Nữ sĩ Quỳnh Dao: Cuộc đời bất hạnh như trong tiểu thuyết, t.ự t.ử vì tình vẫn không có hạnh phúc
Sự ra đi đột ngột của nữ sĩ Quỳnh Dao khiến khán giả tiếc thương.
Ngày 04/12, nhà văn gạo cội Quỳnh Dao (tên thật là Trần Triết) được phát hiện đã qua đời tại nhà riêng ở quận Đạm Thủy (Đài Loan), hưởng dương 86 tuổ.i. Các nhân viên y tế có mặt tại đó cho biết, bà đã ngưng tim, không còn dấu hiệu của sự sống. Người con trai 63 tuổ.i cho biết bà đã để lại di chúc. Được biết, trước khi qua đời, Quỳnh Dao đã dặn thư ký về nhà riêng của bà vào buổi trưa để xử lý công việc. Khi thư ký đến nơi, thấy Quỳnh Dao bất tỉnh mới gọi cấp cứu.
Quỳnh Dao là nữ văn sĩ Đài Loan được hàng triệu người mến mộ nhờ những trang sách ngôn tình vừa lãng mạn mà cũng vừa bị thương. Các tác phẩm của bà đã trở thành những cuốn sách truyện gối đầu giường của biết bao thế hệ, trong đó có thể kể đến: Song ngoại, Kỷ độ tịch dương hồng, Bên dòng nước, Mùa thu lá bay, Mỏi mắt ngóng trông, Hoàn Châu cách cách, Yên vũ mông mông (Dòng sông ly biệt), Xóm vắng… Tài nghệ của bà còn vang danh khắp châu Á khi vô vàn bộ phim ăn khách được chuyển thể từ kho tàng văn chương của bà. Sự nghiệp lừng lẫy là vậy nhưng cuộc sống tình cảm lại là chương sách dang dở, éo le vô cùng.
Tin tức Quỳnh Dao ra đi khiến người hâm mộ không khỏi tiếc thương
Sinh năm 1938, được nuôi dạy trong một gia đình gia giáo, Quỳnh Dao đã bộc lộ được óc sáng tạo vô cùng phong phú ngay từ nhỏ. Bà từng là một thiếu nữ kỳ quặc, có đầy ý tưởng độc lạ mà không ai có thể bì nổi. Sự đa sầu đa cảm ngay từ khi còn trẻ phần nào đã giúp bà thành công trên con đường viết lách ngôn tình. Nhưng cũng chính vì vậy, đường tình duyên của bà cũng gặp lắm gian truân.
Quỳnh Dao bắt đầu yêu sớm và nhanh chóng có mối tình đầu với thầy giáo Tưởng Nhân, hơn bà những 25 tuổ.i. Quỳnh Dao dần chìm đắm trong tình yêu, bỏ bê việc học. Sau khi bị gia đình phát hiện, bà t.ự vẫ.n nhưng may được cứu sống. Sau 2 lần thi lại không thành công, bà đổi hướng sang công việc sáng tác. Mối tình đầu đẹp đẽ nhưng sầu bi đã trở thành nguồn cảm hứng cho tiểu thuyết đầu tay Song Ngoại (Bên Ngoài Cửa Sổ).
Video đang HOT
Khi vừa tròn 20 tuổ.i, Quỳnh Dao bị gia đình thúc giục kết hôn nhưng với bản tính ngang bước từ nhỏ, bà từ chối tất cả các cuộc mai mối. Thay vào đó, bà đem lòng yêu Mã Khánh Sâm, một sinh viên nghèo yêu văn chương. Năm 1959, cả 2 chính thức kết hôn dù không nhận được sự chúc phúc từ 2 bên sui gia. Sau khi Quỳnh Dao sinh con trai đầu lòng vào năm 1961, bà vẫn phải nỗ lực kiế.m tiề.n qua việc viết lách, giúp chồng làm ăn bên nước ngoài. Khi Song Ngoại được xuất xưởng, Mã Khánh Sâm điên tiết cùng cực vì đây là cuốn sách kể về mối tình thầy – trò trái luân thường đạo lý. Đây là giọt nước tràn ly khiến cặp đôi đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm.
Sau khi đường ai nấy đi, Quỳnh Dao chuyên tâm vào sự nghiệp và nổi tiếng khắp mặt trận nhờ những tác phẩm mang đậm tư tưởng thời đại mới, lấy hình tượng người phụ nữ làm trung tâm theo một cách mới mẻ. Bà ủng hộ nữ quyền và tinh thần tự do yêu đương phóng khoáng – một chủ đề khá nhạy cảm và khó nói thời đó, nhất là được nói ra từ một người phụ nữ.
Quỳnh Dao thời trẻ đã có có khát khao được yêu thương vô bờ bến, dù cho có phải làm tiể.u ta.m
Con đường sáng tác của bà thăng hoa nhờ sự giúp đỡ của Bình Hâm Đào, tổng biên tập tạp chí Hoàng Quán, người đã một tay đăng nhiều tác phẩm của bà lên mặt báo. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, cả 2 sa vào lưới tính lúc nào không hay. Tuy nhiên, Bình Hâm Đào đã có vợ con, và mối quan hệ của cặp đôi vấp phải nhiều tranh cãi kịch liệt. Lâm Uyển Trân, vợ chính thức của ông, đã viết một cuốn sách kể lại quá trình Quỳnh Dao đã chen chân, phá hoại hạnh phúc gia đình của bà. Mặc dù vậy, Quỳnh Dao không yêu cầu danh phận mà chỉ muốn làm vợ bé của Bình Hâm Đào, và bà còn khen ngợi Lâm Uyển Trân là người phụ nữ tốt bụng.
Quỳnh Dao b.ị t.ố đã chủ động tiếp cận Bình Hâm Đào, thậm chí đ.e dọ.a vợ ông rằng phải chấp nhận việc chồng có tình nhân. Mặc dù bị gia đình ngăn cản, bà vẫn tiếp tục mối quan hệ bất chính này trong một khoảng thời gian dài. Đến khi chạm ngưỡng tuổ.i tứ tuần, Quỳnh Dao quyết định từ bỏ và đồng ý đính hôn với một người đàn ông do gia đình sắp xếp. Tuy nhiên, Bình Hâm Đào l.y hô.n vợ và tìm đến Quỳnh Dao sau bao năm xa cách. Cặp đôi kết hôn vào năm 1979, khi Quỳnh Dao 41 tuổ.i và Bình Hâm Đào 52 tuổ.i.
Cả 2 mất vài chục năm để có thể ở bên nhau
Tháng 3/2017, Quỳnh Dao công khai bức thư dặn dò con cháu sau khi bà mất. Trong thư, Quỳnh Dao ghi rõ nếu bệnh nặng, bà muốn thực hiện “quyền được chết”. Bà không muốn mai táng theo bất kỳ nghi thức tôn giáo nào. Nữ sĩ dặn con không đăng cáo phó, không làm lễ truy điệu, không lập linh đường, không đốt vàng mã, không làm giỗ, không cúng bái tiết Thanh Minh…
Có thể nói, Quỳnh Dao là một người phụ nữ yếu đuối trong tình yêu và luôn khao khát được yêu thương giống như những nhân vật nữ trong tiểu thuyết của mình.
Đôi vợ chồng chụp ảnh với dàn cast Hoàn Châu Cách Cách
Quỳnh Dao từng sắp xếp hậu sự của mình từ 7 năm trước
Trong những năm tháng cuối đời, nữ sĩ nổi tiếng sống ẩn dật và chuẩn bị chu đáo cho ngày rời xa trần thế.
Năm 2017, Quỳnh Dao từng viết một bài đăng trên trang cá nhân của mình để chia sẻ quan điểm về sự sống và cái chế.t. Thêm vào đó, bà cũng nhắn gửi con trai và con dâu rất nhiều điều sau khi mình qua đời. Nữ sĩ từ chối vào phòng chăm sóc đặc biệt, không đặt ống thông mũi dạ dày, không chấp nhận các biện pháp sơ cứu... Bà nhấn mạnh quan điểm "sống an vui, chế.t an lành". Bà cho biết mình không sợ cái chế.t mà chỉ lo sẽ trở thành gánh nặng của các con nếu mất trí nhớ hoặc nằm liệt giường. Vì thế bà mong gia đình có thể tôn trọng lựa chọn của mình, không vì quá thương xót bà mà khiến mọi người đều vất vả.
Quỳnh Dao cùng vợ chồng con trai với chồng đầu tiên. Trong đó con dâu rất gắn bó với bà, là người giúp bà quản lý, điều hành hãng sản xuất phim hàng chục năm qua. Hai cháu nội cũng rất gắn bó với nữ sĩ. Các con cháu là nguồn động lực cho bà trong những năm tháng cuối đời. (Ảnh: Weibo)
Quỳnh Dao cũng liệt kê năm yêu cầu chính của bà đối với việc hậu sự, bao gồm: không có nghi lễ tôn giáo, không có cáo phó, không có phòng tang lễ, không có lễ tưởng niệm hay lễ viếng. Bà chỉ cần một lời từ biệt đơn giản dưới hình thức tế lễ của gia đình. Bà nhấn mạnh thêm rằng sau khi mất có thể được hỏa táng, nhanh chóng trở về với đất mẹ một cách văn minh, thân thiện môi trường nhất.
Tâm trạng Quỳnh Dao không tốt kể từ khi chồng mất trí nhớ và qua đời vì tuổ.i già. (Ảnh: Weibo)
Nữ sĩ được cho là quá thương nhớ người chồng của mình nên đã chọn ngày ra đi sau ngày giỗ của ông 1 ngày. Trong ngày giỗ của ông, bà đã đăng một video gồm những hình ảnh đầy ắp kỷ niệm của hai người. Họ kết hôn năm 1979 sau rất nhiều sóng gió, gắn bó suốt 40 năm. Bình Hâm Đào và Quỳnh Dao không có con chung nhưng họ lại có nhiều tác phẩm văn học, thơ ca, bài nhạc, bộ phim... lưu lại cho hậu thế.
Bình Hâm Đào mất khi 92 tuổ.i, mắc bệnh mất trí nhớ. Sự ra đi của ông đã để lại nỗi đau khó nguôi ngoai trong lòng Quỳnh Dao. Khi nhìn thấy sức khỏe suy yếu của chồng, bà không muốn những ngày tháng cuối đời phải sống trong bệnh tật đa.u đớ.n. Thời điểm đó, vợ cũ và các con của Bình Hâm Đào đã có nhiều mâu thuẫn với nữ sĩ trong quá trình chăm sóc, tổ chức tang lễ và an táng cho ông khiến nữ sĩ càng thêm chán nản. Kể từ khi chồng mất năm 2019 đến nay Quỳnh Dao hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Bà sống khép kín trong ngôi biệt thự sang trọng ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) cho đến lúc mất ngày 4/12/2024.
Cuộc sống trước khi qua đời của nữ văn sĩ Quỳnh Dao Nữ văn sĩ Quỳnh Dao đã mang lại nhiều giá trị cho kho tàng văn học Trung Quốc hiện đại với hàng loạt tiểu thuyết diễm tình ăn khách. Tuy có sự nghiệp thành công, cuộc sống tình cảm của nữ văn sĩ lại không mấy suôn sẻ. Chiều 4/12 (giờ địa phương), truyền thông Đài Loan đưa tin nữ văn sĩ Quỳnh...