Nữ sinh F1 ở Bình Dương ăn chung với BN1843, tiếp xúc rất nhiều người mỗi ngày
Một nữ sinh là bạn thân, thường xuyên tiếp xúc, ăn chung với bệnh nhân 1843, ngoài ra còn tiếp xúc với rất nhiều người ở quán cháo lòng nhưng không biết tên, địa chỉ của ai.
Tối 1/2, nguồn tin Tiền Phong cho biết, qua rà soát, xác định nữ sinh Lê Thị L. (SN 2002) là bạn học thường xuyên ngồi chung, ăn chung với bệnh nhân 1843 học trường Đại học Thủ Dầu Một. Nữ sinh này tiếp xúc với rất nhiều người khi phụ bán cháo lòng cho cha mẹ. Hiện, quán ăn gia đình nữ sinh được phong tỏa chờ kết quả xét nghiệm.
Báo cáo cho thấy, Lê Thị L. (quê ấp Bình Giang, xã Phú An, TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương) là bạn học chung lớp, ngồi kế bên và thường xuyên tiếp xúc, ăn uống với bệnh nhân 1843.
Ngoài thời gian học ở Đại học Thủ Dầu Một, nữ sinh L. về nhà phụ gia đình bán quán cháo lòng đối diện cây xăng Phương Duy. Trong thời gian ở nhà bán hàng, nữ sinh L. không đeo khẩu trang, tiếp xúc với rất nhiều người (mỗi ngày tiếp xúc từ 50 đến 100 người). Do L. tiếp xúc với người lạ nên không nhớ tên, địa chỉ ai. L. chỉ nhớ tiếp xúc với người biết tên đều là người thân, bạn bè trong khu vực.
Khu vực trường Đại học Thủ Dầu Một bị phong tỏa
Trưa 1/2, L. được đưa đi cách ly tại trung tâm y tế và lấy mẫu xét nghiệm. Lực lượng chức năng tiến hành phun thuốc khử trùng, tạm thời phong tỏa quán cháo lòng của gia đình L. để chờ kết quả.
Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng rà soát tất cả những trường hợp tiếp xúc với L. đồng thời kêu gọi người dân từng tiếp xúc với L đến khai báo y tế. Hiện, sức khỏe của nữ sinh L. bình thường, chưa có dấu hiệu bất thường như đau đầu, ho, hắt hơi…
Tối 1/2, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương phối hợp cùng lực lượng chức năng đã đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 330 người được xác định có liên quan bệnh nhân 1843. Đa số trong 330 người này là sinh viên của Đại học Thủ Dầu Một, nơi bệnh nhân 1843 đang theo học.
Do số lượng người quá lớn, các sinh viên này sẽ được chia ra cách ly tại 3 nơi: khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh, tại Thành đội Thủ Dầu Một và tại phường Tân An.
Các khu phố 5, 6 và 7 ở phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một bị cách ly
Khu vực quanh Đại học Thủ Dầu Một và nhà trọ của bệnh nhân 1843 ở phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một bị phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Tính đến cuối ngày 1/2, Bình Dương ghi nhận 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng là bệnh nhân 1801 bà N.T.P (55 tuổi) ở ấp Cà Na, xã An Bình, huyện Phú Giáo và bệnh nhân 1843 nữ sinh N.T.M.A (SN 2002). Hai bệnh nhân này đều có liên quan đến bệnh nhân 1644 ở Hải Dương. Bà P. sau khi đi đám cưới ở Hải Dương về Bình Dương thì phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, lây qua con là bệnh nhân 1843. Bệnh nhân 1843 đã tiếp xúc với rất nhiều người khác, trong đó có bạn học.
Chiều tối 1/2, ông Nguyễn Văn Đông, Bí thư Thành ủy TP Thủ Dầu Một sau khi dự Đại hội Đảng về đã đến khu vực phong tỏa ở phường Phú Hòa để động viên và chỉ đạo lực lượng làm nhiệm vụ.
Vườn rau sạch của học sinh bán trú
Các lớp học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát, đều được chia đất trồng rau, cung cấp cho bếp ăn bán trú.
Sau giờ học buổi sáng, Giàng Thị Dợ, học sinh lớp 9B, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cất vội chiếc cặp vào phòng rồi cùng nhóm bạn đến vườn rau trước sân trường. Nữ sinh mặc chiếc váy trang phục truyền thống của người Mông, thoăn thoắt hái những đọt rau xanh xếp ngay ngắn vào rổ.
Đám học trò vừa hái rau vừa cười nói rôm rả. Chừng mươi phút, rổ rau đã đầy ắp. Bên cạnh, một nhóm khác đang cuốc đất, tay chân lấm lem...
Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.
Như nhiều học sinh khác, Giàng Thị Dợ biết trồng rau từ lúc 7 tuổi, khi đang học lớp 2. "Các cô giáo đã dạy em biết cách trồng rau", Dợ khoe. Năm nay, lớp Dợ trồng năm vạt rau, lứa nào cũng tốt và đều tăm tắp, không mấy cây bị sâu. Chỉ học ca sáng nên mỗi buổi chiều, Dợ và các bạn lại chia ca đi gom phân bò, phân ngựa ngoài nương lúa, bìa rừng đem về ủ để chờ bón cho thửa rau của lớp.
"Rau do chính mình trồng ăn cảm giác sạch hơn, không bón phân hóa học nên không lo đau bụng hay nhiễm bệnh tật gì", nữ sinh Sùng Thị Linh, giải thích. Em cho hay trồng rau không khó, chỉ cần chăm chỉ, tưới nước đều đặn.
Hết lứa rau này, cô trò ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý lại xới đất làm vụ mới. Cứ thế quay vòng, rau thầy trò ăn quanh năm không hết. Nước tưới rau ở đây được dẫn từ đầu con suối cách trường vài km.
Vừa hết lứa cuối năm, nhóm học sinh lớp 9B lại cặm cụi cuốc đất chuẩn bị cho đợt gieo giống mới. Ảnh: Lê Hoàng.
Thầy Cao Khánh Hòa cho hay trồng rau là hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp của học sinh trong trường, được duy trì nhiều năm nay. Ngoài mục đích cải thiện chất lượng bữa ăn còn tăng cường kỹ năng sống, giúp các em biết yêu lao động. Có em học cách trồng rau ở trường, khi về nhà còn phụ bố mẹ hoặc tự làm đất, vãi hạt rau cho gia đình.
Mỗi năm, các khối lớp ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu được hàng tấn rau. Rau sau khi thu hái, rau được đem cân cho bếp ăn bán trú của trường. Khoản tiền thu được, các lớp dành làm quỹ phục vụ cho lễ tổng kết cuối kỳ, cuối năm; mua phần thưởng tặng học sinh khá giỏi hoặc mua quà Tết, quần áo cho các em có hoàn cảnh khó khăn...
Theo thầy Hòa, do học sinh hầu hết sinh ra, lớn lên ở vùng miền núi biên giới khó khăn, sớm quen với nương rẫy, ruộng đồng nên việc huấn luyện làm vườn không gặp nhiều trở ngại. Chỉ cần thầy hướng dẫn đôi ba lần là học trò đã thành thạo các kỹ năng chăm sóc vườn cây.
Vườn rau rộng gần 5 sào trước sân trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý được gối vụ liên tục nên không khi nào học trò và thầy cô hết rau ăn. Ảnh: Lê Hoàng.
Ngoài mô hình trồng rau, học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý còn cùng giáo viên chủ nhiệm nuôi thêm đàn lợn, có năm thu về 2-3 tấn lợn hơi. Từ khoản tiền bán lợn, thầy cô sẽ thay các em mua máy để giặt chăn màn, quần áo ấm, giúp học trò đỡ vất vả hơn mỗi khi mùa đông lạnh giá đến.
Thầy Lê Thế Lập, Hiệu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cho hay mô hình trồng rau sạch tăng gia sản xuất ở trường được duy trì từ khi thành lập trường bán trú vào năm 2013 đến nay. Hiện trường tận dụng các thửa đất xung quanh, rộng khoảng 5-6 sào (hơn 3.000 m2) và chia đều cho các lớp. "Các em ganh đua nhau nên rau lớp nào cũng tươi tốt", thầy Lập nói.
Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý chăm sóc vườn rau sạch. Video: Lê Hoàng.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý nằm cách trung tâm TP Thanh Hoá hơn 200 km, hiện có 486 học sinh, trong đó có gần 420 em ở bán trú. Đa phần học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, phải đi học xa nhà. Có em đến trường phải đi mất gần 50 km đường rừng.
Vụ đánh nữ sinh rồi tung clip lên mạng: Yêu cầu trả tiền thuốc 4,2 triệu đồng Ngày 20-1, bà Tô Thị P.P cho biết UBND xã Tân Long và Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã làm việc xung quanh việc con gái bà là L.N.M.T (học lớp 7 trường THCS Tân Long) bị một nhóm học sinh đánh rồi tung clip lên mạng. Trường THCS Tân Long nơi xảy ra vụ nữ sinh...