Nữ sát thủ xinh đẹp giết người vì thuốc lắc
Nghi một nữ sinh viên ăn chặn 1.900 viên thuốc lắc, trùm buôn thuốc lắc đất cảng Phùng Quỳnh Trang cùng người tình và đồng bọn đã thiêu sống cô này.
Phùng Quỳnh Trang và người tình Nguyễn Trọng Hiếu.
Vùng quê thanh bình Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) bỗng dậy sóng khi một cô gái bị đốt chết tại cánh đồng hoang vắng. Kết quả khám nghiệm tử thi xác định người chết độ tuổi 19-20, bị tẩm xăng đốt cháy.
Thi thể nạn nhân biến dạng rất nhiều, song một số giấy tờ được bọc nhựa không cháy hết cho thấy nạn nhân là Vân Anh, quê Quảng Ninh.
Công an xác định Vân Anh là sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Một nhóm do Phùng Quỳnh Trang (22 tuổi, ngụ quận Lê Chân, Hải Phòng) cầm đầu quan hệ mật thiết với Vân Anh.
Ít ngày sau, cuối tháng 2/2008, tổ điều tra nhận được tin Trang có mặt tại Hải Phòng, nhưng đến nơi thì cô ta đã bỏ đi. Việc dò tìm Trang diễn ra như trò chơi trốn tìm mà trinh sát thường chậm chân.
Sáng 11/3/2008 cơ quan điều tra được tin nghi can xuất hiện tại TP HCM, cách nơi gây án gần 2.000 km. Sau nhiều ngày truy tìm ở đất Sài thành không kết quả, tổ trinh sát tiếp tục được tin Trang đang ở miền Tây. Trinh sát đến vào trưa 16/3/2008 thì nhận tin nghi can đang ở Vũng Tàu…
Trong khi các trinh sát Công an Bắc Ninh và công an địa phương dò tìm ở Vũng Tàu thì tại TP HCM, trung tá Nguyễn Duy Dũng (Đội trưởng Truy nã, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP HCM) được trực tiếp chỉ huy tổ trinh sát săn lùng Trang.
Các trinh sát lần theo hướng giới buôn thuốc lắc tại các vũ trường biết ít nhiều về Trang. Khi trinh sát đưa ảnh, một “tay lắc” đã nhận ra, cho biết Trang nhiều lần cung cấp thuốc lắc tại địa bàn TP HCM, có “ông kép” Tây là chuyên gia dầu khí… Trinh sát tìm được vị chuyên gia này đang tạm trú tại khu nhà cho thuê sang trọng ở phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
Video đang HOT
Nhìn tấm ảnh cô gái, một người có trách nhiệm ở đây cho biết, chiều 18/3 có thấy cô gái trong ảnh đi cùng vị chuyên gia. Sáng hôm sau, vị chuyên gia đi làm, cô gái không ra ngoài.
Sau tiếng gõ, cô gái mở cửa, đôi co vài lời thì trinh sát nghiêm giọng: “Chúng tôi là Cảnh sát hình sự Công an TP HCM. Phùng Quỳnh Trang, cô đã bị bắt về tội “giết người”. “Em biết rồi cũng sẽ có ngày này. Nhưng không ngờ lại kết thúc nhanh như vậy”, cô gái thiểu não cất giọng.
“Đồng bọn Nguyễn Trọng Hiếu đang ở đâu?”, thiếu tá Dũng (Đội trưởng truy nã) hỏi. “Mấy ngày trước, chúng em sống tại khách sạn. Sau đó em đi tìm người yêu Tây thì không biết Hiếu có còn ở đó không”, Trang đáp.
10h hôm đó, quán cà phê cao cấp gần công viên 30 tháng 4 tấp nập khách vào ra. Các trinh sát bí mật phong tỏa khu vực này. 10h25″, Hiếu xuất hiện, đi thẳng vào quán và bị bắt. Về trụ sở Đội truy nã, thấy Trang đang ngồi khai cung, Hiếu đã khai nhận cùng đồng bọn gây ra cái chết của Vân Anh. Theo Hiếu, chủ mưu vụ việc là Trang.
Chân dung nữ sát thủ được dựng lên, Trang quê Nam Định, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nương tựa vào gia đình người bác ruột đến năm 13 tuổi, Trang bỏ nhà đi bụi, bắt đầu cuộc sống phiêu bạt giang hồ ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng… Năm 18 tuổi, Trang thành một trùm cung cấp thuốc lắc tại Hà Nội, Hải Phòng. Giữa năm 2007, Trang yêu Hiếu, tài xế taxi (22 tuổi, quê Hải Phòng).
Được người đẹp cung phụng tiền nong và cho làm tài xế riêng, Hiếu cầm tài cho những chuyến hàng đường dài của Trang, lên Lạng Sơn lấy hàng rồi quay về Hà Nội, Hải Phòng tiêu thụ. Mỗi chuyến hàng trị giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí bạc tỷ.
Đầu năm 2008, Trang móc nối với cô sinh viên trẻ đẹp Vân Anh, giao 1.900 viên thuốc lắc và hướng dẫn cách tiêu thụ. Mấy ngày sau, nghe Vân Anh báo là đã bị người tên Linh lừa lấy mất hàng, Trang cho rằng “đồng nghiệp nữ” này ăn chặn.
Tối 27/2, Trang cùng nhóm bạn được Hiếu chở lên Hà Nội chơi. Trang gọi điện cho Vân Anh hẹn ở quán cà phê trên đường Kim Mã bàn làm ăn. Vân Anh tưởng thật, sau khi gặp đã lên xe của chúng.
Ra khỏi nội thành Hà Nội, xe thẳng hướng Bắc Ninh. Ngồi trên xe, chúng dùng dây giày trói Vân Anh và nhét khăn vào miệng. Ban đầu, Trang định bán nạn nhân sang Trung Quốc làm gái mại dâm song sợ cô này thoát sẽ tố cáo, cả bọn quyết định thủ tiêu.
Đến cánh đồng vắng thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh, chúng đưa Vân Anh xuống, dùng dây thừng trói cứng. Đưa vào sâu trong ruộng cách đường lớn chừng 150 mét, Trang tháo khăn bịt miệng Vân Anh tra khảo về số thuốc lắc. Vân Anh nói bị Linh lừa mất và hứa sẽ đền đủ. Sau câu nói “mày phải chết”, Trang tưới can xăng vào người Vân Anh mặc cô kêu khóc, van xin thảm thiết.
Sau câu hạ lệnh “cho nó chết” của Trang, Hiếu tưới nốt số xăng còn lại trong bình lên người Vân Anh, còn người tình bật quẹt gas… Cô gái giãy giụa trong ngọn lửa, còn nhóm sát thủ rời hiện trường về Hải Phòng.
Sáng sớm hôm sau, Trang bán căn nhà được 190 triệu đồng làm lộ phí cho cuộc trốn chạy. Chúng thuê xe về Nam Định rồi vào Vinh, Huế, Nha Trang, TP HCM, Cà Mau, Vũng Tàu, rồi quay ngược về TP HCM. Mỗi nơi chúng dừng lại vài ba ngày ăn chơi, du lịch.
Chiều 17/3/2008, Trang tạm biệt người yêu “nội”, đến sống cùng người yêu “ngoại” là vị chuyên gia dầu khí tại căn nhà thuê ở quận 1. Đến thăm Trang tại cơ quan công an, ôm người tình vào lòng, vị chuyên gia bảo: “ Sao không nghe lời anh để ra nông nỗi này”.
(theo CA TP HCM)
Việt Báo (Theo_VnMedia)
Cảnh sát truy đuổi người vi phạm gây thương tích có thể bị phạt tù 9 tháng
Luật sư phân tích, việc xe CSGT truy đuổi gắt gao anh Nam suốt hơn 4km chỉ vì hành vi không đội mũ bảo hiểm là hoàn toàn không thích hợp.
CSGT Vũ Văn Duy ra tòa với tư cách là nhân chứng
Sáng 12/9, tiếp tục phiên xét xử vụ án CSGT huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) "gây thương tích trong khi thi hành công vụ", đại diện VKSND TP Nha Trang đề nghị HĐXX phạt Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1986) nguyên công an viên xã Diên Phú) 6/9 tháng tù giam; bị đơn dân sự là Công an xã Diên Phú phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bị hại theo luật định.
Trong phần tranh luận, luật sư bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân Huỳnh Tấn Nam đọc nội dung liên quan trong Thông tư số 60/2009 của Bộ Công an, hướng dẫn CSGT cách xử trí các tình huống cụ thể trong khi tuần tra, kiểm soát. Theo đó, tùy tình huống của sự việc, mà áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý, nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, người vi phạm luật giao thông, và cho chính lực lượng CSGT.
Luật sư phân tích, việc xe CSGT truy đuổi gắt gao anh Nam suốt hơn 4km chỉ vì hành vi không đội mũ bảo hiểm là hoàn toàn không thích hợp, dẫn đến tai nạn gây thương tích nặng nề cho anh Nam. Lẽ ra, chỉ cần ghi lại số xe, nhận dạng người vi phạm để xác minh, xử lý sau đó, hoặc báo các chốt chặn phối hợp... Quan điểm của luật sư được HĐXX, đại diện VKS và đa số người dự khán đồng tình.
Bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu phủ nhận việc đánh người chạy xe không đội mũ bảo hiểm
Trước đó, ở phần thẩm vấn, HĐXX bác bỏ lời khai của bị cáo Hiếu và CSGT Vũ Văn Duy, theo đó, anh Nam chạy xe 100 phân khối bỏ chạy, lại có thể đánh võng để ép xe CSGT 250 phân khối rượt theo với tốc độ 80-90km/h (?), trong khi trên Quốc lộ 1A liên tục có xe qua lại.
Các nhân chứng đều bác bỏ và cực lực phản đối lời khai của Hiếu và Duy nói bị người dân ném đá, nên phải bỏ chạy vội vã khỏi hiện trường, không đưa nạn nhân Nam đi cấp cứu, không bảo vệ nguyên trạng hiện trường.
Các nhân chứng chủ chốt đều khẳng định nhìn thấy xe CSGT ép xe Nam vào lề đường, Hiếu vụt dùi cui trúng Nam, làm anh ngã xe. Nạn nhân Nam cũng khẳng định bị xe CSGT ép và bị đánh từ phía sau, dẫn đến ngã xe.
Tuy nhiên, dù HĐXX đã khuyến cáo, khai báo thành khẩn sẽ được hưởng khoan hồng, Hiếu vẫn một mực không thừa nhận dùng dùi cui đánh Nam và kêu oan.
Nạn nhân Huỳnh Tấn Nam bị đa chấn thương sau khi bị truy đuổi
Theo dõi vụ án, một số luật sư cho rằng, có dấu hiệu bất thường khi thượng sĩ CSGT Vũ Văn Duy không bị xem xét trách nhiệm hình sự, vì Duy là CSGT chuyên nghiệp, tổ trưởng tổ tuần tra, trực tiếp điều khiển mô tô CSGT. Thậm chí, ở phiên xét xử ngày 24/12/2012, Duy bị triệu tập với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa này, Duy chỉ bị triệu tập với tư cách nhân chứng.
Trong vụ án này, VKS truy tố theo tội "gây thương tích trong khi thi hành công vụ" (điều 107-BLHS), chứ không phải theo tội "cố ý gây thương tích" (điều 104), cho nên chi tiết dùng dùi cui vụt không phải thật sự quan trọng. Về bản chất, nguyên nhân dẫn đến tai nạn gây hậu quả nặng nề là hành vi rượt đuổi gắt gao một cách hoàn toàn không cần thiết, không thích hợp với tình huống anh Nam không đội mũ bảo hiểm, xử lý nghiệp vụ trái quy định tại Thông tư 60. Do vậy, Duy mới là người chịu trách nhiệm chính.
Theo Xahoi
Diễn biến phiên xử CA rượt đánh người vi phạm GT Sáng 12/9, tiếp tục phiên xét xử vụ án CSGT huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) "gây thương tích trong khi thi hành công vụ", Đại diện VKSND TP Nha Trang đề nghị HĐXX phạt Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1986) 6-9 tháng tù giam; bị đơn dân sự là Công an xã Diên Phú phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bị hại....