Nữ sinh 16 tuổi gây thảm án vì ‘bột phát’
Mâu thuẫn trong lúc cãi nhau trước cổng trường, Hoa rút dao đâm chết một nữ sinh và gây trọng thương cho người bạn gái cùng lớp.
Sáng 21/1, đại tá Nguyễn Văn Chức, Chánh văn phòng Công an Bắc Giang cho biết, Nguyễn Thị Hoa (16 tuổi, lớp 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam) đang bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi giết người.
Hiền tại bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Việt Dũng.
Theo cảnh sát, trưa 18/1, Hoa và Nguyễn Thị Hiền (bạn cùng lớp) cãi nhau ở khu vực THPT Dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Nam). Mâu thuẫn đỉnh điểm khi có thêm Nguyễn Thị Hồng Hà (em họ của Hiền, lớp 11 trường Đồi Ngô) vào can ngăn.
Hoa rút dao mang theo đâm trúng ngực Hà và Hiền. Nhát đâm trúng tim khiến Hà tử vong sau đó, còn Hiền bị trọng thương. Rạng sáng 19/1, Hiền được đưa về Bệnh viện Việt Đức cấp cứu với vết đâm thấu phổi và hiện qua cơn nguy kịch.
Đại tá Chức cho biết, hành vi của Hoa là bột phát. Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ trọng án xuất phát từ mâu thuẫn trong lớp hay chuyện tình cảm. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, Hiền cho biết, “không có chuyện cãi nhau vì tình cảm yêu đương”.
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, Điều 74 Bộ luật Hình sự quy định, người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn. Luật quy định, người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất không quá 18 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá 3/4 mức phạt tù luật quy định.
Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, khi phạm tội nếu điều luật được áp dụng quy định thì hình phạt chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù luật quy định.
Video đang HOT
Theo VNE
Chua xót vì thi sắc đẹp ngay sau án mạng giảng đường
Ngành giáo dục Mỹ dừng liên hoan, cả nước để quốc tang vì học sinh thiệt mạng. Còn sau án mạng giảng đường, trường ĐH KD và Công Nghệ tổ chức thi sắc đẹp.
Kết quả tìm kiếm trên Google chứng tỏ bạo lực học đường ngày càng gia tăng
ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội mới tổ chức một cuộc thi sắc đẹp mang tên "Duyên dáng Kinh doanh 2012" nhằm tôn vinh vẻ đẹp ngoại hình, tri thức và tâm hồn của sinh viên. Trao đổi với PV PGS Văn Như Cương cho rằng "Trường còn vô cảm như thế thì giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên sao đây?".
Trường còn vô cảm, học sinh còn đánh nhau
Thời gian qua, thực trạng học sinh, sinh viên gây gổ, đánh nhau ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. Chỉ cần gõ vào thanh công cụ tìm kiếm Google cụm từ "học sinh đánh nhau" đã cho đến 16.100.000 kết quả chỉ trong vòng 0,23 giây.
Mới đây nhất, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ bắt nguồn từ một cái "nhìn đểu", một sinh viên trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội đã ra tay cướp đi mạng sống của bạn mình.
PGS Văn Như Cương khi trao đổi với PV về tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng với những diễn biến phức tạp đã không giấu nổi nỗi buồn của một người thầy giáo.
"Thực trạng học sinh, sinh viên đánh nhau ngày càng đến mức báo động, nó thể hiện sự băng hoại đạo đức của một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay. Thay vì học hành, một số học sinh, sinh viên chỉ lao vào đánh đấm mà quên đi nhiệm vụ trau dồi đạo đức, nghiệp vụ của mình. Đó là một nguy cơ lớn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục", PGS Văn Như Cương bày tỏ.
"Tôi rất buồn khi xem những clip đánh nhau mà học sinh tung lên mạng để khoe "chiến tích", trong đó có không ít học sinh nữ. Đặc biệt, khi biết tin sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bị bạn giết ngay tại giảng đường chỉ vì cái nhìn đểu thì tôi đã phải lên tiếng cho rằng đó là hành động quá nhẫn tâm và phi đạo đức. Cái chết oan uổng của nam sinh viên, tương lại mịt mù của những kẻ gây án, để lại cho không chỉ trong gia đình nạn nhân những nỗi đau mà ngay cả những người làm giáo dục như tôi cũng phải xé lòng. Học bao nhiêu năm ở trường, chỉ học được thói du côn như thế thì quả là đau lòng", GS Văn Như Cương tâm sự.
"Không chỉ buồn vì thói du côn của sinh viên giết bạn mình, tôi còn buồn và đau đớn trước sự vô cảm của Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội. Bởi ngay sau khi xảy ra vụ án mạng, cướp đi mạng sống của một sinh viên giỏi đang theo học ở trường, không hiểu nhà trường suy nghĩ gì mà cho phép Đoàn trường và Hội sinh viên trường tổ chức "Duyên dáng kinh doanh 2012" nhằm tôn vinh vẻ đẹp ngoại hình, tri thức và tâm hồn của sinh viên ngay trong đêm 20/12. Đó là một sự vô cảm của nhà trường với cái chết thương tâm của một sinh viên, Đoàn viên", PGS Văn Như Cương tỏ vẻ bất bình.
PGS Văn Như Cương
PGS Văn Như Cương cũng dẫn chứng một vụ bạo lực ở nước Mỹ mới xảy ra khiến 19 học sinh thiệt mạng. Ngay sau đó, ngành giáo dục nước này đã dừng các hoạt động liên hoan, cả nước để quốc tang. Trong khi đó, trường Đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội lại làm những việc khiến những người làm giáo dục thấy bất bình. Nhà trường còn vô cảm như thế thì giáo dục đạo đức cho sinh viên thế nào đây?", PGS Cương cho biết.
"Tôi rất bất ngờ trước việc làm của Đoàn trường và Hội sinh viên trường này. Mặc dù Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trưởng ban tổ chức cuộc thi có giải thích: Nhà trường mong muốn thông qua cuộc thi này gửi gắm một thông điệp tới tất cả sinh viên đó là hãy xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, biết đấu tranh, phản ứng trước cái xấu. Nhưng chính họ phản ứng trước cái xấu bằng việc tổ chức chương trình vui chơi thì thật quá vô cảm, thiếu gì cách để xử sự", PGS Văn Như Cương cho biết.
Chưa có biện pháp cụ thể để ngăn chặn bạo lực học đường?
Mặc dù thực trạng học sinh, sinh viên đánh nhau ngày càng gia tăng và phức tạp, tuy nhiên, theo PGS Văn Như Cương đến nay chúng ta vẫn chưa có biện pháp gì cụ thể để ngăn chặn.
"Ở nước ta, hầu hết các trường đều có thực trạng này với những mức độ khác nhau: từ cãi vã, gây gổ, đánh nhau, quay clip tung lên mạng, rồi đến giết bạn cùng trường. Tuy nhiên, đến nay ngành giáo dục vẫn chưa có biện pháp gì cụ thể để ngăn chặn thực trạng này một cách hiệu quả. Đó là một điều đáng phải suy nghĩ", vị PGS tỏ ra băn khoăn.
"Bộ GD-ĐT có ra quy định nào thì cũng phải căn cứ trên cơ sở làm thế nào để giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp cho thanh niên, học sinh, sinh viên. Cứ để xảy ra vụ việc rồi mới xử lý kỷ luật cũng không phải là giải pháp hay. Bởi nếu đưa học sinh vi phạm lỗi nhỏ ra buổi sinh hoạt dưới cờ để phê bình thì không phù hợp, sẽ tăng thêm bức xúc và mặc cảm cho học sinh đó, phải làm sao giúp các em nhận ra những sai lầm. Từ vụ việc nhỏ, nhiều khi dẫn đến hậu quả lớn. Giải pháp tốt nhất vẫn là giáo dục đạo đức và tư cách, lối sống cho học sinh, sinh viên", PGS Văn Như Cương bày tỏ.
"Bạo lực học đường ở nước ta có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cần có sự kết hợp của chính quyền địa phương, gia đình, các tổ chức đoàn thể và xã hội, cùng nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, tuyên truyền pháp luật để các em hiểu và không vi phạm", PGS Văn Như Cương đưa ra nhận định.
Ngăn chặn tình trạng HS, SV đánh nhau trong dịp lễ, Tết
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý vừa có văn bản yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường ĐH-CĐ tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học trong dịp lễ, Tết. Bộ GD-ĐT cũng đưa ra hướng dẫn chi tiết khi thực hiện nhiệm vụ này.
Trong văn bản của Bộ GD-ĐT ghi rõ, thời gian gần đây, tiếp tục xảy ra một số vụ việc học sinh, sinh viên (HS, SV) đánh nhau hội đồng, đánh nhau dùng hung khí trong trường học, có trường hợp nghiêm trọng dẫn đến chết người. Chính vì thế, cần phải tăng cường các biện pháp phối hợp với cơ quan công an, chính quyền, đoàn thể tại địa phương và gia đình HS, SV nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên đánh nhau ở trong và ngoài trường học, ký túc xá, đặc biệt là các vụ việc HS dùng hung khí đánh nhau, học sinh đánh nhau hội đồng, quay phim, đưa lên mạng internet.
Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong HS,SV. Tăng cường công tác phối hợp quản lý, không để HS, SV tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác trực ban, bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc xảy ra liên quan đến nhà trường.
Ngoài ra, cần quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng pháo nổ.
Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong HS, SV về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ, phối hợp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp HS, SV vi phạm. Phối hợp, tổ chức để HS, SV được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh; tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc tết gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công, các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo; có hình thức hỗ trợ, động viên cán bộ, nhà giáo, HS, SV không có điều kiện về quê đón tết cùng gia đình.
Theo xahoi
Vụ nam sinh chém bạn: Rùng mình bản tường trình lạnh lùng Ông nội nạn nhân thở dài "các con nhờ tôi chăm cháu nhưng sức già này làm gì được?". Còn bố của trò chém bạn lắc đầu: "Em không dạy được cháu nữa". Tường trình lạnh lùng của học trò chém bạn. Hành động lạnh lùng "Kính gửi: Ban giám hiệu Trường THPT Ứng Hòa B Tên em là: N.A.T, lớp 10A10. Vào...