Nữ phóng viên Trung Quốc quát mắng MC, tát tình nguyện viên trên đất Anh
Người phụ nữ đeo thẻ báo chí được cho là phóng viên Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc ( CCTV) đã thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp khi tham dự hội thảo về sự tự do của Hong Kong được tổ chức ở Anh.
Hôm 30/9, tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch cùng Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ của Anh đồng tổ chức một diễn đàn tập trung vào sự suy yếu của các yếu tố như tự do, luật pháp và quyền tự chủ ở Hong Kong (Trung Quốc).
Tại hội nghị có sự tham gia của các nhân vật hoạt động dân chủ đình đám của Hong Kong, nữ phóng viên đã tát vào mặt nam tình nguyện viên, đồng thời gọi người chủ chương trình là “chống Trung Quốc” và những người tham dự là “kẻ phản bội”.
Phóng viên Trung Quốc quát mắng người dẫn chương trình, tức giận khi bị đề nghị ra ngoài. Ảnh chụp màn hình
Nạn nhân là Enoch Lieu, một sinh viên Hong Kong vừa tốt nghiệp Đại học Keele, làm tình nguyện viên hỗ trợ sự kiện tổ chức tại Birmingham. Anh chia sẻ với HKFP rằng đã bị tát hai lần bởi một người phụ nữ đeo thẻ kênh CCTV. Người phụ nữ này đã la lối và không chịu rời đi khi được đề nghị.
“Tôi luôn hiểu những sự kiện về Hong Kong sẽ thu hút sự giận dữ của Trung Quốc, tuy nhiên tôi đã không hề nghĩ mình sẽ bị tấn công bởi một phóng viên CCTV ngay tại hội nghị”, Lieu nói.
Trong tuyên bố của Hong Kong Watch, biểu tượng dân chủ Martin Lee Chu-min, nhà sáng lập Đảng Dân chủ Hong Kong, học giả Benny Tai Yiu-ting, đồng sáng lập phong trào Occupy và thủ lĩnh sinh viên Nathan Law Kwun-chung đã có bài phát biểu tại hội nghị.
Ông Benedict Rogers – Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh kiêm người sáng lập Hong Kong Watch – khẳng định mang quan điểm trung lập, không ủng hộ hay phản đối Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Rogers Rogers đã đề cập đến một chính sách theo đó Hong Kong được cấp một mức độ tự chủ cao sau khi thuộc địa Anh cũ này trở về Trung Quốc vào năm 1997.
Tuy nhiên, ông lên án Bắc Kinh đã lấn quyền Hong Kong về luật pháp và tự do trong những năm gần đây. Ngay sau bài phát biểu, nữ phóng viên đứng dậy và quát ông Rogers: “Ông nói dối. Ông là kẻ chống Trung Quốc. Ông muốn chia rẽ Trung Quốc. Và ông thậm chí không phải là người Trung Quốc. Những kẻ còn lại đều phản quốc”.
Nam sinh viên Enoch Lieu bước đến đề nghị người phụ nữ ra ngoài thì bị tát thẳng vào mặt. Nữ phóng viên cuối cùng đã bị buộc rời khỏi hội thảo. Sau đó, người phụ nữ hung hăng đã bị cảnh sát West Midlands bắt giữ về tội tấn công người khác. (Xem video dưới đây. Nguồn: HKFP)
CCTV vẫn chưa đưa ra phản hồi về sự kiện này. Liên quan vấn đề trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh ngày 1/10 ra thông báo phản ứng rằng “hoàn toàn không thể chấp nhận được” cách những người tổ chức hành xử như vậy trong khi nhà báo “chỉ đơn giản nêu lên một câu hỏi và bày tỏ ý kiến”.
Theo Xuân Chi/Báo Tin tức
Thứ trưởng Nhật Bản từ chức vì cáo buộc quấy rối tình dục phóng viên
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Junichi Fukuda tuyên bố từ chức hôm 18/4 sau khi bị cáo buộc quấy rối tình dục một nữ phóng viên, điều ông bác bỏ.
Ông Junichi Fukuda trả lời báo chí về cáo buộc quấy rối tình dục nhiều nữ phóng viên hôm 18/4. Ảnh: Kyodo News.
Ông Junichi Fukuda, 58 tuổi, khẳng định rằng câu chuyện trên tạp chí sai sự thật. Ông từ chức vì cảm thấy khó khăn khi tiếp tục làm việc, theo Kyodo News.
"Trong tình hình hiện này, thật khó khăn để tôi tiếp tục nhiệm vụ của một thứ trưởng tài chính", ông Fukuda nói. "Câu chuyện về tôi trên tuần san sai sự thật và tôi sẽ kiện ra tòa".
Trả lời họp báo hôm 18/4, Fukuda khẳng định đó là sản phẩm cắt ghép. Tuy nhiên, tối hôm qua, kênh truyền hình Asahi tiết lộ một nữ phóng viên của họ bị Fukuda quấy rối tình dục đã ghi lại hành vi quấy rối này, sau đó cung cấp một phần bản ghi âm cho tạp chí Shukan Shincho.Đầu tháng này, tuần san Shukan Shincho đăng bài viết ông Fukuda đã nói những lời khơi gợi tình dục đối với các nữ phóng viên và công bố một đoạn ghi âm có những câu nói của quan chức này như: "Tôi có thể ôm cô không", "Tôi có thể chạm vào ngực cô chứ".
Hiroshi Shinozuka, quản lý điều hành bộ phận tin tức của đài truyền hình Asahi cho biết sẽ chính thức khiếu nại với Bộ Tài chính về vụ quấy rối của Fukuda. Anh cũng dẫn lời các nữ phóng viên nữ nói rằng "rất thất vọng" khi Fukuda từ chức mà không thừa nhận hành vi quấy rối.
Fukuda là quan chức cao cấp thứ hai của Bộ Tài chính từ chức trong vòng hơn một tháng. Sự ra đi của ông này tiếp tục làm suy giảm niềm tin của công chúng với Bộ Tài chính Nhật Bản vốn đang bị công kích do cáo buộc liên quan tới bê bối bán đất công giá rẻ. Người phụ trách tài sản công của Bộ này đã phải từ chức hồi đầu tháng 3. Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cho biết, một quan chức cấp cao trong bộ là Koji Yano sẽ thay vị trí của Fukuda.
Đây không phải là lần đầu một bộ được coi là quyền lực nhất ở Nhật Bản bị khủng hoảng và mất niềm tin. Năm 1990, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản và các quan chức cấp cao phải từ chức sau khi thông tin về cuộc thanh tra ở các ngân hàng bị phát giác.
Theo Huyền Lê (VNE)
Mỹ buộc 2 cơ quan truyền thông của Trung Quốc phải đăng ký là 'đại diện nước ngoài' CGTN, kênh truyền hình tiếng nước ngoài trực thuộc Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), cùng hãng tin Tân Hoa Xã vừa bị Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu phải đăng ký rõ ràng là cơ quan đại diện cho nước ngoài (foreign agent). K ênh truyền hình CGTN của Trung Quốc bị Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu đăng ký...