Nữ sinh mồ côi bị bệnh tim và nỗi buồn ngày Tết
Cận Tết, Trần Thị Cúc (sinh viên năm thứ nhất, ĐH Nội vụ) lại ngổn ngang tâm trạng. Em đã không còn gia đình, lại đang mang trong mình căn bệnh tim quái ác.
Từng suýt đứt gánh vào đại học
Góc giường tầng hai phòng ký túc xá ĐH Nội vụ – nơi Cúc ở chỉ có một chiếc hòm sắt màu xanh để đồ, kiêm bàn học, ít sách vở cùng một chiếc chăn len. Thắc mắc vì sao chiếc hòm không khóa, Cúc chợt thoáng suy nghĩ xa xăm rồi giải thích: “Bạn bè trong phòng tin nhau là chính, hơn nữa em làm gì có đồ đạc, có thứ gì quý giá đâu hả chị”.
Trở thành sinh viên trường ĐH Nội vụ, rồi có được chỗ ở như thế này là điều nửa năm trước Cúc không dám nghĩ đến. Từ khi ra đời chưa một lần được biết mặt cha, năm 6 tuổi thì mẹ mất, cô bé mồ côi Trần Thị Cúc sống với bà ngoại tại vùng quê Đại Long, xã Hoằng Thanh (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Tuy cuộc sống còn vất vả, khó khăn, bà cháu rau cháo nuôi nhau qua ngày nhưng căn nhà nhỏ vẫn luôn đầm ấm và tràn ngập tiếng cười.
Cúc phụ giúp công việc tại căng tin trong ký túc xá.
Nhắc đến bà ngoại, đôi mắt buồn bã thường hay cụp xuống của Cúc chợt sáng lên, nhưng rồi lại ngấn lệ. Cúc kể, cách đây 3 năm, khi Cúc đang học lớp 10, bà ngoại ốm nặng rồi mất, vậy là chỉ còn mình em côi cút giữa cuộc đời. Cậu mợ là người đứng ra nuôi nấng Cúc, nhưng nhà cậu mợ ở quê cũng nghèo lại đông con nên không giúp được gì nhiều. Vậy là Cúc buổi đi học, buổi đi bán rau kiếm chút tiền lẻ đắp đổi qua ngày.
“Có lúc em muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nhờ sự động viên của bạn bè, thầy cô, đặc biệt là sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm Hồ Thị Thắm, em đã bình tâm quay lại học, tham gia thi học sinh giỏi tỉnh rồi chuẩn bị ôn thi đại học”, Cúc tâm sự.
Ngày nhận kết quả thi đỗ vào ĐH Nội vụ với số điểm 17,5 (cộng cả điểm ưu tiên là 21 điểm), Cúc vui mừng khôn xiết. Nhưng niềm vui chợt biến thành nỗi lo vì biết lấy tiền đâu để nhập học, rồi các khoản chi tiêu nơi thành phố đắt đỏ khiến em trằn trọc bao đêm. Nghĩ nhiều khiến em càng mệt mỏi, căn bệnh tim lại tái phát khiến lồng ngực đau nhói.
Video đang HOT
May mắn thay, từ sự kêu gọi của cô giáo chủ nhiệm, nhiều tấm lòng hảo tâm đã biết đến và chia sẻ với Cúc. Nhờ vậy, em có thể ra Hà Nội nhập học, chính thức trở thành sinh viên lớp Quản trị văn phòng 14C.
Tết là điều xa xỉ nhất
Biết hoàn cảnh của Cúc, nhà trường đã tạo điều kiện miễn giảm học phí và tiền ký túc xá cho em, đồng thời Cúc cũng được nhận vào làm ở căng tin trong ký túc xá. Bác Nguyễn Xuân Thuần – chủ căng tin cho biết: “Thấy Cúc có hoàn cảnh khó khăn nên gia đình tôi muốn tạo điều kiện giúp đỡ. Sức khỏe không tốt mà ra ngoài làm thì cực quá, nên tôi bảo Cúc khi nào rảnh thì xuống phụ giúp căng tin rồi ăn cơm luôn cùng gia đình. Cúc ngoan và chăm chỉ lắm”.
Nơi ở của Cúc tại ký túc xá.
Mừng cho Cúc bước đầu ổn định việc học, có nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Mừng cho đôi chân nhỏ từng qua bao chông gai nay không còn đơn độc trên đường đời. Nhưng vẫn còn đó nhiều nỗi lo cho em. Thấy chúng tôi chú ý đến mấy hộp thuốc để trên hòm sắt, Cúc chỉ tay rồi xuýt xoa: “Chỗ này những 680.000 đồng chị ạ. Em được tư vấn là thuốc này tốt cho người bệnh tim nên mới mua và uống được một ít rồi. Biết đâu em lại khỏi hẳn bệnh cũng nên”.
Vậy là khoản tiền 800.000 đồng mỗi tháng từ Quỹ chắp cánh ước mơcùng sự trợ giúp (không thường xuyên) từ một số tấm lòng hảo tâm đều được Cúc dành cho thuốc men. Thế nên em không dám chi tiêu gì, mà thuốc cũng chỉ dám mua loại rẻ tiền nhất.
Tết đã đến gần, hỏi về dự định của mình, Cúc tâm sự: “Mau đến Tết quá, em cũng chưa có kế hoạch gì cho mình. Chắc là em sẽ về quê, ở đây em không có ai thân thích, về quê em còn dọn dẹp nhà cửa, thắp nhang cho bà và cha mẹ… Đối với em, Tết là những ngày buồn. Hồi nhỏ, thấy bạn bè ngày Tết có quần áo mới, quây quần bên gia đình có cha có mẹ, em không khỏi tủi thân. Nhưng lúc đó em vẫn có bà ở bên yêu thương, em vẫn còn được cảm nhận tình thân gia đình”.
Cứ đến Tết là Cúc lại buồn và muốn trốn tránh dịp lễ này. Đối với em, Tết đến cũng được mà không có cũng chẳng sao. Hỏi Cúc về những ước muốn cho tương lai, em chia sẻ: “Em luôn tự nhắc mình phải cố gắng trở thành người công dân tốt, thành đạt để có thể giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Còn mong muốn ngay hiện tại… (Cúc bỗng hướng mắt nhìn ra ngoài mái hiên ướt mưa) em muốn có thể duy trì được thuốc uống đều đều. Và nếu may mắn thì bệnh tim của em sẽ khỏi hẳn”.
Theo Trà My/Báo Gia đình và Xã hội
"Tết xa xứ, nhớ lắm cành đào, cây quất"
"Tết đến, tôi nhớ và thèm cảm giác được ngồi canh nồi bánh chưng đêm giao thừa, nhớ tiếng giã giò cộc cộc..."
Về nước dự Xuân quê hương sau 30 năm xa xứ, ông Bùi Hùng, Việt kiều Ba Lan nhớ nhất cái Tết đầu tiên khi xa Tổ quốc. "Ở đó cũng có cành đào, cây quất nhưng nhưng toàn đào giấy, quất nhựa".
Ông Bùi Hùng, Việt kiều Ba Lan
Ông kể, khi đón Tết bên Ba Lan, ông cố gắng gồng lên cảm xúc nhớ nhà và làm những món ngon truyền thống Tết Việt Nam. Dù Tết ở nơi xa xứ cũng có bánh chưng, giò, mứt, lì xì nhưng rất buồn".
Cái Tết đầu tiên nơi xa xứ, ông nhớ đến nao lòng hình ảnh nồi bánh chưng xanh, tiếng giã giò cộc cộc từ xóm nọ truyền xóm kia, hình ảnh bà mẹ, cô thôn nữ rửa lá giong cạnh bờ ao.
Ông nói rằng, những hình ảnh gợi nhớ Tết đến, xuân về đều in vào tâm thức của ông. Dù đi khắp chân trời góc bể, ông vẫn nhớ và thèm cảm giác được ngồi canh nồi bánh chưng đêm giao thừa cùng gia đình.
Năm nay, được đón tết trên quê hương ông rất đồng cảm với những người Việt hiện đang sinh sống một mình ở nước ngoài. Tôi tin rằng, những người đơn thân nơi đất khách quê người, trong nỗi buồn xa xứ, đều muốn tết Việt trôi qua thật nhanh vì họ buồn lắm.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Việt kiều Cộng hòa Séc xa quê 20 năm nhớ nhất Tết cổ truyền tại quê hương có nồi bánh chưng, cành đào, cây quất, con cháu chúc Tết ông bà, hàng xóm thăm nhau.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Việt kiều Cộng hòa Séc
Việt kiều Cộng hòa Séc cũng nhớ như in trò đánh đu, chơi vật trong Tết cổ truyền của 20 năm trước. Nay, khi xa quê, ông Hùng vẫn làm Tết cổ truyền, làm món bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành.
Ông nhớ nhất những lần tự làm cành đào, cây quất đón Tết cho có không khí quê hương. Do không có đào thật nên ông phải chọn cây khô rồi dán hoa giấy để làm đào. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng ngày Tết thì ở quê nhà mới có.
Trong khi đó, trí nhớ của ông Nguyễn Phương Hùng (Việt kiều Bỉ), Tết Nguyên đán của 40 năm trước chỉ là tiếng súng, bom đạn của chiến tranh khốc liệt.
Nay, sau 40 năm trở lại quê hương, đất nước yên bình, phát triển, thay da, đổi thịt.
Họa sĩ Văn Dương Thành, Việt kiều Thụy Điển xa quê hương 25 năm, hình ảnh ngày Tết xưa kia trong bà là nỗi nhớ quê hương, nhớ dưa hành, nhớ thịt đông, nhớ cá kho.
Bà chia sẻ: "Đối với những người Việt xa xứ, thật hạnh phúc khi trong đời luôn có một nơi để "đến" và một chốn để "quay về".
Theo Diệu Thu (Danviet.vn)
7 món ngon truyền thống ngày Tết miền Trung Đầu xuân, người dân miên Trung có nhiều món ăn truyền thống không thể thiếu như bò kho mật mía, bánh tét, dưa món... 1. Bánh tét Mang ý nghĩa của sự hội tụ đất - trời, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu của người miền Trung. Nếu như bánh chưng ở miền Bắc được gói bằng lá dong...