‘Nữ quái’ liều lĩnh mạo danh cán bộ để lừa tiền chạy việc
Ở độ tuổi gần 40 nhưng Cao Thị Thành Vinh (trú TP. Vinh) lại không chịu khó làm ăn mà lại nghĩ cách lừa tiền ‘ chạy việc’ để tiêu xài cá nhân.
Chỉ đến khi đứng trước vành móng ngựa, nhìn cha già phải vay mượn để bồi thường cho các bị hại, Vinh mới thực sự thấy hối hận…
Mạo danh cán bộ công an
Năm 2018, khi nhận thấy nhu cầu xin việc của người dân nhiều, bản thân lại cần tiền tiêu xài nên Cao Thị Thành Vinh đã dựng lên kế hoạch lừa tiền những người nhẹ dạ cả tin.
Khoảng tháng 11/2018, thông qua bạn bè giới thiệu, Vinh biết chị L.T.G. (SN 1993), trú tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đang có nhu cầu tìm việc. Vinh liền lên kịch bản hoàn hảo, thay đổi tên và nơi làm việc nhằm tăng lòng tin. Vinh sử dụng tên giả Cao Thị Diệu Linh và mạo danh là cán bộ công an hiện đang công tác tại Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an để lừa đảo chị L.T.G .
Nghe những lời Vinh nói, chị L.T.G nghĩ rằng, Vinh có nhiều mối quan hệ có thể giúp mình xin việc nên ngỏ ý nhờ Vinh có thể giúp mình vào làm tại Nhà khách Công an tỉnh Nghệ An. Vinh ra giá phi vụ làm ăn đầu tiên của mình với số tiền 180 triệu đồng.
Bị cáo Cao Thị Thành Vinh tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: An Quỳnh
Hoàn toàn tin tưởng Vinh, gia đình chị L.T.G đã về gom tiền. Đến ngày 6/12/2018, chị G. cùng bố gặp Vinh giao 100 triệu đồng cùng hồ sơ xin việc với lời hứa ra năm sẽ nhận quyết định đi làm.
Những lần sau đó, viện cớ rằng thiếu hồ sơ, khúc mắc trong lúc chạy việc, “cán bộ cục” đã yêu cầu chị L.T.G tiếp tục gửi tiền qua tài khoản ngân hàng cũng như trực tiếp gửi tiền mặt. Khi thì Vinh yêu cầu thêm 10 triệu đồng, khi thì thêm 15 triệu đồng.
Video đang HOT
Đâm lao phải theo lao, hơn nữa tin vào cái mác “cán bộ Bộ Công an” của Vinh, nên gia đình chị L.T.G cố vay mượn để đưa cho con xin việc. Tổng số tiền mà Vinh nhận là 235 triệu đồng, được Vinh tiêu hết vào việc cá nhân và không hề liên hệ cũng như làm hồ sơ gì để xin việc cho chị L.T.G . Chỉ đến khi được công an triệu tập lên làm việc thì gia đình chị L.T.G mới vỡ lẽ ra mình bị lừa và “nữ cán bộ công an” chính là Cao Thị Thành Vinh, nguyên cán bộ Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ.
Trước đó, cũng với chiêu trò quen thuộc, vào tháng 2/2018, Cao Thị Thành Vinh có ngỏ ý với chị Nguyễn Thị Ng. (trú tại huyện Nam Đàn) chuẩn bị có một “suất” làm việc tại Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, nếu chị Ng. cần thì Vinh sẽ giúp đỡ.
Không mảy may suy nghĩ, tin tưởng những gì Vinh nói là thật nên chị Ng. liền chạy về gom tiền và đưa cho Vinh 20 triệu đồng để “đặt cọc”. Hai bên hứa hẹn nếu đến tháng 5/2018 mà có quyết định tuyển dụng thì chị Ng. sẽ giao đủ 50 triệu đồng cho Vinh.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2018 chị Ng. vẫn chưa nhận được quyết định nên mới liên lạc với Vinh yêu cầu Vinh trả lại số tiền 20 triệu đồng, nhưng Vinh không chịu và yêu cầu chị Ng. phải chờ đợi do vướng mắc trong thủ tục giấy tờ. Chị Ng. đành làm đơn gửi lên cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Vinh để đòi lại tiền.
Với thủ đoạn trên, Vinh cũng đã lừa chị N.T.A. trú tại xã Hưng Chính, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An, hứa sẽ xin việc cho chị A. vào làm bộ phận y tế trực thuộc Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ số tiền giá 150 triệu đồng. Chị A. đặt cọc trước 50 triệu đồng. Số tiền còn lại chị A. sẽ nộp cho Vinh khi có quyết định đi làm. Đến hẹn chị A. vẫn chưa nhận được quyết định tuyển dụng nên đòi Vinh trả tiền nhưng không được. Chị A. đã làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.
Như vậy, chỉ trong khoảng tháng 2/2018 đến tháng 5/2019, Cao Thị Thành Vinh đã thực hiện 3 hành vi lừa đảo chiếm đoạt 310 triệu đồng.
Tháng 5/2019, Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Cao Thị Thành Vinh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên Vinh được tại ngoại. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách khoan hồng này, Vinh đã bỏ trốn. Sau 2 tháng trốn truy nã, Vinh đã bị công an bắt tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Vinh.
Xót xa cho người cha già
Cao Thị Thành Vinh (SN 1983), trú tại phường Lê Mao, TP. Vinh, sinh ra trong một gia đình gia giáo có 2 chị em gái. Vì muốn con có cuộc sống ổn định nên vợ chồng ông T. (bố của Vinh) dù có buôn bán nhỏ lẻ nhưng cũng cố gắng dành dụm, tích cóp cho hai chị em Vinh ăn học đến nơi, đến chốn. Ra trường, Vinh xin được công việc ổn định ở Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ.
Tuy nhiên, Vinh lại thích cuộc sống hưởng thụ hơn nên đã nghĩ ra “màn kịch” xin việc làm để kiếm tiền tiêu xài. Vinh tự thay đổi tên cho mình, tự nhận là cán bộ ở những nơi có uy tín nhằm tạo lòng tin cho bị hại. Mặc dù hoàn toàn không có khả năng tuyển dụng nhưng Cao Thị Thành Vinh vẫn đưa ra các vị trí việc làm với lời cam kết chắc chắn xin được việc khiến cho các nạn nhân không thể thoát khỏi “bẫy” mà thị vẽ ra.
Ngày 12/8, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử hình sự phúc thẩm đối với Cao Thị Thành Vinh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Được biết, trước đó Vinh bị Tòa án nhân dân TP. Vinh tuyên phạt 9 năm tù. Cho rằng mức án quá cao, Vinh đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Gia đình bị hại L.T.G (khoanh đỏ) bị Vinh chiếm đoạt gần 250 triệu đồng. Ảnh: Như Bình
Đến tham dự phiên tòa, ngoài bị hại được mời tham dự còn có vợ chồng ông T. (bố mẹ của Vinh) chở theo đứa cháu ngoại của mình. Vợ chồng Vinh vốn đã ly hôn nên kể từ khi xảy ra chuyện, đứa con nhỏ của Vinh được ông bà ngoại đón về nuôi nấng. Ngày mở phiên tòa xét xử, ông mong muốn khi Vinh nhìn thấy đứa con sẽ có động lực cải tạo tốt để nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo xuất trình được một số tình tiết giảm nhẹ mới như: Bố đẻ thương binh và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang và Huy chương Kháng chiến giải phóng, tác động gia đình bồi thường thiệt hại cho các bị hại là 60 triệu đồng… Bị cáo xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt để sớm về nuôi con và phụng dưỡng bố mẹ già.
Ông B. – bố của bị hại L.T.G. (trú huyện Thanh Chương) cho biết, Vinh đã lừa đảo chiếm đoạt của gia đình ông 235 triệu đồng. Trước khi phiên tòa được đưa ra xét xử, ông B. có nói với gia đình của Vinh nếu bồi thường được 150 triệu đồng thì sẽ xí xóa số tiền còn lại. Tuy nhiên, do hoàn cảnh quá khó khăn ông T. cũng chỉ trả được 40 triệu đồng.
Tranh thủ giây phút nghị án ngắn ngủi, ông T. – bố của Vinh mới được ngồi tiến sát gần hơn đứa con gái của mình. Người cha già tuy không được lại gần nhưng chỉ với lời động viên, an ủi đã khiến cho Vinh không kìm được nước mắt, cúi xuống sàn nhà mà khóc. Qua xem xét lại toàn bộ các tình tiết của vụ án, HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy đây là những tình tiết giảm nhẹ chưa được cấp sơ thẩm xem xét nên đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa bản án, tuyên phạt bị cáo Cao Thị Thành Vinh 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và buộc bồi thường số tiền còn lại cho các nạn nhân.
Mức án của Cao Thị Thành Vinh được giảm lại còn 2 năm, đường về của Vinh rút ngắn lại. Chắc hẳn, ở tuổi này nhìn thấy bố mẹ phải gồng gánh trả khoản nợ của mình gây ra, chở nhau cùng đứa cháu trên chiếc xe máy cũ rời phiên tòa về nhà ai cũng thấy xót xa, Vinh cũng hối hận, cắn rứt. Giá như Vinh tu chí làm ăn bằng chính năng lực của mình thì không có cảnh bẽ bàng như ngày hôm nay…
Bùng nổ lừa đảo thanh toán dịp cuối năm
Vào dịp cuối năm, khi nhu cầu, mua sắm, tìm việc làm tăng cao, các hoạt động lừa đảo thanh toán lại bùng nổ, với các chiêu trò ngày càng mới lạ, tinh vi.
"Bẫy" giăng chằng chịt
Sau nhiều tháng tích cóp, vì có nhu cầu mua một chiếc xe máy đi chơi Tết giá cả hợp lý, chị Hoàng Hương (Hà Nội) đã tìm đến các trang web mua bán xe và tìm được chiếc xe tay ga như ý muốn với giá 12 triệu đồng. Khi liên hệ với người bán, chị được biết đó là xe thanh lý, nên đã đồng ý mua. Người bán sau khi giới thiệu các thông tin cần thiết, đã yêu cầu chị Hương gửi qua tài khoản tên Nguyễn Tấn Hưng số tiền 1 triệu đồng coi như tiền đặt cọc. Nhưng sau khi chị Hương gửi tiền, anh ta viện nhiều lý do để không bố trí thời gian cho chị Hương đi xem xe, mà còn bắt chị chuyển thêm tiền. Lúc này, chị Hương mới nghĩ mình đã bị lừa nên quyết định không chuyển nữa và kêu anh ta trả lại, nhưng khi nghe chị đòi lại tiền thì anh ta đã cúp điện thoại.
Khách hàng cần cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo thanh toán dịp cuối năm.
Cũng là một người bị lừa nhưng may mắn "tỉnh ngộ" sớm, anh Trần Cảnh (26 tuổi, Hà Nội), một người đang cần tìm việc làm thời vụ cho biết, để có thêm thu nhập chi tiêu cuối năm, anh đã đến trung tâm giới thiệu việc làm và lên mạng tìm kiếm việc làm phù hợp. Ngay lập tức, anh liên tục nhận được các tin nhắn từ điện thoại và Facebook mời chào từ các nick lạ nhắn tin giới thiệu công ty đang cần tuyển dụng lao động phổ thông, lương 400 nghìn/ngày, làm ngày nào nhận lương ngày đấy, nhưng anh phải nộp một khoản làm hồ sơ là 500 nghìn đồng. "Lần đầu tiên tôi nghe thấy có công ty inbox trực tiếp để tuyển dụng như vậy nên cũng hơi nghi ngờ. Tôi check trên mạng tên công ty và gọi qua số điện thoại của công ty thì họ nói không có nhu cầu tuyển người. Lúc này, tôi mới biết đang bị lừa", anh Cảnh nói.
Không chỉ lừa đảo việc làm, nhiều chiêu trò lừa đảo như bán vé máy bay, đổi tiền lẻ... cũng bùng nổ khắp nơi. Đánh trúng tâm lý của nhiều người muốn tìm mua vé máy bay giá rẻ, nhiều đối tượng lừa đảo đã tạo các trang bán vé máy bay giá rẻ online để lừa đảo. Theo đó, các đối tượng đăng bán vé máy bay giá rẻ, dùng các phần mềm công nghệ cao để tạo các giao dịch giả, thậm chí gửi cho khách hàng các giao dịch đã đặt vé thành công của các hãng máy bay để khách hàng tin tưởng chuyển tiền đặt vé. Trên thực tế, các giao dịch đó chỉ là giữ chỗ trong 24 giờ, do đó khi khách hàng chuyển tiền, chúng sẽ chặn các liên hệ, cắt liên lạc, còn việc đặt vé giữ chỗ theo quy định của các hãng bay, nếu không chuyển tiền thì giao dịch sẽ bị hủy.
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức lừa đảo chuyển tiền khác bùng nổ dịp cuối năm như mạo danh một số doanh nghiệp, thương hiệu lớn để dụ khách hàng chuyển tiền. Chị Hồ Thủy - một khách hàng cho biết, chị nhận được số điện thoại di động tự xưng là nhân viên của Điện Máy Xanh, tặng quà tri ân khách hàng dịp cuối năm. "Điện Máy Xanh tặng cho món quà tri ân, chị được nhận quà mà không mất bất kỳ khoản tiền nào, kể cả phí ship hàng", người bên kia dụ dỗ và yêu cầu chị đọc địa chỉ để chuyển quà đến.
Sau khi nghe chị đọc địa chỉ, người kia yêu cầu được kết bạn qua zalo. Sau đó, đối tượng liên tục vòng vo yêu cầu chị Thủy phải nhấn vào đường link để xác nhận theo dõi tăng tương tác, đồng thời tìm kiếm quà tặng phù hợp. Thấy mình không phải là đối tác cũng không mua sắm gì ở Điện Máy Xanh mà tự dưng nhận được quà, chị Thủy đã cảnh giác hủy kết bạn và từ chối ngay những cuộc gọi tặng quà sau đó.
Về thủ đoạn này, Ngân hàng VPBank cũng đã đưa ra các khuyến cáo. Theo đó, đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của các thương hiệu lớn như Yody, Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim... gọi điện/nhắn tin tặng quà tri ân. Đối tượng yêu cầu khách hàng tham gia vào nhóm trên Zalo hoặc Telegram có Admin tự xưng là giám đốc công ty/giám đốc bán hàng/cán bộ chăm sóc khách hàng có avatar hoặc logo giả mạo các thương hiệu lớn.
Đối tượng sẽ chuyển cho khách hàng một khoản tiền nhỏ gọi là tiền trúng thưởng/khuyến mãi, sau đó tiếp tục yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào 1 số tài khoản chỉ định để làm nhiệm vụ/nâng cấp gói dịch vụ VIP/đặt cọc... để nhận thêm các ưu đãi khác lớn hơn. Đặc biệt, các tài khoản này là tài khoản công ty và có tên giống/gần giống với các công ty/doanh nghiệp lớn (Điện máy Xanh, Yody, Nguyễn Kim...) nhằm tăng sự tin tưởng của khách hàng. Sau vài lần làm nhiệm vụ và nhận được một khoản tiền từ khách hàng, các đối tượng khóa tài khoản Zalo/Telegram..., cắt đứt liên lạc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền...
Cần nêu cao tinh thần cảnh giác
Trước sự bùng nổ của lừa đảo thanh toán dịp cuối năm, các chuyên gia khuyến nghị khách hàng khi tham gia giao dịch phải nêu cao tinh thần cảnh giác. Đặc biệt là với các ngân hàng, nơi thường xuyên nhận được phản ánh và yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng vì lỡ chuyển khoản thanh toán theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo, rất nhiều nhà băng đã đưa ra các khuyến cáo trên trang web cũng như app cài trên thiết bị di động. Cụ thể, Ngân hàng ABBank khuyến cáo khách hàng cần lưu ý 2 hình thức lừa đảo dịp cận Tết Nguyên đán 2024 là chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại và giả mạo trang thông tin điện tử chính thống.
Tương tự, Ngân hàng VPBank khuyến cáo, khi nhận bất cứ cuộc gọi hoặc tin nhắn thông báo may mắn nhận được quà tri ân, trúng thưởng..., khách hàng cần nâng cao tinh thần cảnh giác, hỏi rõ về công ty và điện thoại trực tiếp cho đường dây nóng, tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp đó để liên hệ xác minh thông tin... Trường hợp nghi vấn đối tượng lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý kịp thời.
Còn với khách hàng, nếu ngay sau khi chuyển tiền phát hiện mình bị lừa, việc đầu tiên cần làm là gọi điện tới tổng đài ngân hàng để thông báo chuyển nhầm. Sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, phía ngân hàng sẽ tạm thời phong tỏa tài khoản và tiến hàng xác minh. Muốn đòi lại tiền, người bị hại cần phải tố giác ngay với cơ quan công an về hành vi lừa đảo. Số tiền bị lừa có thể được trả lại cho người bị hại trong vòng vài tuần, hoặc thậm chí là vài tháng, vài năm, cho tới khi nào cá nhân, tổ chức lừa đảo bị tìm thấy...
Trùm ma túy lĩnh án sau hơn 23 năm trốn nã Sau 23 năm trốn truy nã, Thào A Lềnh (SN 1965, trú tại bản tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) sa lưới trước sự kiên trì của các trinh sát. Trước vành móng ngựa, hắn vẫn cứng đầu phủ nhận tất cả cáo buộc của tòa. Chỉ đến khi đối chứng các tài liệu, chứng cứ, hắn mới...