Nữ sinh Cao đẳng Y tế Bạch Mai rơi nước mắt không nỡ rời TPHCM
Ngày 7/10, hơn 400 giảng viên, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai ra sân bay rời TPHCM sau gần 2 tháng vào chống dịch.
Nhiều nữ sinh không nén nổi xúc động trào nước mắt khi kết thúc nhiệm vụ.
Ngày 7/10, hơn 400 sinh viên và giảng viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai ra sân bay Tân Sơn Nhất để trở về địa phương sau gần 2 tháng chi viện vào TPHCM phòng, chống dịch Covid-19.
Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai có gần 1.000 người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM. Những ngày qua, tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát, thành phố cũng đã ban hành Chỉ thị 18 để thích ứng an toàn, từng bước phục hồi kinh tế. Vì thế, đoàn đã chia thành từng đợt để rời TPHCM.
Chuyến bay khởi hành vào đầu giờ chiều nên đoàn đã có mặt từ sáng tại sân bay để làm các thủ tục check-in. Nhiều người thân quen tranh thủ ra sân bay tiễn đoàn.
Trần Thu Uyên (sinh viên năm 3) ôm chia tay người yêu trước sảnh ga quốc nội trước khi vào làm thủ tục bay. Uyên là một trong số hàng trăm sinh viên trường CĐ Y tế Bạch Mai tình nguyện tham gia chi viện TPHCM chống dịch. Trải qua 54 ngày ở TPHCM, Uyên có nhiều kỷ niệm gắn với thành phố mang tên Bác.
“Khi vào TPHCM, tôi được phân công về Quận 12. Sau gần 2 tháng sống và làm việc tại đây, tôi có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm khó quên, cũng nhờ đi chống dịch mà tôi đã có người yêu”, Uyên bẽn lẽn nói.
Video đang HOT
2 anh em Minh Tân (áo sọc), Minh Nhật (áo đen) mang theo những bó hoa tươi, ra sân bay từ sớm chờ đợi để tiễn người yêu. “Chúng tôi là 2 anh em sinh đôi, cùng là sinh viên năm cuối của một trường đại học tại TPHCM. Trong những ngày dịch bệnh, 2 anh em đăng ký làm tình nguyện viện hỗ trợ chống dịch rồi quen các bạn sinh viên Bạch Mai, cũng vì có duyên nên quyết định tìm hiểu”, Minh Tân chia sẻ.
Nữ sinh viên Nguyễn Minh Trang nói lời tạm biệt với bạn trai để về Hà Nội. Trang được phân công về làm việc tại huyện Bình Chánh, trong khoảng thời gian gần 2 tháng ở đây, cô nữ sinh gặp và quen bạn trai cũng đang đi chi viện hỗ trợ TPHCM.
“Chúng em cùng làm chung một địa phương, lại có nhiều sở thích, quan điểm giống nhau nên khá hợp. Giữa hàng trăm người, nhưng vẫn có thể gặp nhau và quen nhau là một cái duyên”, Trang chia sẻ.
Mọi người tranh thủ chụp hình kỷ niệm trước khi lên máy bay rời TPHCM.
“Vào TPHCM trong khoảng thời gian dịch bệnh căng thẳng thế nên tôi chưa thể đi tham quan được, nghe mọi người nói là bưu điện thành phố đẹp lắm nên nhất định trong một ngày nào đó, tôi sẽ quay lại và đi hết các địa điểm như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, phố đi bộ Nguyễn Huệ…” sinh viên Lê Hương Giang chia sẻ.
“Người dân ở TPHCM rất thân thiện, nhiệt tình và còn tặng quà khi biết chúng tôi sắp về Hà Nội, tôi sẽ nhớ mãi những tháng ngày ở nơi đây”, Uyên cho hay.
Một nữ sinh rơi nước mắt, ôm chầm lấy người bạn vì không nỡ ra về.
“Khi vào TPHCM, thầy trò trường CĐ Y tế Bạch Mai chia thành các nhóm về làm việc tại 10 quận, huyện. Sau một thời gian dài, khi thành phố bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh, sự sôi động đang dần quay trở lại khiến tôi rất vui. Hy vọng mọi chuyện sẽ tốt hơn nữa để tôi có cơ hội đưa gia đình vào tham quan”, thầy Vũ Đình Tiến cho biết.
14h chiều, chuyến bay chở đoàn giảng viên và sinh viên trường CĐ Y tế Bạch Mai khởi hành rời TPHCM.
Trước đó, ngày 6/10, Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đã ra sân bay Tân Sơn Nhất rời TPHCM sau thời gian dài công tác.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: 'Số tử vong tại TP.HCM giảm mạnh, chúng ta đã đi đúng hướng'
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đánh giá như vậy trong cuộc họp trực tuyến chiều nay 7-10 với hơn 700 điểm cầu cả nước.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đợt dịch lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Nam, đặc biệt là hai địa phương TP.HCM, Bình Dương đã chịu những hậu quả nặng nề.
Cho đến nay, Việt Nam ghi nhận 822.000 ca mắc COVID-19, hầu hết là trong đợt dịch này, tỉ lệ tử vong 2,4%. Dù phòng chống dịch với tâm thế chủ động, tích cực, đại dịch COVID-19 giờ có thể gọi là đại dịch chủng Delta. Tất cả những gì ngành y tế đã chuẩn bị, cả về xét nghiệm, thu dung, hồi sức... đều chưa đủ, nhất là ở giai đoạn đầu.
5 biện pháp trụ cột
Ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết trong 1 tháng qua, số mắc giảm dần, số tử vong giảm hàng ngày và những ngày đầu tháng 10, số tử vong giảm mạnh, đặc biệt là tại TP.HCM.
"3 đợt dịch đầu chúng ta đã khống chế dịch rất tốt, khống chế được số tử vong. Đợt dịch thứ 4 với số mắc và số tử vong tăng nhiều, tỉ lệ tử vong chung trên thế giới là 2,04%, Việt Nam 2,5% và hiện giảm còn 2,4%" - ông Khuê cho biết.
Tỉ lệ tử vong, theo ông Khuê, nếu tính cả 150.000 - 200.000 trường hợp dương tính sau xét nghiệm nhanh thì tỉ lệ mắc/chết cả nước và tại TP.HCM sẽ giảm xuống dưới 2%. Tuy nhiên, hiện còn số tử vong tại nhà chưa khai thác được nên tỉ lệ tử vong đang tạm tính trên số ca có xét nghiệm RT-PCR, đến nay là 2,4%.
Trong 1 tháng vừa qua (từ 7-9 đến 6-10), số tử vong đã giảm từ 300 - 400 ca/ngày xuống còn trên 100 ca những ngày gần đây. Đặc biệt tại TP.HCM, số tử vong đã giảm từ 250 - 280 ca/ngày đầu tháng 9 hiện còn 88 ca/ngày (6-10).
Thời điểm tháng 8, có bệnh viện chuyên tiếp nhận bệnh nặng tại TP.HCM có tỉ lệ tử vong trên 40%, hiện ở cơ sở này tỉ lệ bệnh nhân nặng tử vong đã giảm còn 20%.
Kết quả này, theo ông Khuê, bắt nguồn từ 5 biện pháp trụ cột: cách ly F1 và sau đó là cách ly F0 tại nhà tại khu vực dịch nóng; chuyển tháp điều trị từ 5 tầng xuống còn 3 tầng từ 26-8; thành lập các trung tâm hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19; trang bị thêm oxy và trang thiết bị y tế; điều gần 20.000 y bác sĩ, học viên y khoa đến TP.HCM, Bình Dương, các tỉnh Tây Nam Bộ.
"Nhiều bệnh viện lúng túng trong điều trị ở giai đoạn đầu"
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và cục trưởng Lương Ngọc Khuê cũng thẳng thắn nhận định tỉ lệ tử vong cao là do số lượng bệnh nhân gia tăng quá nhanh, hệ thống hiện có không đáp ứng được.
"Nhiều bệnh viện ở TP.HCM giai đoạn đầu còn lúng túng trong điều trị. Việc phân tầng rộng (5 tầng) dẫn đến lúng túng trong chuyển viện, nhiều người bệnh không có phương tiện vận chuyển đến cơ sở y tế. Số lượng F0, F1, F2 lớn làm ngành y tế quá tải, thiếu nhân lực y tế", ông Khuê nói.
Những biện pháp tích cực từ giữa tháng 8, cùng với lực lượng y bác sĩ cả tăng cường và tại chỗ đã giúp hiệu quả điều trị tốt hơn, giãn F0 không có triệu chứng lâm sàng tại nhà giúp giãn bớt cơ sở y tế. "Số tử vong đã giảm dần tuy vẫn còn ở mức trên 100 ca/ngày, nhưng điều đó cũng cho thấy hướng đi hiện nay là đúng", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định.
'Nguy cơ tái bùng dịch nếu chủ quan trong bình thường mới' Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ tái bùng dịch, khuyến cáo người dân tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc khỏi Covid-19 vẫn cần tuân thủ 5K khi ra đường. Đánh giá sơ bộ sau ba ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 18 tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 4/10, ông Phạm Đức Hải,...