại học sư phạm Huế nhưng học phí vượt ngoài khả năng của gia đình. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Có thể thấy, dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi chăng nữa, những cô bé như Diệu My hay bảo Vy cũng không ngừng nỗ lực học tập. Nghị lực và tinh thần vượt khó của các em các em thực sự vô cùng đáng khâm phục.
Nam sinh dân tộc mất tiền học đã được MTQ hỗ trợ
Mới đây, câu chuyện về Quyên - cậu bé nhà nghèo bị lấy mất tiền học phí thu hút sự quan tâm của dư luận.
Đó là số tiền mà bố mẹ phải đi vay khắp nơi mới đủ để em lên thành phố nhập học. Câu chuyện của Quyên sau khi chia sẻ nhận về sự đồng cảm lớn và được mọi người hỗ trợ.
Quyên đã được dân tình hỗ trợ tiền.
Cụ thể, một Fanpage sau khi biết về hoàn cảnh của Quyên đã kêu gọi giúp đỡ. Fanpage này đăng tải thông tin: "Cảm ơn những tấm lòng nhân ái của cộng đồng. Hiện số tiền mà em Quyên nhận được đã đủ cho em tiếp tục học tập đến khi ra trường và giúp đỡ được phần nào đó cho gia đình em, nên em xin được dừng nhận tiền hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Cuộc sống này vẫn còn nhiều số phận khó khăn và thiệt thòi hơn em, mọi người hãy dành số tiền đấy cho những hoàn cảnh như vậy nữa nhé. Cảm ơn cộng đồng đã lan tỏa nhiều điều tích cực hơn cho cuộc sống".
Dân tình mong cậu bé sẽ cố gắng học tập.
Như vậy, nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng, hiện tại Quyên không chỉ đủ tiền học tới lúc ra trường mà còn giúp đỡ được gia đình. Quả thực đây là điều rất quý giá mà mọi người đã dành cho em. Bởi ngoài giá trị về mặt vật chất, nó còn là tấm lòng, sự quan tâm của mạnh thường quân đối với cậu bé. Ai cũng mong em sẽ cố gắng tập trung học hành để sớm thoát nghèo, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp.
Quyên sinh ra trong gia đình nghèo tại Cao Bằng.
Được biết, nơi Quyên ở là huyện hẻo lánh, nghèo bậc nhất tại Cao Bằng. Chàng trai này đang học năm 3 và phải vượt hơn 300km từ quê lên Hà Nội. Bị mất 10 triệu đồng tiền học phí, em đã đứng ngay giữa bến xe bật khóc nức nở. Em chia sẻ với bào Dân Trí: "Em gọi điện về nhà báo tin, thì mẹ em tiếc tiền ngất xỉu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Chỉ vì em, mà mẹ em nên nông nỗi này, em tính thôi học để mọi người đỡ vất vả vì em".
Mẹ em sau khi nghe tin mất tiền đã bị ngất vì quá sốc.
Hầu hết, mọi bữa cơm của em đều gắn liền với mì tôm.
Trưởng ban đại diện người Dao Việt Nam cũng đã xác nhận thông tin với báo Dân Trí: "Thương vô cùng. Thằng bé bị lấy mất số tiền bố vay cho đi học. Quyên cứ nằng nặc đòi thôi học về nhà chăm sóc mẹ, chúng tôi phải động viên mãi nó mới chịu ở lại tiếp tục học". Được biết, bố mẹ Quyên đều làm nông, năm lớp 4 cậu vĩnh viễn mất đi cánh tay phải sau một sự cố.
Cậu bí mất tay phải vĩnh viên sau sự cố lúc nhỏ.
Trường học của Quyên xác nhận em được miễn toàn bộ học phí.
Em là niềm tự hào của cả gia đình và bà con vùng cao.
Như vậy, từ giờ đến lúc ra trường, Quyên không còn phải quá đau đầu về khoản tiền học phí. Mong em sẽ tập trung học để sớm ra trường với kết quả tốt, có thêm chi phí chăm lo bản thân cũng như gia đình.
Trả tiền thuê nhà 8 năm trời mới biết chủ nhà là vợ mình, chồng thổn thức: Trả tôi 1 tỷ 4! Người chồng suy sụp khi biết căn nhà mình đang thuê suốt 8 năm qua là của vợ mình. Cuộc sống hôn nhân luôn ẩn chứa những câu chuyện dở khóc dở cười mà không phải ai cũng có thể lường trước được. Minh chứng cho những trường hợp éo le này phải kể đến câu chuyện đang gây bão cộng đồng mạng...