Nữ sinh đại học ngủ trên chiếc nệm 2 năm chưa từng giặt, đến khi mở ra thấy cảnh tượng kinh hoàng không hiểu nổi
Cảnh tượng này khiến nhiều người ngao ngán về thái độ sống của nữ sinh trên.
Bước vào tuổi 18 và trải qua cuộc sống sinh viên, mỗi người buộc phải rời xa cha mẹ và tập cách sống tự lập một mình. Thường ngày vốn đã quen với việc được bố mẹ cưng chiều, lo lắng từng li từng tí và thay thế mình làm mọi việc mà nhiều tân sinh viên khi bước vào cánh cửa đại học lại lộ rõ ra những nhược điểm về việc thiếu kỹ năng sống.
Gần đây, dân mạng Trung Quốc truyền tay nhau một bức ảnh được ghi lại từ phòng ký túc xá của một nữ sinh viên năm hai. Theo đó, chiếc nệm ngủ lót trên giường của nữ sinh này không biết vì lý do gì lại xuất hiện một lỗ tròn siêu to ở ngay chính giữa và đường kính có thể tương đương với một chiếc thau lớn. Nếu không phải do việc thay drap giường chắc chắn cũng chẳng ai biết đến sự xuất hiện của “lỗ hổng” này.
Người thay chiếc drap giường cũng không hiểu nguyên do chiếc lỗ này lại xuất hiện và ngay cả chủ nhân của chiếc nệm cũng chẳng hiểu vì sao. Nhưng khi dân mạng xem qua, nhiều người đã nhận ra rằng, điều này đến từ việc chiếc nệm chẳng bao giờ được giặt phơi hay vệ sinh trong suốt 2 năm qua. Bởi với phản xạ của người bình thường, họ sẽ cảm thấy khó chịu khi chỗ nằm của mình không được bằng phẳng. Và chắc chắn sẽ chẳng xảy ra tình trạng chiếc nệm bị “lún” sâu và mất đi khoảng giữa nếu người nằm thường xuyên dành thời gian để kiểm tra.
Hình ảnh này khiến dân mạng tranh cãi về tính tự lập của sinh viên khi bắt đầu bước chân vào cánh cửa đại học. Một số sinh viên có tính tự lập kém, nguyên nhân rất rõ ràng đến từ việc được bố mẹ nuông chiều quá mức. Bố mẹ thường thay con làm tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ để mong con chỉ chú tâm vào chuyện học mà quên mất rằng rèn luyện các kỹ năng sống cũng là điều cần thiết.
Một số người thông cảm rằng, gối nệm sử dụng trong ký túc xá thường khá mỏng nên dễ bị hao mòn hơn các loại gối nệm được sử dụng ở nhà. Tuy nhiên, hơn hết vẫn là việc nữ sinh này nên cân nhắc nhiều hơn đến việc trang bị các kỹ năng sống tự lập khi không có cha mẹ bên cạnh. Nhiều người đặt giả thiết rằng nếu ở nhà, chắc chắn bố mẹ sẽ chẳng thể để cảnh tượng này xảy ra.
Khi chuyển đến thành phố lớn để học tập, mỗi người nên tự học các kỹ năng cần thiết như nấu ăn, vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa và các công việc thông thường như giặt giũ, là quần áo,… đặc biệt là phải tự biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân khi không có bố mẹ ở cùng.
Thầy giáo giao bài tập cuối kỳ: Tài khoản nhóm tăng 50.000 fan theo dõi, kiếm ít nhất 10,5 triệu đồng, sinh viên khóc thét
Một số sinh viên khác cho rằng bài tập khó, mục tiêu cao nên các em càng có động lực để hoàn thành.
Ngày 25/9, trong khóa học 'Đào tạo về phương tiện truyền thông và khởi nghiệp' tại một trường đại học ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), thầy giáo đã giao một thử thách gian nan khiến sinh viên trong lớp khóc thét.
Theo tìm hiểu, thầy giáo giao bài tập kiểm tra cuối kỳ cho sinh viên yêu cầu tài khoản truyền thông của mỗi nhóm phải có 50.000 fan theo dõi, có số lượng hơn 100 clip và thu nhập trung bình của mỗi sinh viên trong nhóm là 3.000 tệ (khoảng 10,5 triệu đồng) mới được xem là đạt thành tích và qua môn.
Thầy giáo giao bài tập kiểm tra cuối kỳ cho sinh viên.
Ngay sau khi bài tập cuối kỳ được đưa ra, nhiều sinh viên bày tỏ lo lắng sợ rớt môn. Một số sinh viên khác cho rằng bài tập khó, mục tiêu cao nên các em càng có động lực để hoàn thành.
Một sinh viên cho biết: 'Bài tập cuối kỳ thầy giao rất mới mẻ và mang tính thử thách. Nhiều bạn trong lớp hiện nay đang nghĩ cách hoàn thành bài tập mà thầy giao phó. Chúng em sẽ trượt môn nếu không đạt yêu cầu'.
Một người làm trong ngành truyền thông chia sẻ: 'Trừ khi sinh viên đó gặp vận may, hoặc em ấy lựa chọn chủ đề tốt, khả năng sáng tạo và viết lách xuất sắc và em ấy thường kiếm được rất nhiều tiền. Nếu không, để hoàn thành mục tiêu lần này, các em sinh viên sẽ phải cố gắng rất nhiều'.
Sự việc sau khi đăng tải đã gây bão MXH và gây ra tranh cãi gay gắt trong dư luận. Hầu hết đều cho rằng bài tập cuối kỳ thầy giáo giao cho sinh viên là quá sức với các em, đặc biệt là với những sinh viên không có nhiều kinh nghiệm và chưa nắm rõ được thị hiếu của người xem.
Một số người bình luận:
'Thầy giáo đặt nặng chỉ tiêu, chỉ nhìn vào số lượng ảo mà không quan tâm đến chất lượng'.
'Tôi muốn biết có bao nhiêu người theo dõi tài khoản cá nhân của thầy'.
'Đừng nói kiếm 50.000 fan theo dõi trong một học kỳ, ngay cả trong một năm tôi cũng không làm được'.
'Nếu các em có thể hoàn thành bài tập lần này thì không cần phải đến lớp nữa'.
Tân sinh viên vừa đỗ đại học "dỗi mẹ" vì cho 5 triệu sinh hoạt phí Mỗi năm, cứ đến mùa nhập học đại học, câu chuyện sinh viên nên tiêu bao nhiêu tiền một tháng lại được cư dân mạng đưa ra bàn luận sôi nổi. Trên các diễn đàn mạng xã hội thời gian gần đây xuất hiện topic "Sinh viên thì tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ?". Hay mới đây là câu hỏi: "Em...