Nữ sinh kiếm sống từ đại gia: Đàng hoàng và đàng điếm
Vì vô tình hay chủ định tìm đến các đại gia để nương nhờ trong những ngày khó khăn, câu chuyện nữ sinh-đại gia vẫn ngày ngày diễn ra với bao câu chuyện mà kịch bản chung vẫn thường là vui ít, buồn nhiều.
Kiếm tiền đàng hoàng từ đại gia
Cái giá phải trả cho những cuộc tình với các đại gia không chỉ là nhan sắc tàn phai mà còn là danh tiếng sẽ không bao giờ lấy lại được… (Ảnh minh họa, Nguồn: Internet)
Kiếm sống đàng hoàng từ các đại gia với mức thu nhập 500.000 đồng trong vài tiếng đồng hồ, đó là khi nữ sinh viên có nhan sắc khá, biết nói chuyện và giao tiếp tốt tham gia vào dịch vụ có tên “ người tình ảo”.
Ngoài mức lương cố định được trả, họ còn được hưởng tiền doanh thu theo phút nghe là 1.000 đồng/phút khi trò chuyện với khách hàng. Hệ thống còn có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo ở rất nhiều các trường đại học, cao đẳng và cả những người độc thân đi làm.
Kiều Anh là sinh viên năm thứ tư của một trường đại học. Với chiều cao một mét sáu mươi, lại đi đôi giày cao gót 7cm, trông cô thật nổi bật giữa đám đông.
Do có bạn bè giới thiệu, Kiều Anh biết đến dịch vụ “người tình ảo”, một dịch vụ tìm kiếm đối tượng là sinh viên, giao tiếp tốt, biết nói chuyện, lại an toàn nên cô tham gia ngay.
Công việc hàng ngày khi đến trực tổng đài là nghe điện thoại khách hàng gọi đến, lắng nghe họ nói và nói chuyện với họ. Mỗi giờ nói chuyện, điện thoại viên được trả 60.000 đồng.
Chưa kể, khi các đại gia có nhu cầu tìm một cô gái trẻ biết giao tiếp để đi giao dịch, tiếp đối tác hoặc muốn rủ về nhà thăm cha mẹ cùng thì Kiều Anh và các bạn có thể kiếm được 500 ngàn đồng trong ba tiếng. Thậm chí hẹn gặp gỡ, ăn trưa hay có người để nói chuyện cho vui thì các đại gia cũng phải trả số tiền tương tự.
Sở dĩ, dịch vụ này dành cho người giàu là bởi ngoài số tiền trả cho nữ sinh viên, người đi thuê còn phải trả một số tiền lớn cho dịch vụ Người tình ảo, cho người thứ ba giám sát hoạt động của người đi thuê và người được thuê.
Nương nhờ đại gia những ngày thất nghiệp
Sắp tới mùa tốt nghiệp ĐH, cũng là thời gian sinh viên năm cuối bộn bề bao toan tính.
Video đang HOT
Tốt nghiệp ĐH, ra trường chưa xin được việc làm cụ thể, cô nữ sinh tên Lan xin làm tạm ở một quán cà-phê. Lan quen một đại gia cũng từ lần anh này vào quán uống nước. Chỉ sau vài ba câu bông đùa, lả lướt, Minh (tên đại gia) đã có được số điện thoại của cô.
Cũng chỉ vài lần đi chơi, xem phim và gần chục triệu đưa Lan “trả tiền nhà, mua sắm, lo các khoản phí đóng vào các công ty môi giới việc” mà Minh đã được “sở hữu” người đẹp.
Dù có vợ đẹp, con ngoan nhưng thói trăng hoa của Minh thì vẫn thế. Sáng dắt xe đi làm sớm, tối về trước 10h để vợ yên tâm chứ chuyện quen cô bé kém mình đến gần chục tuổi, đổ tiền để nàng trả tiền nhà, lo tiền này nọ Minh kín như bưng.
Biết rõ nàng “yêu” mình cũng chỉ vì tiền nên Minh chẳng ngại nói chuyện mình đã có vợ con. Lan cũng thảng thốt, cũng khóc đấy rồi lại thôi. Lại là của anh.
Hai tháng sau hai người chia tay, không lưu luyến, không than vãn. Lan chủ động trước, nói với không giọt lệ rơi. Giờ cô đã trúng tuyển cho một công ty về công nghệ thông tin. Như thế là quá đủ cho một cuộc tình. Minh chỉ cười khẩy: “Ừ thì chia tay, nhưng khi cần thì gọi cho anh nhé cưng”.
Điệp khúc “vướng lưới tình”
Đang là sinh viên năm 2 một trường ĐH có tiếng ở Hà Nội, lại con nhà “có chữ nghĩa” nên Hoa rất ý thức phải giữ gìn trước những cám dỗ thị thành.
Cởi mở với bạn bè nhưng biết sống chừng mực, Hoa luôn biết cách từ chối khéo những lời mời ngon ngọt hay những “cái đuôi” suốt ngày bám theo cô “trồng cây si” trước ngõ.
Thế nhưng trước vẻ đẹp hào hoa và tính cách thông minh của Thắng, Hoa hoàn toàn bị chinh phục.
Mới gần 30 tuổi Thắng có vẻ bề ngoài khá hào hoa. Đầu tóc không hẳn khi nào cũng bóng mượt, áo quần chỉnh tề mà pha chút phong trần, sương gió; cũng không quá cao to, vạm vỡ nhưng anh vẫn là tâm điểm của sự chú ý của các “bóng hồng” bởi chiếc xe “Mẹc” (Mercedes) cáu cạnh.
Sáng đó Thắng chở mấy người bạn loanh qua tìm quán cà-phê thì gặp nàng và nhóm bạn đi qua. Vẻ đẹp ngây thơ của Hoa không thể thoát khỏi cặp mắt của Thắng.
Sau vài ba lời thách đố “cưa” được nàng (“cưa” ở đây là đưa được nàng vào nhà nghỉ chứ không phải yêu đương bình thường) của bạn bè, Thắng lân la đến làm quen, xin được số điện thoại của Hoa.
Dịp may tiếp tục tới với Thắng khi vài hôm sau là sinh nhật Hoa. Hôm ấy Thắng thuê hẳn một đội gồm 4 xe taxi hạng sang tới chở cả xóm trọ nơi Lan ở đi hát hò, ăn uống ở một quán bar có tiếng ở Hà Nội. Tất nhiên, Hoa sẽ ngôi trên con Mec của Thắng.
Dù ngại ngùng nhưng lời mời có “đính kèm” các bạn cùng xóm trọ nên Hoa có phần yên tâm. Ngày vui của mình nên Hoa và mọi người đều quá chén, say mèm. Thắng nháy mắt đưa tất cả về ở khách sạn, thuê phòng cho mọi người.
Anh đưa mọi người về đây, thong thả rồi lại đánh xe về nhà với vợ. Sáng sau, Thắng thuê đội taxi sáng sau tới đón đưa tất cả mọi người về xóm trọ an toàn.
Chẳng riêng Hoa mà mọi người trong xóm trọ từ đó đều quá ấn tượng về một người đẹp trai lại chơi cũng rất đẹp là Thắng. Những ngày tiếp theo tưởng như giấc mơ với Hoa bởi những buổi hẹn hò, đi chơi đây đó cùng Thắng.
Sau một vài lần đi chơi có bạn Hoa tin tưởng, nhận lời cùng Thắng. Rồi chuyện gì tới cũng đã tới. Từ nụ hôn êm ái bên hồ Tây, chàng đã đưa được nàng lên giường theo đúng lời thách đấu của nhóm bạn.
Thêm một vài lần như thế rồi Thắng chính thức đá văng cô gái trẻ ra khỏi suy nghĩ của mình. Anh bỏ đi không lời nhắn tin, không cần giải thích. Số điện thoại anh dùng liên lạc cũng là số trong “kho” số dùng một lần rồi bỏ như với bao cô gái khác.
Thắng chẳng bao giờ gợi ý đưa nàng về nhà chơi hay khước từ khéo léo lời mời muốn thăm nhà của cô. Những địa điểm nơi Thắng thường lui tới cũng không mảy may một dấu tích.
Hoa chới với đi tìm Thắng trong tuyệt vọng, ê chề. Chuyện xảy ra cô chỉ biết trách mình sao quá vội vàng, tin tưởng để rồi trao cả cuộc đời, sự trinh trắng cho tên “Sở Khanh”.
Theo Vietnamnet
Điêu đứng sinh viên tìm nhà trọ sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều chủ nhà trọ quyết định tăng giá, khiến không ít sinh viên gặp khó khăn, phải nháo nhác đi tìm phòng trọ khác phù hợp với điều kiện của mình.
Thành phố Vinh hiện có 3 trường đại học, 1 phân hiệu đại học, cùng nhiều trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề với hàng vạn sinh viên theo học.
Ra tết sinh viên điêu đứng tìm phòng trọ.
Trong đó, đa phần sinh viên đều đến từ nhiều địa phương khác nhau, chính vì thế nhu cầu nhà trọ đối với sinh viên là rất lớn. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ Tết, nhiều chủ nhà trọ quyết định tăng giá, khiến không ít sinh viên gặp khó khăn, phải nháo nhác đi tìm phòng trọ khác phù hợp với điều kiện của mình. Nhưng từ nhu cầu thực tế này đã vô tình gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý sinh viên ngoại trú của nhà trường và chính quyền sở tại.
Trường hợp của Lê Kiều Ly (SV năm thứ nhất, trường ĐH Vinh), do lạ nước lạ cái, không có người thân ở đây nên đã không tìm được cho mình một phòng trọ ưng ý, phải ở ghép với mấy người khác lớp, khác khoa.
Hơn nữa, phòng trọ chưa đầy 8m2 mà Ly cùng người bạn đã phải trả mỗi người 250 nghìn, ra năm chủ trọ đòi tăng thêm mỗi người 100 nghìn nữa. Chính vì thế mà, dù đến ngày 14/2 (12/AL) mới đến ngày trở lại trường, nhưng từ mồng 6 tết Ly đã phải xuống Vinh để tìm nhà trọ. Sau mấy ngày vất vả, cuối cùng cô cũng tìm được phòng trọ ở phường Bến Thủy, mặc dù giá phải trả hàng tháng là gấp đôi so với trước đây.
Hay Nguyễn Quang Thăng (ở Đô Lương, hiện là SV năm thứ 3 trường ĐH SPKT Vinh), cũng xuống sớm hơn lịch học để tìm nhà trọ, nhưng khác với Ly, đây là lần thứ 3 Thăng tìm để chuyển nhà trọ. Khi chuẩn bị về tết thì chủ trọ "ra tối hậu thư" rằng ra năm tiền nhà sẽ tăng thêm 100.000 đồng, (từ 500.000 lên 600.000), cùng với đó tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh cũng tăng theo. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu chi tiêu sẽ bị hạn hẹp hơn, chính vì thế Thăng đã chủ động ra đi để tìm một phòng trọ vừa tầm mới mong các khoản chi hàng tháng không phình ra, trong khi tiền chu cấp của bố mẹ ở quê thì vẫn thế.
Có nhiều lý do để sau tết sinh viên phải tất bật đi tìm phòng trọ, như chỗ trọ cũ quá ồn ào, an ninh trật tự không đảm bảo,... nhưng lý do chính là do giá tiền phòng tăng nhanh một cách quá vô lý mà các chủ nhà trọ đưa ra. Đến nỗi, đây gần như đã trở thành điều tất yếu diễn ra hàng năm, đặc biệt sau tết.
Đó là chưa kể đến việc các khoản chi tiêu khác cũng đang rục rịch tăng giá. Trong khi thông tin về việc nhà nước tăng giá điện chưa được tuyên bố chính thức thì nhiều chủ trọ đã chủ động "tăng trước đón đầu", với mỗi số trước đây là 2000 đồng thì nay lên thành 3000 đồng.
Tiền nước cũng thế, từ mỗi đầu người 30.000 đồng lên 50.000 đồng. Với những người thuê nhà trọ đang là sinh viên, tằn tiện lắm hàng tháng họ cũng phải bỏ ra trên 600 nghìn đồng cho các chi phí về nhà ở (chiếm hơn 1 nửa khoản phụ cấp từ gia đình), chưa kể khoản tiền ăn, tiền học, tiền mua sắm tài liệu học tập.
Nỗi lo phòng trọ sau tết...
Những tưởng chuyện sinh viên thay đổi chỗ ở là chuyện bình thường, nhưng trên thực tế điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của chính sinh viên và với công tác quản lý của nhà trường, của chính quyền địa phương sở tại nơi sinh viên cư trú.
Thứ nhất, với việc thay đổi chỗ trọ liên tục (có thể là 2 đến 3 lần trong một học kỳ), ở nhiều nhà trọ, trên các địa bàn các phường khác nhau sẽ làm cho học sinh không thể có được đánh giá của chính quyền địa phương vào sổ quản lý sinh viên ngoại trú mà nhà trường phát cho mỗi sinh viên đầu năm học. Bởi vì mỗi học kỳ chỉ đóng dấu một lần, nếu thay đổi phòng trọ ở hai phường khác nhau thì sẽ không phường nào chấp nhận xác nhận cho sinh viên đó.
Thứ nữa, với muôn vàn điều luật bất thành văn ở mỗi nhà trọ như phải đóng tiền trước nhiều tháng, đóng một lần trong một kỳ, thậm chí là phải đóng tiền phạt khi tự ý trả phòng mà không thông báo trước vài tháng (thường là chủ trọ vin vào lý do nếu sinh viên trả phòng giữa chừng thì sẽ không có người thuê, gây thiệt hại cho chủ, chủ trọ sẽ tha hồ đưa ra mức phạt), gặp những trường hợp đó, chắc chắn sinh viên sẽ là người chịu thiệt, và nhà trường, chính quyền cũng sẽ không can thiệp được.
Đó là chưa kể đến những phức tạp nảy sinh trong công tác quản lý xã hội, gây xáo trộn không nhỏ trong một môi trường vốn được ưu tiên cho công tác học tập. Gặp phải trường hợp sinh viên có hoạt động phạm pháp, như vừa gây án ở phường này, liền chuyển đến trọ ở phường khác, sẽ khiến cho công tác điều tra, xử lý gặp khó khăn.
Theo Dân Trí
Người đàn ông cô độc nơi hành lang bệnh viện May mắn sống sót sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc nhưng Hiếu đã bị gãy một chân, một tay. Không gia đình không người thân, hơn một tháng nay Hiếu phải cắn răng chống chọi với đói rét và đau đớn hành hạ thể xác vì không có tiền phẫu thuật. Trên chiếc giường bệnh đặt ngoài hành lang trước phòng...