Nữ sinh 13 tuổi có nguy cơ điếc vĩnh viễn vì trò nghịch dại của bạn bè
Trong giờ nghỉ giữa các tiết học, một số nam sinh lấy túi đựng bánh mì đập mạnh tạo ra tiếng nổ lớn khiến Hân Hân (13 tuổi, Trung Quốc) mất đi thính giác.
Ở tuổi 13, cô bé Hân Hân ngụ thành phố Ninh Hải, Trung Quốc, phải đối mặt với nguy cơ điếc vĩnh viễn vì tổn thương dây thần kinh thính giác tai trong.
Theo Sina, trước đó, khi đang ở trường, một số bạn nam lấy bánh mì ra ăn và thường chơi trò đập túi bánh để phát ra tiếng nổ. Trò chơi này vô tình khiến cô bé Hân Hân đau nhức tai phải dữ dội, ù tai, không nghe được gì từ tai phải.
Hân Hân được cô giáo đưa đến Bệnh viện Nhân dân số 1 Ninh Hải để khám và điều trị. Bác sĩ Trịnh Văn Vĩ, Phó chủ nghiệm khoa Tai mũi họng, kết luận cô bé bị “điếc đột ngột do chấn thương dây thần kinh tai trong”.
Bác sĩ Trịnh Văn Vĩ đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Sina.
Theo bác sĩ Trịnh, túi bóng nổ sóng âm thanh với cường độ lớn tác động thẳng vào ống tai làm những rung động này khi đi qua màng nhĩ đến não khiến cho dây thần kinh tai trong bị rối loạn. Thông thường, màng nhĩ sẽ dẫn những xung động âm thanh đến não nhịp nhàng. Những tiếng nổ lớn thường mang cường độ mạnh vượt quá khả năng xử lý của màng nhĩ nên dễ làm dây thần kinh bị tổn thương.
Video đang HOT
Bác sĩ Trịnh cũng cho biết thêm một năm, ông cũng tiếp nhận vài trường hợp gặp phải tai nạn tương tự. Do bệnh nhi mới 13 tuổi, hệ thống thính giác của cô bé vẫn chưa phát triển toàn diện, dễ tổn thương. Hiện tại, cô bé được điều trị tích cực nhưng cơ hội hồi phục chỉ 50% và không loại trừ khả năng điếc vĩnh viễn.
Túi bánh mì các cô cậu học sinh hay dùng để đập tạo ra tiếng nổ. Ảnh: Sina.
Điếc đột ngột thường xảy ra ở người già và trẻ nhỏ vì những đối tượng này có hệ thống thính giác chưa hoàn thiện hay đang trong thời gian thoái hóa. Trước đó, vào Tết Nguyên đán, bác sĩ Trịnh đã tiếp nhận bà cụ bị điếc đột ngột do nổ pháo. Thậm chí, trong cuộc sống, những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cường độ lớn cũng dễ bị điếc vì tổn thương dây thần kinh tai trong.
Bác sĩ Trịnh cũng khuyến cáo mặc dù tỷ lệ điếc đột ngột do tiếng nổ thường ít gặp, người dân cần phải hiểu và đề phòng. Khi gặp phải tình huống này, người bệnh sẽ đau tai dữ dội, choáng, giảm thính lực, ù tai, trường hợp nặng có thể gây ảnh hưởng đến não. Khi đi qua nơi đốt pháo, nổ bóng bay, nổ bỏng, có âm thanh cực lớn, người dân nên há miệng và bịt tai để giảm thương chấn tác động lên tai. Khi xảy ra sự cố, nạn nhân nên đến bệnh viện cấp cứu ngay, để được điều trị sớm, giúp tăng khả năng phục hồi.
Theo Zing
Làm sao để thoát khỏi ù tai lúc máy bay cất và hạ cánh?
Nếu bạn là một người đam mê xê dịch nhưng lại sợ hãi vì bị ù tai khi đi máy bay thì tham khảo ngay những cách làm dưới đây để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu này lúc cất cánh và hạ cánh nhé!
Không phải khi nào chuyện đi du lịch bằng máy bay cũng là trải nghiệm thú vị với một số người. Nhất là khi bạn gặp phải những vấn đề oái oăm trên máy bay chẳng hạn. Một trong số đó phải kể đến cảm giác ù tai lúc cất cánh và hạ cánh.
Đừng quá lo lắng nếu bạn cũng gặp phải vấn đề trên mỗi khi đi máy bay nhé. Thực ra, ù tai không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng tạm thời khi máy bay thay đổi độ cao nhanh lúc cất cánh hoặc hạ cánh.
Ù tai xảy ra khi chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong tai khiến màng nhĩ bị kéo căng gây ra hiện tượng khó chịu hoặc đau nhức ở tai.
Nếu bạn là một người đam mê xê dịch nhưng lại sợ hãi vì bị ù tai khi đi máy bay thì tham khảo ngay những cách làm dưới đây để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu này lúc cất cánh và hạ cánh nhé:
1. Ngáp hoặc nuốt nước bọt liên tục giúp giảm đau tai.
2. Nhai kẹo cao su cũng giúp bạn nuốt nước bọt nhiều hơn.
3. Uống nhiều ngụm nước nhỏ. Cách này chỉ nên sử dụng khi nào máy bay bắt đầu cất cánh hay hạ cánh.
4. Dùng nút bịt tai (có thể thay bằng bông) khi đi máy bay có khả năng chống ồn, cách âm với môi trường bên ngoài cực tốt. Chính vì vậy khi xảy ra sự thay đổi áp suất đột ngột khiến tai bị co rút thì đồ nút tai sẽ làm nhiệm vụ cân bằng lại giúp cho tai bạn không bị ù.
5. Có thể dùng tinh dầu thơm để ngửi.
6. Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống vì lúc này bạn cần nuốt nước bọt nhiều lần để tai được thông.
Trong trường những cách trên không đem lại hiệu quả, bạn có thể tiến hành các bước sau. Đầu tiên, bịt chặt hai lỗ mũi lại. Tiếp đó, hãy hít không khí vào đầy khoang miệng. Cuối cùng, dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi.
Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng. Những động tác này giúp bạn cân bằng hai bên màng nhĩ và không còn cảm giác ù tai tức thời đó.
Theo NHỊP SỐNG VIỆT
Ông chồng phải làm hết việc nhà vì vợ mắc hội chứng lạ Ông Gary (59 tuổi, Walthamstow, London, Anh) rửa bát, nấu ăn, hút bụi, trong khi vợ bắt chân đeo tai nghe, xem iPad. Sở dĩ, ông Gary trở thành một người đàn ông cần mẫn, bởi vợ ông, bà Linda Stratmann, 71 tuổi, đã về hưu, mắc chứng hyperacusis - giảm ngưỡng chịu đựng âm thanh. Với những âm thanh có âm lượng...