Nữ phóng viên mang thai vẫn dấn thân đến “những miền đất chết”
Nữ nhiếp ảnh gia Lynsey Addario đang ở Somalia chụp ảnh những đứa trẻ gầy gò trơ xương, phản ánh hiện thực đau lòng tại vùng đất đầy rẫy sự chết chóc này, khi cô cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của con trai mình trong tháng thứ 5 của thai kỳ.
Nữ nhiếp ảnh gia Lynsey Addario. (Ảnh: Getty)
“Con trai tôi đã đến với cuộc đời này từ một hình hài bé nhỏ bên trong cơ thể tôi khi tôi đặt chân đến Somalia, vùng đất đầy rẫy sự chết chóc”, phóng viên chiến trường người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer viết trong một bài báo về các nạn nhân trận hạn hán năm 2011 tại nước châu Phi này.
Nữ nhiếp ảnh gia Lynsey Addario trong một buổi tác nghiệp. (Ảnh: Getty)
Từ những năm 1990, Addario đã bắt đầu chụp ảnh về những chiến binh Taliban ở Afghanistan, chiến tranh tại Iraq, về cuộc khủng hoảng của người tị nạn Syria, và chụp hàng loạt bức ảnh cho các kênh thông tin lớn như Getty Images, New York Times, hay National Geographic.Trong hành trình của cô, sự sống và cái chết cứ luân phiên thay nhau xuất hiện.
Bức ảnh chụp các chiến binh ở Sudan đứng cạnh chiếc xe của họ đang bị kẹt trong một trận bão cát. (Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Tháng 2/2015, quyển hồi ký “It’s what I do: A photographer’s life of love and war” (Đó là những gì tôi làm: Cuộc đời của một nhiếp ảnh gia giữa tình yêu và chiến tranh) nói về hành trình của Addario và những bức ảnh ngoạn mục, ấn tượng cô chụp ở những nơi ít người dám đến đã được xuất bản.
Bức ảnh chụp những tay súng Taliban tại một bộ lạc người Pakistan gần biên giới với Afghanistan. (Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Addario chia sẻ trong cuốn hồi ký rằng cô dấn thân vào những nơi nguy hiểm nhất, khốc liệt nhất, vì chính niềm đam mê dành cho công việc của một phóng viên chiến trường và vì cái tâm của một người nghệ sỹ.
Một cô gai tre Syria 15 tuôi va em trai giưa cuộc nội chiên. (Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Video đang HOT
Qua ống kính máy ảnh, phóng viên Addario lưu lại rất nhiều khoảnh khắc ấn tượng, lột tả những nỗi đau, mất mát của con người ở các vùng chiến sự mà cô đi qua. Cô đặc biệt tập trung vào số phận của những người phu nư.
Một số bức ảnh của nữ nhiếp ảnh gia Lynsey Addario:
Phu nư miên Badakhshan, Afghanistan. (Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Các phu nư Afghanistan nhận banh mi cưu trơ tư một binh si. (Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Một người phụ nữ Iraq đi trong đống đổ nát, tìm người chồng sau vụ tấn công vào một nhà máy sản xuất khí đốt lỏng hồi năm 2004 tại Iraq. (Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Một cô dâu tre ơ tuôi 13 ơ Syria, đất nước mà hầu hết cac be gai phai lấy chông từ rât sơm do anh hương cua các vân đê xa hội cũng như cuộc nội chiên kéo dài gần đây.(Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Môt phu nư va tre em trong trai ty nan ơ châu Phi. (Ảnh: Lynsey Addario/Getty)
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Một nữ giúp việc đã trở thành nhiếp ảnh gia như thế nào?
Chỉ là một nữ giúp việc cặm cụi với công việc nội trợ và trông trẻ suốt 40 năm, bỗng một ngày, người ta phát hiện ra, người nữ giúp việc ấy lại là một nhiếp ảnh gia tài năng...
Vivian Maier khi còn sống chỉ là một nữ giúp việc vô danh, tuy nhiên với niềm đam mê nhiếp ảnh, bà đã để lại cho công chúng một kho tàng đồ sộ đáng nể những tác phẩm chụp đời sống của đô thị Mỹ nửa thế kỷ trước.
Vivian Maier có thể là một người vô danh khi còn sống, nhưng bà đi vào lịch sử với tư cách là một trong những nhiếp ảnh gia tài ba nhất, bên cạnh những bậc thầy như Robert Frank hay Henri Cartier-Bresson. Là chủ đề của Finding Vivian Maier, bộ phim tài liệu từng được đề cử giải Oscar, Maier và câu chuyện về bà đã thu hút sự chú ý của công chúng từ khi các tác phẩm ấn tượng của bà được phát hiện cách đây vài năm. Tuy không giành được giải Oscar, những người hâm bộ bà vẫn có thể yên tâm là Maier đã nhận được sự công nhận xứng đáng.
Chân dung nữ nhiếp ảnh gia Vivian Maier
Maier sinh ngày 1/2/1926 trong một gia đình có mẹ là người Pháp và bố là người Áo. Phần lớn tuổi thơ của bà gắn liền với các chuyến đi giữa Pháp và Mỹ. Năm 1956, bà tới sống tại Chicago, nơi bà làm nghề giúp việc trong suốt 40 năm. Bà thường tới các khu vực khó khăn của Chicago để thấy cuộc sống của những người khác giai cấp với bà. Khi được nghỉ, Maier thường ra các con phố cùng với chiếc máy ảnh Rolleiflex của mình. Qua nhiều năm, bà đã chụp một số lượng khổng lồ các bức ảnh cho thấy cuộc sống đô thị những năm 1950 và 1960. Các bức ảnh của bà cho thấy vẻ đẹp trong cuộc sống của những con người bình thường.
Bà tiếp tục theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh tới thập niên 1990 và tạo nên một bộ sưu tập khổng lồ các bức âm bản và ảnh chưa rửa. Những năm tháng về già, điều kiện tài chính của Maier trở nên khó khăn. Trong lúc bà sắp bị đuổi ra khỏi ngôi nhà của mình, anh em nhà Gensburg, những người bà từng trông nom, đã hỗ trợ tài chính và kiếm một ngôi nhà tốt hơn cho Maier. Tuy nhiên mọi chuyện trở nên tồi tệ vào năm 2008, khi bà gặp tai nạn ngã đập đầu vào một tảng băng ở Chicago. Dù được chẩn đoán sẽ phục hồi hoàn toàn, sức khỏe của bà ngày càng yếu đi và bà phải tới sống ở một trại dưỡng lão. Maier qua đời ngày 21/4/2009 và để lại một gia tài nhiếp ảnh khổng lồ.
Năm 2007, một trong những tủ chứa đồ của Maier đã được mang ra bán đấu giá. Cựu chuyên viên môi giới nhà đất John Maloof đã mua chiếc hộp chứa các ảnh âm bản của Maier mà không biết giá trị thực sự của chúng. Maloof bắt đầu quét các bức ảnh và tự đặt nhiệm vụ tái tạo các tác phẩm của Maier để mang chúng ra thế giới. Người đàn ông này đã cứu được 90% tác phẩm của Maier tại buổi đầu giá và thu về hơn 100.000 tấm phim âm bản. Tháng 10/2007, Maloof chia sẻ các bức ảnh trên Flickr và chúng ngay lập tức tạo nên cơn sốt trong giới đam mê nghiếp ảnh.
Sáu năm sau khi Maier qua đời, và nửa thế kỷ sau khi các bức ảnh được bà chụp, người nữ giúp việc này đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố.
Dưới đây là một số những tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng đồ sộ của Maier. Những bức ảnh đã đưa đến hình ảnh sống động về đời sống Mỹ trong một thời kỳ dài:
Phan Hạnh
Theo Dantri/ Mymodernmet
Loạt ảnh "chạm đến trái tim" về dải Gaza thời hậu chiến Một nư nhiếp ảnh gia Mỹ đã ghi lại những hình ảnh về nghị lực sống phi thường của người dân tại vùng chiến sự dải Gaza, Trung Đông. Tiếng súng đã ngưng tại dải Gaza nhưng nỗi đau mà cuộc chiến mùa hè năm ngoái mang lại sẽ còn dai dẳng mãi... Sharif al-Namlah, em bé người Palestine, mới 3 tuổi, đang...