Nữ sinh 14 tuổi nghiện game tiêu hết hơn 1,4 tỷ đồng tài sản mẹ quá cố để lại, người bố khi phát hiện có cách hành xử không ngờ
Trong thời gian nghỉ hè, A đã bắt đầu chơi game rồi bị nghiện, “đốt” tiền tỷ vào trò chơi vô bổ chỉ trong 3 tháng.
Chơi game là để giải trí, thư giãn nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt, nhất là khi trở thành con nghiện trò chơi điện tử để rồi gây ra hậu quả khôn lường. Giống như trường hợp của nữ sinh A, 14 tuổi, từng mê game đến nỗi xài hết tài sản của người mẹ quá cố, được chia sẻ trên chương trình thời sự của đài MBC.
Sự việc xảy ra vào tháng 11/2015, bố A là ông Son nhận được tin báo từ nhà trường và nơi học thêm của con gái rằng tiền học phí chưa được thanh toán suốt 2 tháng nay. Lúc này, ông mới tiến hành kiểm tra tài khoản ngân hàng của con gái thì mới phát hiện điều không ngờ, là hơn 3.000 giao dịch từ 1.000 won đến 100.000 won, tổng số tiền lên đến 73 triệu won (hơn 1,4 tỷ đồng). Đây là hệ quả của việc A bị nghiện game trong thời gian nghỉ hè và rơi vào bẫy của nhà phát triển.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
15 năm trước sau khi mẹ A qua đời, bà đã để lại con gái sổ tiết kiệm 100 triệu won (gần 2 tỷ đồng) và giao cho ông Son quyền quản lý trực tiếp. Do thường xuyên phải đi công tác xa nhà trong nhiều ngày nên ông Son đã giao lại thẻ tín dụng cho con gái, để đứa trẻ có thể chi trả các khoản chi phí như tiền học, tiền ăn, tiền tiêu vặt… Ông không ngờ A lại bị nghiện game và tiêu số tiền khủng như vậy vào trò chơi vô bổ.
Video đang HOT
A được bố tin tưởng giao thẻ tín dụng để chi trả các khoản chi phí.
Dù vậy, ông Son không trách mắng con gái, ngược lại còn cho rằng chính môi trường gia đình không tốt mới đẩy A vào con đường sai lầm. Sau đó, nữ sinh 14 tuổi được bố đưa đến gặp bác sĩ tâm lý để chấn chỉnh chứng nghiện game.
Không chỉ vậy, ông Son cũng đệ đơn kiện đơn vị phát hành trò chơi khiến con gái bị nghiện. Dù gắn mác là dành cho người từ 12 tuổi trở lên nhưng trò chơi này không khác gì đánh bạc. Họ nhắm đến đối tượng trẻ tuổi rồi thỉnh thoảng lại tổ chức những sự kiện săn vật phẩm hiếm. Người chơi muốn tham gia sự kiện này bắt buộc phải đóng khoản tiền nhất định. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra xem liệu trò chơi đó có phải là lừa đảo hay không.
Theo GameK
Đại gia game online: "Chẳng ai ngu mà đi đốt hết tài sản vào game cả, đừng dạy người giàu tiêu tiền các bạn trẻ ơi!"
Đâu là lý do khiến họ đập vào thế giới ảo một cục tiền to bằng cả tháng làm công ăn lương của người khác, chỉ trong vài phút?
Đại gia, các Top server có bậc Vip cao ngất ngưởng xưa nay luôn được coi là một thế lực khủng khiếp trong game online, chỉ cần server vừa khai mở là kiểu gì cũng chễm chệ trên BXH, đồ tím đồ thần giắt quanh người uy nghi bệ vệ. Đại gia kiểu này thường có người nể, có kẻ ghét tuy nhiên họ thường được gắn với những danh xưng như: thừa tiền, thích đốt tiền, thích lấy tiền đè người, hay tiêu tiền như rác. Vậy thật sự, đâu là lý do khiến họ đập vào thế giới ảo một cục tiền to bằng cả tháng làm công ăn lương của người khác, chỉ trong vài phút?
Để mua lấy niềm vui
Lại nhớ đến sự vụ từng xảy ra trong quá khứ, khi một vị đại gia 9x từng nạp 600 triệu chỉ để vượt mặt Hắc Điểu đã lớn tiếng tuyên bố: "Chỉ tuyển thành viên nạp hơn trăm triệu vào bang". Trước những lời phán xét của cộng đồng, game thủ này rõng rạc: "Đừng dạy dân kinh doanh cách xài tiền các bạn trẻ ơi".
"Quan điểm của mình là chơi game để giải trí. Thay vì đi ăn nhậu bar club hại sức khỏe thì mình chơi game. Ngày làm ra 10 đồng thì 9 đồng lo cuộc sống, 1 đồng chơi game, chứ chả ai ngu mà dồn hết tiền vào game cả. Mình cũng thường nói không phải túi tiền của ai cũng giống túi tiền của bạn. Nên mình chả mấy quan tâm mấy câu gây lộn trên FB đâu. Đồng tiền tự tay làm ra thì mình xài như thế nào mà mình cảm thấy đúng là được".
Đương nhiên các đại gia thì nhiều tiền, nhưng nhiều game thủ Việt lại hay quy chụp và cho rằng đại gia là những kẻ không phải lo phải nghĩ, cứ có tiền là đốt mà không cần tính toán, thậm chí nhiều đại gia vì quá trẻ tuổi mà bị chửi là kẻ ăn bám tiền của bố mẹ: "Khi người ta có tiền triệu xem tiền chục ngàn là nhỏ. Có tiền trăm triệu xem tiền trăm là nhỏ. Có tiền tỷ xem tiền triệu là nhỏ. Ở tầng lớp nào thì họ thu chi theo tầng lớp đó. Không trách sửu nhi đc, vì mình cũng từng tay trắng lập nghiệp nên hiểu mà" - đó chính là lời đáp trả của các đại gia game online thế hệ mới.
Nạp tiền để gây dựng anh em bang hội
Bang hội có thành viên thuộc Top server xưa nay thường là một Bang hội mạnh. Tuy nhiên có khi nào các Top server lại sẵn sàng chi trả một khoản không nhỏ để gây dựng Bang, phát triển Bang thậm chí là cào thẻ để Buff lực chiến cho các thành viên hay không? Câu trả lời là "có".
Đại gia Gấu Nhỏ của Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile từng bỏ 2 triệu Bạc mua một đôi giày "nát" để thu về 6 triệu Bạc lợi tức cho 200 thành viên trong Bang. Ngay cả khi đồ đạc trên người đã max hết, anh vẫn không ngần ngại chấp nhận mức giá đấu giá cao nhất để làm phần thưởng giúp anh em có thêm động lực săn Boss mỗi ngày.
Dù đã max gần hết đồ đạc, vị đại gia này vẫn không ngần ngại bỏ tiền triệu để mua về lợi tức cho anh em trong bang hội
"Đối với mình chơi game cũng như kinh doanh vậy, số tiền bạn bỏ ra chắc chắn phải thu về được lợi nhuận mới gọi là đầu tư có lãi. Nếu cứ bốc đồng, thích thể hiện nạp cả tỷ vào game rồi chơi một mình, ngồi trên Top 1 mình thì đấy là lỗ, còn mình đầu tư 1 đồng vào game, nhưng thu về được cả 10 đồng tình cảm. Anh em sống với nhau chân thành, hằng ngày hằng tuần được so tài đọ sức với các Bang hội khác, rảnh thì cafe đàm đạo".
Sống vì anh em, đến khi anh em nghỉ game có gọi là lỗ?
Đáp lại câu hỏi này, game thủ Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile chia sẻ: "Cuộc sống mà, cũng đến một thời điểm có người bận cái nọ có người bận cái kia, nhưng như đã nói ở trên, cái được là cái tình cảm, chứ có phải là online thì còn mà offline thì hết đâu. Off game thì off chứ ngoài đời anh em xa xôi vẫn sẵn sàng làm cuốc xe khách phi cả trăm cây để đàm đạo gặp nhau như thường".
"Với lại, có công có chuyện, có Bang chiến quan trọng là anh em đều thu xếp thời gian để tham gia đầy đủ hết. Biết nhau vì game, nhưng ở lại với nhau là vì tình cảm, mà tình cảm thì không thể định đoạn bằng việc có chơi game nữa hay không được".
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của những đại gia game online, dù không phải là bức tranh toàn cảnh nhưng cũng đã cho chúng ta thấy một điều: Chơi game dù là ai đi chăng nữa, dù động lực có khác nhau, hướng đi có khác nhau như thế nào đi chăng nữa, thì giá trị gắn kết giữa người với người và những cảm xúc thực sự vẫn luôn là điều tất cả các game thủ mong có được.
Theo GameK
Vận dụng kiến thức kinh doanh để phân biệt Tài Sản và Tiêu Sản trong game mọi người chơi cần biết Trong game chiến thuật, đôi khi kĩ năng đầu tư quan trọng chẳng kém gì những kĩ năng kinh doanh trong thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong giai đoạn tiền Season 3 này, rất nhiều game thủ Long Đồ Bá Nghiệp hoang mang với thế hệ tướng mới cũng như các thay đổi được áp dụng trong PVP, công...