Nữ sinh 10X vạn người mê muốn đậu vào trường Đại học Sài Gòn
Thời gian vừa qua Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (sinh năm 2002) được nhiều trang mạng ví là nữ sinh được “vạn người mê”. Cô bạn vừa tốt nghiệp THPT loại khá và đang hồi hộp chờ trường Đại học mà cô đã đăng ký công bố điểm chuẩn vào trường.
“So với các bạn khác trong lớp em không có gì quá nổi trội. Em vừa tốt nghiệp THPT loại khá, em đã cố gắng hết sức trong quá trình học nên em hài lòng với kết quả đó.
Mong ước lớn nhất của em bây giờ là đậu vào trường Đại học Sài Gòn, ngành Quản trị kinh doanh. Ước mơ của em chắc cũng giống nhiều bạn khác là sau này sẽ thành đạt, có điều kiện kinh tế tốt, trước mắt em muốn học thật tốt ngành Kinh doanh để sau này tự kinh doanh phát triển sự nghiệp.
Em dự tính sẽ mở một shop quần áo thiết kế và tự kinh doanh. Em muốn sống cuộc sống theo kiểu “có làm thì mới có ăn” chứ em không muốn dựa vào vẻ bề ngoài của mình để phát triển.
Dù có nhiều lời mời chụp mẫu ảnh quảng cáo, nhưng em chỉ nhận những job nhỏ về pr các sản phẩm cho một số thương hiệu. Còn các job lớn như chụp mẫu hay quay phim, tham dự gameshow thì em chưa nhận. Vì em cảm thấy mình không phù hợp theo con đường mẫu ảnh hay nổi tiếng.
Video đang HOT
Điều em sợ nhất là hình ảnh của mình đột nhiên nổi tiếng rồi sau đó bị mọi người gièm pha phê bình. Nên em cũng hạn chế việc tham dự các chương trình truyền hình dù em có nhận được lời mời.
Em không dám nhận mình có điểm gì nổi bật, nhưng mọi người nói điểm mạnh của em là đôi mắt với gương mặt lai tây. Và em được nhiều người biết đến cũng là do được các báo ưu ái đăng bức ảnh chụp trộm lúc em đi học. Em mong tương lai của em sẽ được giống như định hướng mà em đã đặt ra”.
Ông chủ kim cương Ấn Độ đẩy con về quê để tự lập
Ba người con trai của ông Savji Dholakia đều được đưa đến những vùng quê hẻo lánh và yêu cầu tự kiếm sống mà không dùng bằng cấp cũng như danh tiếng gia đình.
Savji Dholakia là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn xuất khẩu kim cương Hare Krishna. Dù là doanh nhân giàu có, Dholakia không muốn con cái chỉ biết sống trong nhung lụa.
Đó là lý do ông đẩy con trai Hitarth ra đường chỉ với 500 rupee (6,7 USD) trong túi để tự thân lập nghiệp. Hitarth không có chỗ ở cũng như không được gọi điện về nhà hay sử dụng bất kỳ mối quan hệ gia đình nào để tìm kiếm việc làm.
Theo India Today, lúc rời khỏi nhà, con trai ông trùm kim cương vừa tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh từ một trường đại học danh tiếng ở New York, Mỹ.
Savji Dholakia (thứ nhất từ trái sang) cùng vợ và các con.
Anh chàng dự định trở về Ấn Độ để có thời gian nghỉ ngơi, ở cạnh gia đình. Tuy nhiên, vừa xuống sân bay, Hitarth đã nhận lệnh của bố đến thành phố Hyderabad để tự lập trong một tháng tiếp theo.
"Tôi không biết thành phố này nằm ở đâu, ở miền nào của đất nước, hay văn hoá và ngôn ngữ của nó là gì. Tôi đã rất sợ nhưng vẫn tự tin", Hitarth nói.
Ông Dholakia yêu cầu con trai phải tự kiếm tiền đủ trang trải cuộc sống và không được làm một công việc quá 7 ngày. Hitarth cũng không được sử dụng bằng cấp, trình độ học vấn của mình để xin việc.
Được đào tạo ở Mỹ, có bằng lái máy bay tư nhân, có cả chứng chỉ đánh giá kim cương, Hitarth nói tất cả đều vô dụng khi anh đến Hyderabad. Chàng trai 23 tuổi sống cùng 17 người trong phòng nghỉ có giá 100 rupee (1,33 USD).
Công việc đầu tiên anh nhận được là làm ở công ty thực phẩm đa quốc gia với mức lương 4.000 rupee/tháng (53,4 USD). Nhưng chỉ 5 ngày sau, Hitarth phải tìm việc mới như yêu cầu của bố. Trong một tháng, anh chuyển việc 4 lần và kiếm được tổng cộng 5.000 rupee (66,7 USD).
Hitarth sống trong nhà nghỉ với 17 người khác ở Hyderabad.
Em gái của Hitarth cho biết: "Tôi đã rất sốc khi tới Hyderabad thăm nơi anh ấy sống và làm việc. Đó thực sự là một công việc khó khăn và một tình huống khó có thể tin với chúng tôi".
Ông Dholakia hiện là chủ của tập đoàn kim cương có mặt ở 79 quốc gia. Savji Dholakia sinh năm 1962, bố mẹ là nông dân. Ông bỏ học năm 13 tuổi để tham gia kinh doanh kim cương cùng chú. Năm 1984, ông cùng anh em của mình thành lập công ty kim cương. Hiện tài sản của Savji Dholakia ước tính khoảng 38 triệu USD.
Năm 2018, trùm kim cương Ấn Độ tặng 600 xe hơi và hàng trăm căn hộ cho nhân viên làm việc xuất sắc nhân dịp lễ Diwali.
Tuy nhiên, với con cái, ông Dholakia có cách giáo dục nghiêm khắc. Đẩy con ra đường cho tự thân lập nghiệp đã trở thành truyền thống trong gia đình Dholakia.
Trước Hitarth, Pintu Tulsi Bhai Dholakia (31 tuổi), con trai cả của ông Dholakia, cũng từng có trải nghiệm tương tự. Anh được đưa đến bang Kerala để "học cách sinh tồn" bằng công việc nhân viên phục vụ quán cà phê.
Năm 2016, ông Dholakia cũng yêu cầu con trai Dravya Dholakia (21 tuổi) vừa có bằng MBA đến tỉnh Kochi (Nhật Bản) chỉ với 3 bộ quần áo, một số tiền chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp trong vòng một tháng.
Dravya Dholakia làm việc trong một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở Kochi.
Điểm danh những cô giáo "thần tiên tỉ tỉ" khiến sinh viên trường này ngồi kín giảng đường mỗi giờ lên lớp Nếu không giới thiệu, chắc ít ai phân biệt được những "thần tiên tỉ tỉ" dưới đây là sinh viên hay giảng viên. Không chỉ trẻ trung, những cô giáo này còn khiến hội sinh viên ĐH FPT chao đảo vì ngoại hình thu hút như hot girl. Năm tháng học đại học nhất định sẽ không còn những buổi ngủ gật, trốn...